Dạy trẻ lòng biết ơn là một kỹ năng sống quan trọng mà ba mẹ nên tìm hiểu để dạy, hướng dẫn cho con cái. Đây là điều kiện để giúp con trưởng thành tốt hơn, cũng như trở thành công dân tốt sau này. Vậy nên, trong nội dung sau đây Monkey sẽ gợi ý một số cách dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, thể hiện lòng biết ơn đúng lúc mà ba mẹ có thể tham khảo thêm.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tại sao cần phải dạy trẻ lòng biết ơn?
Người xưa có câu “tiên học lễ, hậu học văn” ý muốn nói tới việc đầu tiên cần học chính là lễ nghĩa, đạo đức. Và lòng biết hơn chính là yếu tố quyết định tới nhân cách của một người. Vậy nên, hơn cả trí tuệ, việc dạy con có lòng biết ơn từ khi còn nhỏ chính là nền tảng để giúp bé trở thành người tốt trong tương lai, từ đó giúp con thêm hạnh phúc và yêu đời.
Ngoài ra, với một đưa trẻ thấu hiểu được lòng biết ơn sẽ giúp lan tỏa tình cảm với mọi người, biết giúp đỡ những người khó khăn, thiếu may mắn để qua đó có sự thư thái trong tâm hồn.
Chưa kể, khi dạy bé hiểu về lòng biết ơn sẽ giúp con biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình với mọi người xung quanh, từ người thân trong gia đình, bạn bè, làng xóm và những người khác. Để qua đó hạn chế những tổn thương cho bản thân và người khác từ lời nói, hành động và sự ích kỷ của mình.
Đồng thời, lòng biết ơn cũng là yếu tố giúp bé luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực. Một trong những nền tảng để con phát triển trong tương lai, bước đi mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn.
Vậy nên, một trong những kỹ năng sống quan trọng mà ba mẹ nên rèn luyện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ chính là lòng biết ơn.
10 cách dạy trẻ lòng biết ơn ngay từ khi còn nhỏ
Để giúp bé hiểu được thế nào là lòng biết ơn, cũng như áp dụng trong đời sống của mình thì ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây.
Ba mẹ cần phải làm gương cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ thường sẽ nhìn vào ba mẹ để quan sát, bắt chước và học tập. Vậy nên, để dạy con lòng biết ơn thì chính ba mẹ phải hiểu rõ yếu tố này và thực hành thường xuyên. Cách đơn giản nhất chính là việc bạn luôn nói lời cảm ơn với nhau, với con cái, với người thân và những người xung quanh mình thường xuyên nhất có thể.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên đề cập tới chủ đề lòng biết ơn với con, chẳng hạn như khi đi dạo ngoài công viên, ba mẹ có thể nói với bé rằng hãy cảm ơn vì thiên nhiên đã ban tặng cho ta bầu không khí trong lành để hít thở, cảm ơn vì những cô lao công đã quét rác mỗi ngày để chúng ta có không gian xanh sạch đẹp như thế này… Chính điều này sẽ dần hình thành thói quen biết nói lời cảm ơn với cả những điều đơn giản, đời thường nhất.
Khuyến khích con luôn giúp đỡ việc nhà
Bằng cách luôn khuyến khích bé hỗ trợ, giúp đỡ công việc nhà đơn giản như quét nhà, rửa bát, nhặt rau, tưới cây… cũng là cách để tạo môi trường giúp trẻ học về lòng biết ơn. Để qua đó bé có thể hiểu được công sức mà ba mẹ đã bỏ ra để chăm sóc mình, biết ơn vì những gì mà mình có được như hôm nay để con biết nỗ lực hơn thay vì coi việc nhà là điều hiển nhiên ba mẹ phải làm.
Dạy trẻ lòng biết ơn thông qua việc giúp đỡ người khác
Để dạy bé hiểu rõ hơn về lòng biết ơn, ba mẹ nên khích lệ, khuyến khích con hãy giúp đỡ mọi người xung quanh, nhất là những người khó khăn hơn mình. Chẳng hạn như tích trữ những đồ dùng không dùng đến như quần áo, sách vở, đồ chơi,… để dành tặng cho những trẻ em kém may mắn hơn mình.
Ngoài ra, nếu có điều kiện hãy cho trẻ tham gia các chuyến thiện nguyện cùng ba mẹ, nhà trường hay tổ chức để con được tự tay trao đi những món quà ý nghĩa, cũng như nhìn thấy thực tế về lòng biết ơn giữa người với người.
Đưa ra ví dụ, dẫn chứng về lòng biết ơn để bé dễ hiểu
Thay vì chỉ nói con cần phải có lòng biết ơn mọi người, ba mẹ có thể đưa ra những dẫn chứng, ví dụ cụ thể về trường hợp thực tế để bé học và bồi dưỡng được đức tính này.
Chẳng hạn như “Hôm nay nhà mình được bác hàng xóm cho 10 quả cam, nên nhà mình phải cảm ơn bác đấy thật nhiều con nhé”… hoặc ba mẹ có thể cho con xem những video về những chuyến từ thiện, các hình ảnh trẻ em biết giúp đỡ và cảm ơn người khác…
Luôn dạy con biết nói lời “cảm ơn” và "xin lỗi" đúng lúc
Một trong những điều thể hiện rõ lòng biết ơn nhất chính là dạy trẻ nói lời cảm ơn và xin lỗi. Vậy nên, ba mẹ nên dạy bé biết cách nói lời cảm ơn “mọi lúc mọi nơi” từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Chẳng hạn khi được ba mẹ cho một cái gì đó cũng nên bảo con nói lời cảm ơn, khi đi mua hàng ngoài siêu thị cũng cảm ơn cô nhân viên,… Tuy là một lời nói nhưng sẽ hình thành được thói quen cho trẻ từ nhỏ cho đến khi trưởng thành rất là tốt.
