zalo
Top 5 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Kỹ năng sống

Top 5 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Hồng Nhung
Hồng Nhung

20/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ giúp các bé phát triển, rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ nhỏ. Đây sẽ là hành trang vững chắc giúp bé bước vào đời sau này, chính vì vậy các bậc phụ huynh hiện nay cực kỳ quan tâm đến vấn đề này. Vậy hãy cùng Monkey khám phá top 5 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua bài viết dưới đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Top 5 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếng cho trẻ bạn nên biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao trẻ nhỏ cần được phát triển kỹ năng giao tiếp? 

Việc phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các trò chơi đang được rất nhiều các bậc phụ huynh, giáo viên quan tâm hiện nay. Vậy, tại sao trẻ nhỏ cần được phát triển kỹ năng giao tiếp?  

Kỹ năng giao tiếp có vai trò lớn trong sự phát triển của trẻ ở cả hiện tại lẫn tương lai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không phải ai sinh ra cũng đã có năng khiếu ăn nói có thể để lại ấn tượng với người nghe.  Khi bé giao tiếp tốt, bé sẽ truyền đạt tốt nhất ý nghĩ của mình đến những người xung quanh. Không chỉ vậy, bé còn biết cách bày tỏ mong muốn, dễ dàng kết bạn và tự tin hơn. Khi trưởng thành đôi lúc sự thành công lại đến từ chính những lời nói khéo léo của bé. Chính vì vậy giao tiếp chính là một trong những kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện. Giao tiếp không đơn thuần chỉ là người nói và người nghe, mà nó còn là một nghệ thuật, đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng. 

Hiểu được tầm quan trọng trong nghệ thuật ăn nói trong cuộc sống, các bậc phụ huynh hiện nay rất chú trọng và cho con phát triển kỹ năng này ngay từ nhỏ. Ở những độ tuổi càng nhỏ, việc rèn luyện giao tiếp sẽ dễ hơn ở những độ tuổi trưởng thành. Nguyên nhân bởi trẻ nhỏ sẽ phát triển kỹ năng theo từng giai đoạn khác nhau. Từ lúc sơ sinh khi chưa biết nói, bé sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể hoặc tiếng khóc để biểu đạt cảm xúc của mình. Khi đến giai đoạn các bé đã bắt đầu biết nói, bé sẽ sử dụng ngôn từ để biểu đạt. Trong khoảng thời gian này, não bộ của các bé chưa phát triển toàn diện chính vì vậy tiếp thu rất nhanh kiến thức. Các bé giao tiếp tốt sẽ biết vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, thể hiện được rõ quan điểm, tích cách của mình và biết cách ứng xử lễ phép. Từ đó, trẻ sẽ dần phát triển và có nền tảng vững chắc cho tương lai, giúp các bé dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. 

Các công cụ dùng trong giao tiếp 

Những công cụ dùng trong giao tiếp hàng ngày mà bố mẹ nên rèn luyện cho con cái để phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé bao gồm: 

Những công cụ dùng trong giao tiếp là gì?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mắt 

Công cụ dùng trong giao tiếp không chỉ là lời nói mà còn phải sử dụng mắt để giúp chúng ta nắm bắt các thông tin từ bên ngoài. Không chỉ giúp nắm bắt thông tin, mắt còn được xem như là cửa sổ của tâm hồn, biểu hiện cảm xúc trong câu nói, từ đó việc giao tiếp trở nên ấn tượng hơn. Ví dụ khi nói một chủ đề vui, ánh mắt tươi sáng, hiện lên sự vui vẻ sẽ làm câu chuyện hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, mắt là cơ quan quan trọng trong giao tiếp mà bố mẹ cần có biện pháp bảo vệ cho con.

Hạn chế cho bé tiếp xúc nhiều trong thời gian dài và lâu với các nguồn ánh sáng quá chói như tivi, điện thoại, ánh đèn,... Rất nhiều các bậc phụ huynh có thói quen dỗ trẻ ăn bằng cách cho xem tivi, thiện thoại. Như vậy vừa hình thành thói quen xấu cho bé trong lúc ăn, vừa gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thị lực, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của bé, gây ra sự thụ động 

Tai 

Tương tự mắt tai sẽ là cơ quan giúp trẻ tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, tai sẽ giúp tiếp  nhận ngôn ngữ để não bộ phân tích và hiểu được ý nghĩa của ngôn từ mà tai vừa tiếp nhận. Vì vậy, khi để các bé ở trong môi trường quá yên lặng hoặc quá ồn ào để giúp phát triển chậm khả năng giao tiếp của mình. 

