Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ đúng cách là điều quan trọng mà bố mẹ nên quan tâm hàng đầu. Bởi đây chính là yếu tố tác động trực tiếp tới khả năng phát triển của trẻ trong học tập, cuộc sống và sự thành công của bé sau này. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây Monkey sẽ giải thích rõ hơn tại sao phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non và bí quyết giúp phát triển kỹ năng này cho bé hiệu quả.
Tại sao phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non?
Khi được rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ em, sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của trẻ. Khi có được kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ sẽ nhận được những lợi ích như sau:
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp bé xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp giúp trẻ phát triển tốt khả năng thuyết phục trôi chảy, biểu đạt được tốt ý nghĩ của bản thân với thầy cô, bố mẹ
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp bé biết được sự biết ơn khi nhận được giúp đỡ trong đời sống
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp bé biết cảm ơn và xin lỗi trong những tình huống nhất định
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp trẻ không nói leo hay cướp lời người khác khi họ đang nói
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp trẻ bình tĩnh không nói lớn tiếng khi đuối lý
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp các bé không cố gắng nói những điều mà bản thân không biết hay nói những thứ không đúng sự thật
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp các bé tự tin trong mọi môi trường, không rụt rè khi gặp người lạ
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp các bé khéo léo hơn trong ăn nói
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp bé hình thành thói quen suy nghĩ trước khi bắt đầu nói.
- Khi kỹ năng giao tiếp của bé tốt sẽ hỗ trợ phát triển tư duy năng lực, hỗ trợ việc học tập và công việc sau này tốt hơn.
Độ tuổi giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ phù hợp
Kể từ khi bé sinh ra con đã có cách thức giao tiếp cho riêng mình như khóc, ánh mắt, nét mặt, cử động tay chân, cười,… Nhưng cấp độ giao tiếp của con sẽ phát triển theo từng độ tuổi, nhất là khi con lên 3 đã biết sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ, nhu cầu của mình. Đây chính là lúc mà bố mẹ nên bắt đầu dạy con biết cách giao tiếp, ứng xử để hình thành thói quen vận dụng ngôn ngữ của mình hiệu quả từ việc thể hiện cảm xúc bản thân một cách nhã nhặn, lịch sự và kết nối với mọi người xung quanh lịch thiệp hơn.
Giúp trẻ học giỏi ngoại ngữ tiếng Anh trước tuổi lên 10 cùng Monkey Stories
Top 5 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Top 4 bộ sách kỹ năng giao tiếp cho bé hay nhất
Các kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non mà bố mẹ nên dạy cho con?
Ở độ tuổi của các bé có rất nhiều kỹ năng giao tiếp mà cha mẹ, nhà trường có thể dạy cho con để các con phát triển và rèn luyện. Vậy đâu là những kỹ năng giao tiếp nên dạy cho bé đầu tiên?
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với người lớn
Các bé sẽ thường xuyên phải giao tiếp với người lớn như ông bà, bố mẹ, anh/chị, thầy cô,... Chính vì vậy cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với người lớn.
Cha mẹ chính là tấm gương sáng cho con, vì vậy hãy khéo léo giao tiếp với ông bà để trẻ học theo. Những câu giao tiếp đơn giản với người lớn mà trẻ cần biết như các câu chào hỏi, hỏi thăm sức khỏe, và dạ, thưa khi nói chuyển. Không chỉ ở lời nói, cha mẹ hãy dạy bé cách cúi chào, chắp tay khi gặp gặp hoặc chào người lớn.
Ví dụ khi trẻ gặp ông bà: Hãy khoanh tay phía trước, cúi đầu lễ phép và chào “Cháu chào ông ạ” và mỉm cười khi nói xong câu chào. Hoặc khi bé gặp lại bà sau nhiều ngày xa cách, hãy niềm nở, mỉm cười, cúi đầu chào hỏi sau đó hãy hỏi thăm sức khỏe của bà như “Bà dạo nay có khoẻ không ạ, cháu nhớ bà rất nhiều”,...