Luôn biết nói “không” trước những đòi hỏi của bé
Hầu hết trẻ nhỏ thường hay nhõng nhẽo, đòi hỏi ba mẹ đồ chơi, kẹo bánh, quần áo… và đa phần phụ huynh đều có xu hướng đáp lại những nhu cầu này của con. Tuy nhiên, chính hành động này sẽ dễ gây ảnh hưởng tới việc nuôi dạy trẻ lòng biết ơn.
Thay vào đó, ba mẹ nên nói không nhiều lần với bé, sẽ giúp những lần nói “có” trở nên ngọt ngào hơn. Chính điều này sẽ giúp dạy bé biết cách kiên nhẫn chờ đợi thứ mình muốn, trân trọng và biết ơn những điều đó.
Việc dạy trẻ lòng biết ơn cần có sự kiên nhẫn
Ba mẹ cần hiểu rõ rằng, trẻ em sẽ mất một khoảng thời gian để thấm nhuần thói quen nói lời cảm ơn, lòng biết ơn. Lúc này đòi hỏi ba mẹ cần phải bình tĩnh, dành nhiều thời gian và tạo cơ hội để bé được hình thành thói quen này với những thứ mình nhận được.
Chia sẻ, tâm sự cùng trẻ về những vất vả của ba mẹ
Nhiều ba mẹ thương con nên không muốn kể những vất vả mà mình đã trải qua. Đây là một điều khá sai lầm, vì khi con bạn thấy ba mẹ làm việc dễ dàng, luôn đáp ứng mọi điều mình mong muốn thì con thường xem đó là điều hiển nhiên.
Vậy nên, ba mẹ có thể thường xuyên tâm sự cùng con về những vất vả (lưu ý, tâm sự khác với than vãn), chẳng hạn như để mua sữa cho con ba đã phải làm việc ở công trường suốt 8 tiếng đồng hồ, mẹ phải bán hàng… Một khi hiểu được sự vất vả của ba mẹ con sẽ biết trân trọng, yêu thương ba mẹ nhiều hơn.
Luôn biết cảm ơn về những người đã phục vụ con
Trong cách dạy trẻ lòng biết ơn, không chỉ đối với người thân trong gia đình, ba mẹ cần cho bé biết mình cũng phải cảm ơn những người đã phục vụ, mang tới giá trị cho mình ngoài xã hội. Chẳng hạn như cảm ơn cô lao công đã quét rác cho môi trường xanh sạch đẹp, cảm ơn chị bán hàng đã bán những đồ dùng cần thiết, cảm ơn bác bảo vệ đã canh xe cho mình….
Luôn duy trì thói quen biết ơn mỗi ngày
Để trẻ có thể duy trì thói quen biết cảm ơn mỗi ngày, ba mẹ có thể dạy bé ghi lại những điều mình cảm thấy biết ơn trong ngày vào một cuốn sổ nhỏ hoặc kể lại cho ba mẹ nghe. Chính điều này sẽ giúp trẻ học, thấu cảm được lòng biết ơn để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.
Một số lưu ý khi dạy trẻ lòng biết ơn
Dạy bé lòng biết ơn là một nền tảng hình thành nhân cách và giá trị sống cho bé trong tương lai. Vậy nên, để giúp rèn luyện kỹ năng sống này cho con, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Giải thích rõ ý nghĩa của lòng biết ơn: Ba mẹ cần phải giải thích rõ những điều tích cực mà con nhận được khi có lòng biết ơn để trẻ cảm nhận được điều này tốt cho mình và mọi người.
-
Nhắc nhở thường xuyên: Luôn nhắc nhở trẻ phải biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ hay quà tặng từ người khác.
-
Thể hiện lòng biết ơn chân thành: Thay vì ép buộc trẻ phải cảm ơn ai đó, hãy khuyên con cần phải thể hiện lòng biết ơn thành thật, chân thành thông qua cử chỉ như cười, ôm hay viết thư cảm ơn…
-
Tạo điều kiện để con tham gia trải nghiệm: Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện để con nhận thấy được giá trị từ việc giúp đỡ người khác và học cách biết ơn.
-
Không ép buộc trẻ: Dạy bé về lòng biết ơn không nên là việc ép buộc, hãy tạo môi trường tự nhiên để bé hình thành thói quen và phát triển lòng biết ơn của mình.
-
Luôn có sự khen ngợi cho trẻ: Khi thấy bé luôn thể hiện lòng biết ơn với mọi người, đừng quên khích lệ, khen ngợi con trước hành vi tích cực này nhé.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non - Hành trang tốt nhất cho con vào đời!
Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ cha mẹ cần lưu ý
Cách dạy con của người Nhật [Tổng quan A-Z]
Kết luận
Dạy trẻ lòng biết ơn là một trong những điều thiết yếu mà phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Biết rằng, việc này sẽ không đơn giản, nó là một quá trình cần sự kiên nhẫn, lặp lại hàng ngày nên ba mẹ đừng bỏ qua để xây dựng nhân cách cho con tốt đẹp hơn trong tương lai nhé.