Rửa tay trước khi ăn là một thói quen vô cùng quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc giáo dục kỹ năng sống rửa tay trước khi ăn cho trẻ đúng cách sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nếu bạn chú ý những điều được nêu trong bài viết này. Hãy cùng Monkey khám phá ngay!
Vì sao phải dạy trẻ rửa tay trước khi ăn đúng cách?
Kỹ năng sống rửa tay trước khi ăn đúng cách là một thói quen quan trọng mà chúng ta cần dạy cho trẻ càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của con mà còn mang đến vô vàn lợi ích khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, việc rửa tay đúng cách giúp giảm đến 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. Trẻ nhỏ thường tiếp xúc nhiều vật thể và vi khuẩn, vì thế mà hành động rửa tay trước khi ăn giúp con ngăn chặn việc mang vi khuẩn vào cơ thể thông qua mắt - mũi - miệng khi dụi tay hay ăn uống.
Ngoài ra, kỹ năng rửa tay cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy, một nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em. Vi khuẩn gây tiêu chảy thường lưu trên tay và khi trẻ không rửa tay sạch, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn để gây bệnh.
Hơn thế nữa, việc dạy trẻ kỹ năng rửa tay trước khi ăn không chỉ là việc bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn là để bảo vệ người thân trong gia đình khỏi những loại bệnh mang tính lây truyền, như: Vi khuẩn E. coli (gây bệnh tiêu chảy), Vi khuẩn Staphylococcus aureus (gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết),…
Các bước rửa tay bằng xà phòng đúng cách
Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách với 6 bước sau đây:
Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch. Dùng nước ấm nếu có, vì nước ấm sẽ giúp tạo bọt xà phòng tốt hơn. Lấy một lượng nhỏ xà phòng (khoảng từ 3 đến 5 ml) hoặc bánh xà phòng vào lòng bàn tay. Lưu ý rằng không cần dùng quá nhiều xà phòng.
Bước 2: Chà hai lòng bàn tay vào nhau để tạo ra bọt xà phòng. Đảm bảo bạn chà đều hai bên và cả ngón tay. Tiếp theo, chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại. Điều này đảm bảo rằng toàn bộ bề mặt của cả hai bàn tay đều được làm sạch.
Bước 3: Chà kỹ các ngón tay, bao gồm cả kẽ giữa các ngón tay. Hãy miết mạnh để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn.
Bước 4: Chà mặt ngoài của các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Cuối cùng là rửa sạch tay bằng nước sạch, đảm bảo loại bỏ hết xà phòng và bọt. Sau đó, lau khô tay bằng khăn sạch hoặc giấy thấm nước.
Việc thực hiện đúng các bước này giúp trẻ rửa tay hiệu quả, loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe của con và những người xung quanh.
Cách rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô
Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống rửa tay trước khi ăn cho trẻ thì cách rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô là nội dung mà bạn không thể bỏ qua, vì tính tiện dụng nên sản phẩm trẻ sẽ thường xuyên bắt gặp sản phẩm rửa tay này. Cụ thể:
Bước 1: Lấy một lượng nhỏ dung dịch rửa tay khô, đảm bảo nồng độ cồn trong sản phẩm là ít nhất 60%.
Bước 2: Đổ dung dịch lên lòng bàn tay.
Bước 3: Chà đều và nhẹ nhàng các bề mặt của cả hai bàn tay, bao gồm cả ngón tay, lòng bàn tay, kẽ giữa các ngón tay, và cả móng tay.
Bước 4: Tiếp tục chà trong ít nhất 30 giây, để đảm bảo thời gian sát khuẩn đủ.
Bước 5: Thoa đều cho đến khi dung dịch rửa tay khô hẳn và không còn ẩm. Không cần rửa lại bằng nước sau khi sử dụng dung dịch này.
Lưu ý: Phụ huynh cần giám sát chặt chẽ khi cho trẻ sử dụng dung dịch rửa tay khô vì trẻ thường có thói quen đưa tay lên miệng, ngoáy mũi, dụi mắt và việc tiếp xúc trực tiếp với dung dịch này có thể nguy hiểm. Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn sử dụng đáp ứng tiêu chuẩn về nồng độ cồn và mức độ an toàn cho trẻ.
Khi sử dụng đúng cách thì dung dịch rửa tay khô có thể là một sản phẩm hiệu quả để giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như bảo vệ sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong những tình huống không có sẵn nước sạch và xà phòng.
Cách giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống ở nhà một mình hiệu quả
Dạy con yêu thương anh em: Bí quyết gắn kết tình cảm gia đình
Cách dạy trẻ kỹ năng sống lịch sự khi đến nhà người khác: Đơn giản và hiệu quả
[Giải đáp] Các thắc mắc về cách rèn luyện kỹ năng sống rửa tay trước khi ăn cho trẻ
Dưới đây là phần giải đáp các thắc mắc về cách rèn luyện kỹ năng sống rửa tay trước khi ăn cho trẻ mà bạn có thể tham khảo.
Ngoài trước khi ăn, trẻ nên rửa tay khi nào?
