zalo
Dạy con yêu thương anh em: Bí quyết gắn kết tình cảm gia đình
Kỹ năng sống

Dạy con yêu thương anh em: Bí quyết gắn kết tình cảm gia đình

Phương Đặng
Phương Đặng

09/09/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Không ít những gia đình thiếu hòa khí vui vẻ, luôn có những cuộc cãi vã giữa những đứa trẻ. Vậy làm thế nào để dạy con yêu thương anh em, gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình? Ba mẹ cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Dạy con yêu thương anh em quan trọng như thế nào?

Không gì quý hơn tình anh chị em trong gia đình bởi chúng là những đứa trẻ cùng lớn lên, cùng trải nghiệm mọi điều vui buồn trong cuộc sống. Và tất nhiên, cũng không thể thiếu những người anh người chị kết nối bên ngoài bởi họ có thể là người giúp đỡ con nhiều nhất khi không có ba mẹ ở cạnh. Chính vì vậy, dạy con yêu thương anh em trong và ngoài gia đình là điều cần thiết.

Vì sao cần dạy trẻ yêu thương anh chị em? (Ảnh: Internet)

Về tình cảm anh chị em trong gia đình 

Là anh chị ruột thịt, họ là những người gần gũi và đáng tin cậy với trẻ không khác gì ba mẹ. Việc giáo dục bé biết yêu thương và quan tâm đến anh chị góp phần gắn kết tình cảm anh chị em trong nhà để mái ấm luôn có hòa khí vui vẻ. 

Đôi khi, anh chị lại là người hiểu em hơn cả bố mẹ, vì vậy chúng có thể thấu hiểu và cảm thông cho nhau một cách dễ dàng dù rằng vẫn có cãi vã. Bên cạnh đó, anh chị còn có thể giúp đỡ em mình thực hiện những điều mà ba mẹ không thể làm cùng vì bận rộn với công việc. 

Hơn thế nữa, khi tình cảm anh chị em được gắn bó, các con sẽ tự học tập và noi gương lẫn nhau để trở thành người có nhân cách tốt, có kỹ năng sống tốt và là người có ích cho xã hội.

Về tình cảm anh chị em trong xã hội 

Yêu thương anh chị em ngoài gia đình giúp con xây dựng mối quan hệ tốt. (Ảnh: Internet)

Không chỉ trong gia đình, khi tham gia những môi trường như câu lạc bộ, lớp học, khu vui chơi, v.v… con sẽ gặp gỡ và làm quen với nhiều anh chị khác ngoài gia đình. Do đó, cha mẹ cũng cần chú tâm giáo dục trẻ về cách ứng xử với những anh chị đặc biệt này để con có thể duy trì mối quan hệ dài lâu và có thêm người để chia sẻ, hiểu và cảm thông với mình.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến tình cảm anh chị trong gia đình & ngoài xã hội?

Tình cảm là một yếu tố tâm lý bởi vậy sự gắn bó, yêu thương chị em trong gia đình hay ngoài xã hội đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau đây:

Tính cách cá nhân

Mỗi đứa trẻ trong gia đình có thể có cá tính khác nhau dù được sinh ra cùng một ba mẹ. Thông thường, các bé lớn có tính cách hướng nội, ngại tiếp xúc với người lạ nhưng các bé sinh sau lại hướng ngoại, thích ra ngoài khám phá và kết bạn. 

Tính cách của con ảnh hưởng đến tình cảm anh chị em trong gia đình. (Ảnh: Internet)

Chênh lệch tuổi tác

Đa số chúng ta đều cho rằng các bé chênh lệch khoảng 1 - 2 tuổi dễ gắn kết, hiểu nhau hơn vì khoảng cách về độ tuổi không nhiều, còn nếu cách nhau quá xa đến 7 - 8 tuổi thì rất khó gần gũi. 

Thực tế, khoảng cách độ tuổi từ 3 - 5 được cho là tốt nhất để các bé dễ gần, dễ cảm thông. Tất nhiên vẫn sẽ có trường hợp ngoại lệ phụ thuộc vào các yếu tố khác như cá tính, cách hành xử của cha mẹ.

Hành vi của cha mẹ

Sự thiên vị có thể xảy ra trong bất cứ gia đình nào, thường thì những bé lớn sẽ chịu thiệt thòi hơn vì quan niệm phải nhường nhịn em nhỏ. Điều này vô tình làm tình anh chị em sứt mẻ, gây nên những ganh tị giữa các bé và có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng khi trưởng thành. 