Xúc giác  

Xúc giác là một trong những công cụ giao tiếp quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xúc giác trong giao tiếp chính là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ. Bằng cách cầm, nắm, cảm nhận qua tiếp xúc trên da giúp trẻ có khả năng phát triển giao tiếp, phát triển sự phản xạ,.... Ví dụ, khi bé cầm vào một tảng đá cứng, bé sẽ có cảm giác cứng, rát tay, khi đó bé sẽ chọn lọc từ ngữ, biểu cảm để nói ra cảm giác mà mình cảm nhận được.  Đó chính là lý do các chuyên gia thường khuyên các mẹ nên thường xuyên ôm ấp, vuốt ve trẻ sơ sinh. Đặc biệt nên cho các bé cầm nắm các đồ vật khác nhau từ cứng, mềm, trơn nhẵn hay sần sùi. 

Ngôn ngữ bao gồm nói và ký hiệu 

Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ qua lời nói, ngôn ngữ qua chữ viết, hoặc ngôn ngữ cơ thể ký hiệu,... Do đó để phát triển khả năng giao tiếp tốt nhất, cha mẹ cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua lời nói và qua cơ thể. Hãy để các bé giao tiếp nhiều hơn với bạn bè để bé phát triển được kỹ năng này. 

Top 5 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 

Phát triển kỹ năng giao tiếng cho bé và một quá trình dài tuy nhiên, sẽ không quá khó khăn nếu cha mẹ biết cách để giúp rèn luyện kỹ năng này. Các trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp là một ví dụ điển hình, những trò chơi này giúp bố mẹ không tốn quá nhiều thời gian, công sức để rèn luyện cho bé. Hơn nữa, vui chơi là hoạt động thích thú đối với trẻ em, cho bé học hỏi kỹ năng giao tiếp qua các trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi tiếp nhận lý thuyết. Dưới đây là top 5 trò chơi phát triết triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, mà bố mẹ nên thử áp dụng.  

Các trò chơi tuy đơn giản nhưng lại rèn luyện rất tốt kỹ năng giao tiếp cho bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ - Kể chuyện 

Trò chơi kể chuyện khá đơn giản và là phương pháp phát triển khả năng ngôn ngữ tuyệt vời cho trẻ dưới 3 tuổi. Lựa chọn các câu chuyện đơn giản và độ khó sẽ tăng dần theo thời gian, cấu trúc trong mỗi câu chuyện được lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ ghi nhớ và nói lại được. 

Trò chơi kể chuyện là phương pháp phát triển ngôn ngữ tuyệt vời cho bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ví dụ cách chơi của trò chơi kể chuyện “Sự tích tích chu” 

Đầu tiên thầy cô hoặc bố mẹ cần kể lại câu chuyện cho các bé một cách rành mạch, rõ ràng để bé có thể hiểu được nội dung câu chuyện. Tiếp theo hãy tổ chức những trò chơi liên quan đến câu chuyện như “lấy nước cho bà”. 

Cách chơi như sau: 

  • Chia các bé thành 2-3 đội số lượng thành viên có thể là 4-5 bé 

  • Đặt các chướng ngại vật ở giữa đoạn đường mà bé cần đem nước tới đích, ở vạch đích hãy đặt những chai nước cho các đội. 

  • Nhiệm vụ của của các bé trong đội chính là thay phiên nhau đem nước vượt qua các chướng ngại vật, để có thể đổi vào chơi. Thời gian chơi sẽ gồm 8-10 phút. 

  • Khi thời gian kết thúc đội nào nhiều nước trong chai ở vạch đích hơn sẽ chiến thắng. 

Có rất nhiều cách chơi để diễn tả một chi tiết nào đó trong một câu chuyện, thầy cô, phụ huynh có thể tìm hiểu và tham khảo nhiều hơn trên các diễn đàn hoặc google. 

Trò chơi này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp thông qua các hành động, cách diễn đạt với đồng đội để vượt qua thử thách, mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ và sáng tạo tốt hơn. 

Xem thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ phòng vệ bị bắt cóc

Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ - Nhập vai 

Trò chơi nhập vai chính là dạng trò chơi cho bé nhập vai vào một vị trí nào đó trong xã hội, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, công an, kỹ sư,... 

Cách chơi rất đơn giản, chỉ cần có đủ bộ dụng cụ đồ chơi của một vị trí nào đó mà trẻ muốn nhập vai, bao gồm cả quần áo. Ví dụ khi cho trẻ đóng vai bác sĩ, khi đã có đầy đủ quần áo và dụng cụ, cho bé một tình huống cụ thể, chẳng hạn như khám bệnh cho bệnh nhân. Bé sẽ sử dụng các dụng cụ của đồ chơi để thực hiện vai trò khám bệnh của mình cho các bạn học nhỏ còn lại. Bạn nên để bé tự tư duy xem cần phải nói gì với bệnh nhân, để bé tự làm chủ lời nói, hành động. 

Nhập vai là trò phát triển khả năng ăn nói cùng trí tưởng tượng của bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trò chơi nhập vai sẽ giúp bé phải triển khả năng giao tiếp, bởi trẻ sẽ phải diễn đạt câu từ của mình cho người cùng chơi hiểu bằng cách sử dụng lời nói, hoặc hành động. Và để biểu đạt ý nghĩ của mình đến đối phương bé cần ăn nói rành mạch, rõ ràng, lưu loát,... Không chỉ giúp phát triển và rèn luyện khả năng ăn nói, thông qua trò chơi các bé còn phát triển được tư duy, trí tưởng tượng, đời sống tình cảm và phẩm chất ý chí,... 

Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ- Bịt mắt bắt dê 

Bịt mắt bắt dê trò chơi dân gian nhưng lại có thể tăng kỹ năng giao tiếp cho bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trò chơi bịt mắt bắt dê vốn đã được ứng dụng và yêu thích bởi các bạn nhỏ, đặc biệt là những bạn nhỏ ở thôn quê, trò chơi lại càng được sử dụng nhiều. 

Cách chơi rất đơn giản, một đội chơi sẽ bao gồm 8-10 bạn trong đó có một bạn sẽ bị bịt mắt và những bạn còn lại đứng thành một vòng tròn và luôn miệng kêu be be. Bé bị bịt mắt sẽ có nhiệm vụ bắt các bạn bên ngoài, khi bắt được ai, người bị bắt sẽ trở thành người bị bịt mắt tiếp theo. 

Bịt mắt bắt dê không chỉ đem lại sự vui vẻ cho các bé mà trò chơi còn giúp phát triển kỹ năng phản xạ và kỹ năng lắng nghe để có thể nhanh chóng bắt được người chơi cùng thông qua tiếng kêu. Từ đó phát triển được công cụ trong giao tiếp chính là tai. 

Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ - Xem tranh đoán đồ vật 

Ở trò chơi xem tranh đoán đồ vật, thầy cô và bố mẹ cần chuẩn bị những bức tranh có những đặc điểm của đồ vật. Đội chơi sẽ gồm 4-5 bé, sau đó thầy cô sẽ cho bé xem các bức tranh, bé nào nhận diện được đồ vật sẽ dơ tay để phát biểu. Ai là người đoán đúng nhiều đồ vật nhất sẽ chiến thắng. 

Xem tranh đoán đồ vật được rất nhiều lớp học mầm non ứng dụng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem tranh đoán đồ vật giúp bé phát triển sự nhanh nhạy, trí tưởng tượng và khả năng quan sát trong giao tiếp cực kỳ hiệu quả 

Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ - Lắng nghe 

Lắng nghe chính là trò chơi giúp phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp mà các bậc phụ huynh và thầy cô không nên bỏ qua.  

Trò chơi lắng nghe được rất nhiều thầy cô, phụ huynh áp dụng hiện nay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để bắt đầu trò chơi, các bé sẽ được chia thành các cặp đôi, mỗi cặp sẽ được bốc thăm 1 chủ đề ngẫu nhiên. Sau khi đã bốc thăm được chủ đề, các cặp đôi sẽ được ngồi đối diện nhau. Một trong 2 bé sẽ có nhiệm vụ nói về chủ đề bốc thăm được trong vòng khoảng 3-4 phút. Bé còn lại sẽ có nhiệm vụ lắng nghe thật kỹ những gì đối phương nói và không bình luận hay tranh luận. Hết thời gian 3-4 phút, bé ngồi nghe sẽ phải tóm tắt lại những gì mình vừa nghe được trong khoảng 1 phút. 

Lợi ích nhận được khi trẻ tham gia trò chơi lắng nghe chính là học thêm được kỹ năng lắng nghe và thuyết trình. Đây là những kỹ năng cực kỳ quan trọng trong giao tiếp, như câu nói nổi tiếng “Một người giao tiếp tốt sẽ là người biết lắng nghe tốt”. Ngoài kỹ năng mềm trên, các bé còn phát triển được khả năng ghi nhớ và khả năng tư duy. 

Bài viết trên đây Monkey đã chia sẻ đến người đọc lý do vì sao trẻ em cần được phát triển kỹ năng giao tiếp, cũng như các trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ đơn giản và thú vị. Hy vọng, qua bài viết trên thầy cô và bố mẹ có thể áp dụng và tìm ra trò chơi phù hợp với các bé.

GAMES TO DEVELOP COMMUNICATION SKILLS - 09/06/2022

https://www.momtalk.co.za/games-to-develop-communication-skills/ 

Communication Skills for Kids – Importance and Activities to Improve - 09/06/2022

https://parenting.firstcry.com/articles/communication-skills-for-kids-importance-and-activities-to-improve/

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!