Ngoài việc rửa tay trước khi ăn, trẻ nên rửa tay vào các thời điểm khác, như:
-
Sau khi đi vệ sinh: Để loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe cá nhân.
-
Trước và sau khi ăn
-
Sau khi vứt rác: Giúp ngăn ngừa việc tiếp xúc với chất thải có thể chứa vi khuẩn.
-
Sau khi chạm vào vật nuôi: Động vật có thể mang vi khuẩn, vì vậy trẻ nên rửa tay sau khi tiếp xúc với chúng.
-
Sau khi xịt mũi, ho hay hắt hơi: Để phòng ngừa các bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp (như: Covid-19)
-
Sau khi đến nơi công cộng
-
Trước, trong và sau khi tiếp xúc người ốm
Trẻ em nên rửa tay trong bao lâu?
Trẻ nên rửa tay ít nhất trong vòng 20-30 giây khi sử dụng xà phòng. Khi sử dụng dung dịch rửa tay khô có chứa ít nhất 60% cồn, hãy xoa dung dịch vào tay trong ít nhất 20 giây để làm sạch cả bàn tay, tiếp tục xoa đến khi tay khô và không cần rửa lại bằng nước. Điều này đảm bảo rằng quá trình rửa tay đủ lâu để loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe của trẻ.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ. |
Rửa tay có cần nước ấm không?
Không, con trẻ có thể dùng nước ở bất kỳ nhiệt độ nào để rửa tay cũng được. Nước lạnh và nước ấm đều có tác dụng diệt vi trùng và vi-rút như nhau, miễn là các con phải dùng xà phòng diệt khuẩn. Quan trọng nhất vẫn là thực hiện theo quy trình rửa tay đúng cách để đảm bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Có phải lau khô tay sau khi rửa không?
Có, lau khô tay là bước quan trọng sau khi rửa tay. Vi trùng lây lan từ da ướt dễ dàng hơn so với da khô, vì vậy lau khô tay giúp đảm bảo tay hoàn toàn sạch sẽ. Bạn nên cho bé sử dụng khăn giấy hoặc khăn vải sạch để lau khô tay. Và phải đảm bảo rằng khăn này được làm sạch định kỳ để tránh sự phát triển của vi khuẩn trên khăn.
Nên rửa tay bằng xà phòng, nước hay dung dịch rửa tay khô?
Cả xà phòng và dung dịch rửa tay khô đều tốt, miễn là bạn sử dụng chúng đúng cách. Cả hai đều có khả năng diệt vi trùng và mầm bệnh hiệu quả. Khi ở ngoài, dung dịch rửa tay khô thường thuận tiện hơn và loại có cồn có thể diệt vi-rút corona, nhưng không loại bỏ hết tất cả các loại vi khuẩn và vi-rút, ví dụ như norovirus và rotavirus. Vì thế, bạn cần chọn phương pháp rửa tay phù hợp tùy theo tình huống và đảm bảo rửa tay đúng cách để bảo vệ sức khỏe.
Một số điều phụ huynh cần chú ý khi dạy trẻ rửa tay
Khi giáo dục kỹ năng sống rửa tay trước khi ăn cho trẻ, các bậc phụ huynh phải lưu ý những điều quan trọng sau đây.
Phụ huynh cần làm gương cho trẻ
Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện thói quen rửa tay cho trẻ. Hãy làm gương cho con bằng cách thường xuyên rửa tay đúng cách và đảm bảo rằng trẻ thấy mình làm như vậy. Thông qua việc làm mẫu, trẻ sẽ học được cách rửa tay đúng và nhận thấy được tầm quan trọng của thói quen này.
Xem thêm:
- Monkey Apps - Bộ ứng dụng học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ
- Hướng dẫn cách dạy trẻ lịch sự nơi công cộng đơn giản, hiệu quả
Luôn quan sát và nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn
Ngoài ra, để tạo được thói quen rửa tay trước khi ăn cho trẻ, phụ huynh cần theo dõi khi trẻ chuẩn bị ăn thì cần nhắc nhở trẻ rửa tay. Thông qua sự quan sát và nhắc nhở thường xuyên, trẻ sẽ hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn, từ đó thực hiện hành vi này một cách tự động.
Khen ngợi khi con tự giác rửa tay trước khi ăn
Khi con tự giác rửa tay trước khi ăn, hãy khen ngợi và động viên con. Khi con nhận thấy được sự đánh giá tích cực từ phía bạn, con sẽ cảm thấy hào hứng và tự tin hơn trong việc thực hiện thói quen này. Chính vì thế, bạn cần sử dụng lời khen ngợi thường xuyên để củng cố hành vi và khuyến khích con tiếp tục duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn.
Điều cốt lõi trong việc giáo dục kỹ năng sống rửa tay trước khi ăn cho trẻ chính là biến nó trở thành một thói quen hằng ngày. Vì thế mà, các bậc phụ huynh cần kiên nhẫn để giúp trẻ xây dựng hành vi lành mạnh này từ nhỏ. Chúc bé và gia đình luôn vui khỏe!