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với bạn bè cùng lứa
Kỹ năng giao tiếp với bạn bè của các bé thực sự quan trọng bởi thời gian bé học tập, giao lưu cùng bạn bè trên lớp chiếm ⅓ thời gian trong ngày. Hãy dạy bé cách giao tiếp và hành xử với bạn bè như luôn chào hỏi, hỏi thăm sức khỏe kể cả những người bạn mới. Biết cảm ơn và xin lỗi khi nhận được sự giúp đỡ của bạn bè hoặc khi làm sai. Bé cần được dạy sự nhường nhịn, sẻ chia, hòa đồng và thân thiện với bạn bè.
Đặc biệt, các trẻ khi đi học đôi khi thường gặp những tình huống gây tranh chấp, mâu thuẫn, cha mẹ cần dạy bé cách hành xử khi gặp những tình huống như vậy,.. Ngoài ra, hãy biết cách tôn trọng bạn bè, trung thực không lừa dối và hãy đối xử chân thành bằng cả trái tim với những người bạn của mình.
Kỹ năng giao tiếp với người lạ mặt
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp và ứng xử với người lạ rất cần thiết cho trẻ bởi cha mẹ không thể ở cạnh bé 24/24. Để đảm bảo an toàn cho con hãy dạy cho con những điều dưới đây:
-
Hãy dạy trẻ cách nhận biết và phân biệt người lạ mặt
-
Dạy trẻ biết cách giữ khoảng cách nhất định với người lạ mặt một cách tế nhị và khéo léo
-
Dạy trẻ những quy tắc đối phó với người lạ mặt khi nhận được những lời dụ dỗ
-
Hãy dạy trẻ những điều cần nói và không nên nói khi trẻ gặp phải người lạ mặt. Hãy nói không với mọi lời dụ dỗ chẳng hạn cho kẹo, cho tiền, dẫn đi gặp bố mẹ, dẫn đi chơi,... Bé không tiết lộ những thông tin liên quan đến gia đình, lớp học, địa chỉ nhà,...
Kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt
Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non bằng ánh mắt là kỹ năng quan trọng, góp phần đem đến sự thành công trong giao tiếp. Việc giao tiếp bằng ánh mắt sẽ biểu đạt được nhiều hơn cảm xúc của câu nói mà trẻ muốn nói, từ đó giúp lời nói trở nên thuyết phục.
Chính vì vậy, cha mẹ hãy rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua ánh mắt. Những bước đầu dạy trẻ giao tiếp bằng ánh mắt có thể khá khó khăn, nhưng cha mẹ hãy kiên trì bé sẽ hình thành được thói quen này.
Dạy trẻ học cách tôn trọng mọi người
Những kỹ năng tốt trong giao tiếp chính là tôn trọng người khác, cha mẹ cần làm gương để các con có thể noi theo. Dạy trẻ cách tôn trọng người khác bằng cách dạy trẻ ăn nói lịch sự, lễ phép như dạ, thưa với người lớn, ăn nói nhỏ nhẹ, có chủ ngữ, vị ngữ. Dạy con biết xin lỗi khi làm sai, biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.
Ngoài ra, hãy dạy trẻ luôn giữ bình tĩnh, không nổi giận hay cáu gắt trong mọi tình huống dù mình có đúng hay sai. Cũng như, hãy dạy trẻ biết lắng nghe người khác, không cắt ngang khi đối phương đang nói. Hãy tôn trọng ý kiến của mọi người, không nói xấu, không mách lẻo bạn bè,... Đặc biệt, đừng sử dụng đòn roi mà hãy dùng lời nói để thuyết phục trẻ, và hãy khen ngợi khi trẻ biết tôn trọng người khác.
Hãy dạy con kỹ năng biết xin lỗi và cảm ơn chân thành
Trong cuộc sống của trẻ từ nhỏ đến khi lớn sẽ luôn phải dùng từ xin lỗi và cảm ơn. Chính vì vậy cha mẹ hãy dạy trẻ biết nói xin lỗi và cảm ơn khi còn nhỏ. Nhưng dạy con xin lỗi và cảm ơn hãy dùng sự chân thành để nói. Phân tích cho trẻ tại sao trẻ cần phải xin lỗi trong tình huống làm sai, khi bé làm sai sẽ gây ảnh hưởng đến người khác như thế nào.