Ba mẹ thiên vị khiến các con xa cách. (Ảnh: Internet)

Sự khác biệt văn hóa mỗi gia đình hoặc vùng miền

Tại mỗi quốc gia, với nền văn hóa khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến tình cảm anh chị em. Giả dụ, ở Trung Quốc, bạn rất dễ gặp tình trạng trọng nam khinh nữ thì con gái lớn/ nhỏ thường không được yêu thương như con trai lớn/ nhỏ trong gia đình. Ở Ấn Độ, tình cảm anh chị em lại dễ gắn bó vì học có các lễ hội để kỷ niệm mối quan hệ giữa anh trai và em gái như Bhai Duj hoặc Raksha Bandhan.

Nên dạy trẻ yêu thương anh em như thế nào?

Một nhà có 2, 3 đứa trẻ thì những cuộc nô đùa, cãi vã, đứa này khóc, đứa kia mách mẹ là điều hiển nhiên nhưng hãy để những điều đó trở thành sợi dây gắn kết giúp chúng hiểu nhau hơn với những bí quyết dưới đây:

Ba mẹ dạy con yêu thương anh em như thế nào? (Ảnh: Internet)

Tận tình giải thích nếu con chuẩn bị có em

Trước khi sinh, ba mẹ hãy nói với con về sự xuất hiện của em bé một cách chân thành, thẳng thắn. Bạn cần đề cập đến những thay đổi khi em của con chào đời bao gồm cả những điều tích cực và tiêu cực để con dễ tiếp nhận. Cùng với đó, bạn nên động viên con thật nhiều thay vì răng đe con phải thế này, thế kia khi có em khiến chúng lo sợ.

Giải quyết tranh cãi giữa những đứa trẻ một cách khéo léo 

Không gia đình nào thoát khỏi cuộc cãi vã của những đứa trẻ nhưng đó có thể là điểm xuất phát để tình cảm anh chị em tốt lên. Vậy bạn sẽ làm thế nào?

Thay vì trách mắng 1 trong 2, hãy khéo léo yêu cầu cả 2 bạn nhỏ phải xin lỗi nhau, sau đó giải thích cho từng bé hiểu và giúp chúng bắt tay giảng hòa. Bằng cách này, các con sẽ tự nhận thức việc cãi nhau sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho chúng và tốt nhất là nên hòa thuận để được ba mẹ khen thưởng.

Cẩn trọng hành vi lời nói chia rẽ các con trong gia đình

Tương tự cách hòa giải những trận cãi vã, người lớn cần cẩn trọng với lời nói vì nó rất dễ trở thành sự thiên vị. Và hậu quả của thiên vị chính là sự ganh tị, ganh ghét lẫn nhau khiến những đứa trẻ không muốn cùng chơi, cùng học hay làm bất cứ điều gì. 

Một vài ví dụ thực tế ba mẹ có thể đã gặp như:

  • Khi ăn, mẹ nói: "Tin ăn ngoan không, chả khóc gì, Chị Na ăn hư quá"

  • Khi ngủ, mẹ nói: “Ngủ đi con, lăn lộn hoài để em ngủ nữa chứ"

  • Khi chơi, người lớn nói: “Để cho em chơi” dù đã đến lượt chơi của bạn lớn.

Đây có thể là tình huống rất quen nên nếu ba mẹ đang mắc phải hãy thay đổi ngay nhé!

Dạy các con cách hợp tác cùng nhau trong mọi hoạt động

TS. Feinberg, ĐH Bang Penn, Mỹ từng nói rằng: cách làm giảm các xung đột xảy ra giữa những con hổ nhỏ là hãy dạy chúng hợp tác cùng nhau trong vui chơi, giải quyết vấn đề. Bởi khi cùng thực hiện một hoạt động với mục tiêu chung, những đứa trẻ sẽ tự biết đoàn kết để đạt được kết quả tốt nhất. 

Dạy các con cách hợp tác cùng nhau trong mọi hoạt động. (Ảnh: Internet)

Giải thích cho con cách xử trí & bỏ qua mâu thuẫn

Bằng cách khuyến khích những đứa trẻ nói ra sự ghen tị trong lòng, dẫn đến mâu thuẫn với anh chị em của con, ba mẹ sẽ hiểu được vấn đề ở đâu để giúp các con hòa giải. Bạn cần giúp các con giải tỏa những bức xúc tiêu cực, giải thích những hành động con vì sao không phù hợp và cần làm gì để thay đó. Việc làm này có thể không dễ nhưng khi bạn tháo gỡ được nút thắt trong lòng con thì đây lại là điểm khởi đầu để tình anh chị em được gắn kết.

Lời khuyên giúp ba mẹ dạy con yêu thương anh em gắn kết tình cảm tốt nhất

Mối quan hệ giữa anh chị em đều có sự pha trộn của Yêu và Ghét. Với vai trò là ba mẹ, bạn cần giúp con hiểu tầm quan trọng của việc hòa thuận, biết yêu thương lẫn nhau của cả bé lớn và bé nhỏ. Một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn giáo dục con về tình yêu thương nhẹ nhàng hơn:

Lời khuyên giúp ba mẹ dạy con yêu thương anh em gắn kết tình cảm tốt nhất. (Ảnh: Internet)

Luôn là tấm gương cho trẻ

Đồng hành cùng bé từ khi chào đời, ba mẹ là người gần gũi nhất với trẻ và cũng là hình mẫu con học tập từ nhỏ. Vì vậy, để trẻ biết yêu thương anh chị của mình, bạn cần thể hiện sự tôn trọng, biết quan tâm và chia sẻ với cô dì, chú bác của chúng. 

Ba mẹ chỉ cần thường xuyên thực hiện những hành động nhỏ như: Gọi điện hỏi thăm, cùng ra ngoài trong dịp đặc biệt, cùng đi mua sắm, v.v… và luôn cố gắng giúp đỡ khi anh chị mình gặp khó khăn. Trường hợp bạn và anh chị kém hòa thuận, hãy tìm cách trò chuyện nhiều hơn để con hiểu được cách hàn gắn mối quan hệ khi có dấu hiệu tan vỡ.

Tuyệt đối không khuyến khích ganh đua

Khuyến khích các con thi đua trong học tập có thể là việc làm đúng nhưng nếu khuyến khích những hành động ganh đua trong việc tranh giành đồ chơi, đồ ăn,... lại rất dễ khiến chúng sứt mẻ tình cảm. Do đó, bạn cần tránh tuyệt đối điều này và hãy căn dặn cả ông bà cùng những người thân trong họ hàng để trẻ không hình thành tính cách xấu.

Càng không được thiên vị vì lớn nhỏ

Tình trạng bênh bạn nhỏ, trách mắng bạn lớn thường xuyên xảy ra khiến các con dễ xảy ra xung đột. Ba mẹ cần tránh tuyệt đối điều này trong cả hành động và lời nói của mình để các con luôn có niềm tin vào mình và hiểu được tình thương của ba mẹ dành cho chúng.

Dạy con bằng nhiều phương pháp kết hợp 

Tương tự việc dạy trẻ nhiều kỹ năng sống khác, bạn cần kết hợp nhiều phương pháp để trẻ tiếp thu dễ dàng. Đối với các bé, việc học qua những câu chuyện, bài thơ, bài hát là phương pháp phù hợp nhất để tạo sự hứng thú cũng đồng thời giúp con tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng hơn. 

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tham khảo thêm danh sách truyện trong VMonkey - Chương trình học tiếng Việt cho bé tiền tiểu học & Tiểu học. Chương trình được thiết kế sử dụng trên điện thoại, máy tính bảng khá tiện lợi. Ngoài học các kỹ năng qua truyện, bạn hoàn toàn có thể dạy bé đọc chữ, đánh vần và học nhiều mẫu câu trong cấp Tiểu học. 

Truyện dạy kỹ năng sống trên VMonkey. (Ảnh: Monkey)

Cùng các nhóm kỹ năng sống khác, việc dạy con yêu thương anh em đóng vai trò quan trọng để trẻ hình thành nhân cách tốt, biết quan tâm & yêu mến người xung quanh. Ba mẹ hãy cập nhật thật nhiều bài học kỹ năng tại Blog Kỹ năng sống và hướng dẫn con rèn luyện để bé trở thành người tốt, người có ích cho xã hội trong tương lai nhé!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!