Trẻ sơ sinh có thể bị cảm cúm do nhiễm vi rút cúm A, B hoặc lây từ những người có tiếp xúc với trẻ. Rất nhiều cha mẹ lo lắng đặt câu hỏi “trẻ sơ sinh bị cảm cúm nên cho uống gì” để làm giảm các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các lời khuyên của bác sĩ về việc sử dụng thuốc cũng như quá trình chăm sóc bệnh cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có biểu hiện gì
Rất khó để cha mẹ có thể phát hiện sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị mắc cảm cúm bởi trẻ chưa thể mô tả lại cảm nhận của bản thân khi mắc bệnh. Một số biểu hiện cho thấy trẻ đang bị ốm như quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú, ngủ li bì,...Một số biểu hiện khác cho thấy trẻ sơ sinh đang bị mắc cảm cúm như:
-
Trẻ sốt liên tục, sốt cao hơn 39 độ C mà không rõ nguyên nhân
-
Trẻ có các biểu hiện như rùng mình, hay run người, lạnh người
-
Xuất hiện các cơn ho
-
Trẻ bị khó thở do bị chảy nước mũi, ngạt mũi
-
Trẻ bị đỏ mặt, hay đưa tay xoa tai
-
Ho sốt kéo dài nhiều ngày
-
Trẻ quấy khóc ngay cả khi được ôm ấp, bế
-
Mắt đỏ, bị chảy nước mắt
-
Một số trẻ có biểu hiện nôn trớ hay tiêu chảy.
Một số biểu hiện tăng nặng khác của trẻ cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh cho trẻ bị mắc các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm kết mạc,...
-
Khó thở, thở dốc
-
Da xanh, tím tái
-
Mất nước nghiêm trọng biểu hiện là tiểu ít, són tiểu, nước tiểu có màu vàng sẫm
-
Ói liên tục
-
Hôn mê
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm nên uống thuốc gì?
Vậy trẻ sơ sinh bị cảm cúm cần làm gì? Chăm sóc trẻ như thế nào để giảm các triệu chứng cúm? Trẻ sơ sinh bị cảm cúm nên uống thuốc gì? Rất nhiều cha mẹ đặt ra các câu hỏi này đặc biệt với những người lần đầu làm cha mẹ. Theo chuyên gia, đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh hay dùng thuốc kháng sinh bởi bé dễ bị ngộ độc thuốc.
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất cha mẹ hãy cho trẻ đi khám bác sĩ để được kê đơn chuẩn xác nhất. Trong quá trình thăm khám và điều trị, tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bị bệnh của trẻ mà các bác sĩ sẽ đưa ra liều thuốc phù hợp với trẻ.
Khi cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc cảm cúm cần tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ và giúp con sớm khỏi bệnh.
Cần chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm như thế nào?
Do trẻ sơ sinh là đối tượng cần hạn chế sử dụng thuốc nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm do cảm cúm ở trẻ nhỏ. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm một cách cẩn thận sẽ giúp con nhanh khỏi và giảm bớt được những triệu chứng khó chịu cho con.
-
Để con được nghỉ ngơi nhiều hơn để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe, kháng thể sẽ sản sinh trong quá trình con ngủ nên cha mẹ có thể để con ngủ nhiều hơn. Kê cao đầu cho trẻ bằng cách lót thêm khăn dưới đầu để con dễ thở và dễ ngủ hơn.
-
Giữ ẩm không khí trong phòng để con dễ thở hơn bằng cách sử dụng máy tạo hơi ẩm. Tuy nhiên cần lau chùi thường xuyên để tránh vi khuẩn và kiểm tra độ ẩm để tránh việc độ ẩm quá cao khiến vi khuẩn phát triển nhiều hơn
-
Có thể cho trẻ tắm nước ấm hoặc tắm bằng nước lá để có thể giúp bé hạ sốt, làm sạch cơ thể
-
Cho bé bú đầy đủ bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất vô cùng thiết yếu giúp trẻ khỏe mạnh, đồng thời chứa nguồn kháng thể tự nhiên vô cùng tốt cho trẻ.
-
Loại bỏ dịch nhầy tại mắt, mũi, miệng cho trẻ bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để làm loãng chúng và lấy sạch giúp trẻ. Trẻ sơ sinh chưa thể tự xì mũi nên cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi y tế để hút dịch nhờn giúp trẻ để trẻ dễ thở hơn.
-
Có thể bổ sung vitamin D cho trẻ để làm giảm triệu chứng của cảm cúm bằng cách cho trẻ tắm nắng đúng cách.
-
Có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt lưu ý tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ nhỏ để phòng ngừa trẻ bị mắc triệu chứng Reye ở trẻ em.
-
Rửa tay sạch sẽ trong quá trình chăm sóc trẻ để đảm bảo trẻ không bị nhiễm khuẩn
-
Mặc quần áo thoải mái cho trẻ, nên mặc theo từng lớp để có thể dễ dàng thay cho trẻ khi nóng lạnh thất thường.
-
Đảm bảo những người tiếp xúc với trẻ đều được tiêm vắc xin đầy đủ để tránh trường hợp trẻ bị phơi nhiễm.
Trường hợp nào cần mang trẻ đi bệnh viện
Trong một số trường hợp trẻ bị nhẹ cha mẹ có thể chủ động chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên bé sơ sinh là đối tượng cần quan tâm đặc biệt nên cha mẹ nên chủ động đưa bé đến bệnh viện để có thể được chữa trị kịp thời tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức đối với các trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng như sau:
-
Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 2 tháng tuổi bị sốt
-
Trẻ sốt từ 39°C trở lên
-
Môi xanh, da tím tái
-
Trẻ bị khó thở, thở một cách nặng nhọc, khò khè, thở gấp, co kéo lồng ngực
-
Trẻ bỏ bú, có dấu hiệu mất nước (ít đi tiểu, nước tiểu ít)
-
Trẻ hay khóc, khóc yếu
-
Trẻ hay đưa tay lên xoa tai
-
Trẻ có biểu hiện ho, sốt kéo dài hơn ba tuần
Qua bài viết trên Monkey đã giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị cảm cúm nên uống thuốc gì?”. Hy vọng những kiến thức bên trên sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là những cha mẹ lần đầu nuôi con. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của Monkey để đón nhận nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.
What to expect from a baby's first cold- Ngày truy cập: 15/8/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321114
INFLUENZA (FLU) AND YOUR BABY- Ngày truy cập: 15/8/2022
https://www.marchofdimes.org/complications/influenza-and-your-baby.aspx