Và ngược lại, nói cho trẻ biết trẻ được gì khi nhận được sự giúp đỡ. Khi nói lời xin lỗi bé cần có thái đô ăn năn, hối hận trước những việc mình đã làm sai. Khi nói lời cảm ơn, hãy dạy cho bé biết tỏ thái độ chân thành, cảm kích, lịch sự và nhã nhặn.
Rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe là một phần trong kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học. Đây là một quá trình tập trung, chủ động và mong muốn thấu hiểu được nội dung của người nói. Từng có câu nói nổi tiếng rằng “Người giao tiếp thành công chính là người lắng nghe giỏi”. Vậy nên, kỹ năng lắng nghe sẽ quyết định được 90% trong giao tiếp. Để rèn luyện được kỹ năng lắng, hãy dạy bé những nguyên tắc sau đây:
-
Bé hãy tập trung hoàn toàn vào cuộc giao tiếp
-
Trong quá trình đối phương đang nói, bé tuyệt đối không được ngắt lời
-
Hãy thấu hiểu khi lắng nghe đối phương nói
-
Không phán xét và áp đặt ý kiến của mình lên người nói
-
Hãy biết cách đặt ngược lại câu hỏi cho đối phương
-
Sử dụng ngôn ngữ hình thể song song cùng ngôn ngữ nói
-
Hãy đưa ra các ý kiến cá nhân khi bé đã hiểu nội dung câu chuyện của đối phương
Biết cách lắng nghe bé sẽ biết cách thấu hiểu và cảm thông nhiều hơn. Cha mẹ có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe đơn giản bằng cách chơi những trò chơi có tính lắng nghe, hãy tìm hiểu các trò chơi này trên các nguồn internet.
Xem thêm: Top 5 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Học cách bày tỏ quan điểm trước mọi người
Bày tỏ quan điểm của bé chính là bé biểu đạt với đối phương suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó. Khi bày tỏ được quan điểm cá nhân của bản thân, bé sẽ được đối phương thấu hiểu và tôn trọng hơn. Đây là một kỹ năng trong giao tiếp quan trọng mà các bậc phụ huynh cần chú trọng dạy con. Vậy bày tỏ quan điểm cá nhân như thế nào là đúng? Cha mẹ nên lưu ý và dạy bé nguyên tắc bày tỏ quan điểm cá nhân như sau:
-
Chỉ nói những điều bé hiểu và tin tưởng nó là đúng
-
Không sử dụng những từ ngữ có ý xúc phạm đến người khác ở bất kỳ điều gì
-
Hãy sẵn sàng chịu trách nhiệm với những gì bé đã nói ra, dù đúng hay sai.
-
Bé hãy bày tỏ quan điểm của mình nhưng cần đúng lúc đúng nơi
Giải Pháp Giúp Con Phát Triển Toàn Diện Tư Duy Và Ngôn Ngữ Cùng Trọn Bộ Sản Phẩm Của Monkey. |
Cha mẹ cần làm gì để có thể dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tốt nhất?
Biết được tầm quan trọng và những lợi ích của các bé có thể nhận được khi phát triển kỹ năng giao tiếp tốt nhất. Từ đó cha mẹ sẽ định hướng để phát triển kỹ năng này cho con từ đó giúp bé phát triển toàn diện hơn. Vậy cha mẹ cần làm gì để có thể dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tốt nhất? Cùng Monkey tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Trò chuyện và lắng nghe con
Một trong những cách để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ chính là thường xuyên trò chuyện và lắng nghe con. Việc trò chuyện và lắng nghe con hàng ngày từ 30 phút - 1 tiếng giúp con chia sẻ được cảm nghĩ, chia sẻ được niềm vui qua lời nói, qua ánh mắt..
Cha mẹ có thể cùng con đọc một cuốn chuyện sau đó bàn luận về nội dung của nó. Hoặc đơn giản hơn, hãy hỏi thăm một ngày đi học, vui chơi của con thế nào, hãy hỏi con rằng trên lớp con đã có khoảng thời gian như thế nào. Con có kết thêm được người bạn mới, học thêm một trò chơi mới hay,... Lắng nghe những gì con nói với thái độ vui vẻ, luôn mỉm cười dịu dàng nhìn con. Điều này cho bé biết rằng bố mẹ luôn bên cạnh, luôn là quan tâm bảo vệ trẻ, từ đó giúp bé tự tin hơn trong giao tiếp hơn
Biểu lộ cảm xúc từ trái tim giúp con cảm nhận rõ hơn.
Trẻ em đến một độ tuổi nhất định, thường là khi trẻ bắt đầu lên 1 tuổi sẽ nhận thức tốt hơn, biết bộc lộ những cảm xúc như sợ hãi, vui mừng, tức giận, buồn bã,... Chính vì vậy, những cảm xúc là một phần rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ em. Cha mẹ nên biểu lộ những cảm xúc của mình thông qua những câu nói đơn giản để trẻ có thể dễ tiếp nhận thông tin hơn.
Hãy niềm nở, vui cười với con, khi con làm tốt một chuyện gì đó, và có thể khen ngợi bé như “Con giỏi như vậy mẹ rất vui”. Hoặc khi con không nghe lời, hãy tỏ trạng thái buồn bã và cho bé biết “Con không ngoan như vậy, con đã khiến mẹ rất buồn”,... Từ đó trẻ sẽ ghi nhận được những biểu lộ cảm xúc nó và thay đổi mức đồ khi thể hiện cảm xúc của trẻ.
Quan tâm con
Tương tự như trò chuyện và lắng nghe con, cha mẹ hãy dành thời gian để quan tâm con, cùng con chơi một trò chơi, xem một bộ phim, nghe một câu chuyện,...Hoặc hãy để ý để những hình vi, những biểu cảm, hành động của con. Quan sát con một chút cha mẹ sẽ có thể nhận ra tâm trạng của con đang vui hay buồn.
Từ đó quan tâm hỏi chuyện con và lắng nghe con nói,...Tinh thần của trẻ như vậy sẽ luôn được giữ vững hoặc nâng cao hơn, bởi con biết cha mẹ luôn quan tâm, bảo vệ con dù con có ngay bên cạnh bố mẹ hay không.
Làm tấm gương sáng trẻ con trẻ
Người lớn chính là tấm gương cho trẻ noi theo, những hành động, lời nói mà người lớn thể hiện trước mặt trẻ con sẽ được chúng ghi nhớ và làm theo. Do đó, hãy cẩn trọng và chú ý lời nói của mình, hành xử đúng mực.
Khi gặp người lớn tuổi hơn như ông bà, cha mẹ hãy ôm hoặc cúi đầu chào và hỏi thăm sức khỏe của ông bà. Khi cha mẹ làm một điều gì đó sai với con, hãy lập tức nhận lỗi và xin lỗi, ngược lại khi được con giúp đỡ dù là điều nhỏ nhặt nhất hãy nói lời cảm ơn với con.
Hãy chú ý cách hành xử của mình, luôn nói chuyện nhỏ nhẹ, bình tĩnh với con, không quát mát, đòn roi khi con làm sai. Hãy dạy con cách tôn trọng bằng cách tôn trọng quyết định của con, không chê bai khi con chưa hoàn thành tốt công việc mà con đã nhận,... Từ nhiều điều cha mẹ làm với trẻ, bé sẽ dần dần để ý và làm theo.
Cho con tham gia các lớp kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học
Hiện nay có khá nhiều lớp học kỹ năng giao tiếp cho trẻ được mở ra. Bố mẹ nếu không có nhiều thời gian để cùng đồng hành với bé, có thể tham khảo ngay những lớp học này sẽ có những phương pháp giảng dạy khoa học để giúp con học tập một cách bài bản, hiệu quả hơn.
Bố mẹ có thể tham khảo thêm các lớp dạy kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non, tiểu học hiệu quả TẠI ĐÂY.
Vậy là Monkey đã cùng mọi người tìm hiểu cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ em giúp trẻ dần hoàn thiện, từ đó cha mẹ biết được lợi ích và cách thức để dạy trẻ tốt hơn trong giao tiếp. Hy vọng, những kiến thức mà Monkey chia sẻ sẽ hữu ích trong quá trình hoàn thiện các kỹ năng cho bé!
10 Ways to Improve Your Grade-Schooler’s Communication Skills - 15/06/2022:
https://www.understood.org/en/articles/10-ways-to-improve-your-grade-schoolers-communication-skills
Communication Skills for Kids – Importance and Activities to Improve - 15/06/2022: