zalo
Dạy kỹ năng sống cho trẻ phòng vệ bị bắt cóc
Kỹ năng sống

Dạy kỹ năng sống cho trẻ phòng vệ bị bắt cóc

Hồng Nhung
Hồng Nhung

20/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bảo vệ trẻ em trước các mối nguy hại là điều cha mẹ luôn quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên không phải lúc nào cha mẹ cũng thể kề cạnh để bảo vệ cho con. Việc dạy trẻ các kỹ năng sống là điều vô cùng cần thiết giúp con có thể chủ động bảo vệ bản thân. Dạy kỹ năng sống cho trẻ phòng tránh bị bắt cóc cũng là một trong những điều cha mẹ cần lưu ý. Những cách để ứng phó và xử lý khi gặp trường hợp này cha mẹ cần dạy cho con sẽ ở ngay dưới đây.

Không nói chuyện với người lạ mặt

Để phòng vệ trước kẻ xấu, trẻ cần ghi nhớ rằng không nên nói chuyện với người lạ. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, các con hoàn toàn không nhận thức rõ được mối nguy hại từ xung quanh. Dạy trẻ không nói chuyện với người lạ là điều cha mẹ cần dạy con từ sớm. Khi thấy người lạ con chỉ cần trả lời một số câu cơ bản. Nếu người khác cố tình bắt chuyện với con hãy chạy thật nhanh tới chỗ đông người hoặc tìm đến chỗ bảo vệ, công an, nhân viên bán hàng,...để được giúp đỡ.

Bé tuyệt đối không được bắt chuyện với người lạ mặt. (Ảnh: Nguồn Internet)

Không nhận đồ của người không quen biết

Trẻ nhỏ thường dễ bị dụ dỗ bởi các món đồ chơi hay quà vặt, vì thế các đối tượng bắt cóc hay lợi dụng điểm yếu này của trẻ để dụ dỗ. Dạy trẻ tuyệt đối không nhận bất cứ thứ gì từ người lạ, bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho con. Với những bé nhỏ tuổi cha mẹ cần dạy bé nhiều lần và nhắc đi nhắc lại để con có thể ghi nhớ. Tạo các tình huống giả định và đặt câu hỏi như: “Nếu người lạ cho đồ con thì con có nhận không nhỉ?” để bé trả lời. Bé chỉ nhận đồ của người khác khi có mặt của cha mẹ và được sự cho phép, không tự tiện nhận đồ lạ vì có thể bị tẩm thuốc gây mê.

Dạy trẻ không nhận quà, đồ chơi từ người lạ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Giữ khoảng cách khi nói chuyện với người lạ

Để đề phòng bắt cóc bé cũng cần ghi nhớ rằng cần phải giữ khoảng cách đối với người lạ. Con không nên đứng quá gần vì chúng dễ dàng thực hiện hành vi xấu, khoảng cách quá gần và sức khỏe yếu sẽ không đủ chống trả và bỏ chạy. Khoảng cách tối thiểu là 3m để con có đủ thời gian để có thể bỏ chạy. Nếu người khác cố tình lại gần và tiếp cận con hãy bỏ chạy thật nhanh, hét to và chạy đến nơi đông người để tìm sự giúp đỡ.

Giữ khoảng cách với người lạ ít nhất 3m để đảm bảo an toàn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Không tùy tiện đi theo người lạ dù bất cứ lý do nào

Tuyệt đối không để trẻ đi theo người lạ. Dạy con cách xác nhận đây có phải là người đáng tin cậy hay không. Dù bất kỳ lý do nào con cũng tuyệt đối không đi theo người không quen biết. Nhiều đối tượng sẽ dụ dỗ các bé bằng cách rủ đi chơi, mua quà, hay đi tìm bố mẹ, hay nhờ các em giúp đỡ...Các bé còn quá nhỏ không đủ cảnh giác để nhận ra điều ấy, đây là một việc rất thuận lợi cho những kẻ bắt cóc. Hãy dạy trẻ cảnh giác và báo ngay cho người lớn để được giúp đỡ.

Không đi theo người lạ dù bất kỳ lý do nào. (Ảnh: Nguồn Internet)

Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà khi ở một mình

Cha mẹ cần dạy kỹ năng sống cho trẻ phòng bị bắt cóc bằng cách dạy trẻ không cho người lạ vào nhà. Trong trường hợp ba mẹ vắng nhà, cần dặn con thật kỹ để bảo đảm an toàn khi bé được ở nhà một mình. Tuyệt đối không mở cửa cho bất kỳ người lạ nào tránh trường hợp kẻ xấu xông vào nhà làm hại trẻ. Có thể dạy cho con cách tạo mật mã chỉ để cho người thân biết, khi đọc đúng mới được cho vào nhà.

Khóa chặt cửa khi ở nhà một mình. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Kỹ năng sống cho bé gái giúp con tự tin khi bước vào đời

Không nói chuyện với người lạ qua mạng xã hội

Thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc trẻ tiếp cận với các thiết bị công nghệ và sử dụng mạng xã hội là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần giám sát để trẻ có thể tham gia một cách an toàn. Dạy các con không nên nói chuyện với người lạ qua mạng xã hội bởi đây tiềm ẩn các mối nguy hiểm mà con không hề hay biết.

Con có thể bị các đối tượng xấu hẹn gặp mặt sau khoảng thời gian nói chuyện qua các nền tảng chat hay chơi game. Cha mẹ nên theo dõi thật kỹ và luôn nhắc trẻ đề phòng trước đối tượng này.

Dạy con không nên giao tiếp với người lạ qua mạng xã hội. (Ảnh: Nguồn Internet)

Ghi nhớ thông tin địa chỉ nhà và số điện thoại người thân

Ghi nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của người thân vô cùng quan trọng. Khi trẻ không may bị lạc đường có thể nhờ gọi cho người nhà đến đón bé bằng cách vào các cửa hàng tiện lợi, nhờ người lớn hay vào cơ quan công an, khu vực có đông người để liên lạc với người thân. Một số kẻ xấu sẽ lợi dụng việc trẻ đi lạc và nói sẽ dẫn trẻ đi tìm bố mẹ nhưng thực chất là bắt cóc. Việc bé ghi nhớ thông tin sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn, có thể chủ động mà không sợ người xấu làm hại.

Ghi nhớ thông tin và điện thoại của bố mẹ để có thể tự gọi về nhà. (Ảnh: Nguồn Internet)

Học cách xác định phương hướng

Dạy trẻ cách xác định phương hướng để tránh nguy cơ đi lạc đường. Có thể dẫn con đi qua các đoạn đường nhiều lần và nói cho trẻ biết hướng của các con đường sẽ dẫn tới đâu, trẻ ghi nhớ được sẽ hạn chế việc bị đi lạc. Dạy con cách xem bản đồ hay dùng la bàn để con có thể sử dụng trong các trường hợp đi du lịch hay đi chơi xa.

Chỉ đường cho bé để bé ghi nhớ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Hét lớn khi gặp nguy hiểm

Khi cảm thấy nguy hiểm con cần phải hét thật lớn gây sự chú ý của mọi người xung quanh và khiến kẻ xấu có ý đồ bắt cóc lo ngại. Nhiều trường hợp chúng đóng giả làm người nhà của các em và dựng hiện trường giả nhằm bắt cóc, nếu con không biết phản kháng sẽ rất dễ bị chúng dẫn đi. Con có thể hét lớn là “bắt cóc” hay “cướp” để người khác có thể tới cứu, gọi luôn đặc điểm của người đang đứng ngay gần để họ không thể bỏ qua như “chú áo xanh hơi giúp cháu”, “bác đeo kính ơi”,...Chúng sẽ hoảng sợ mà bỏ chạy hoặc bị can thiệp bởi những người xung quanh mà không thực hiện được ý đồ xấu.

Cảnh báo đối tượng xấu bằng cách hét lớn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Học các phòng vệ khi bị tấn công

Trẻ cần học cách tự vệ khi bị tấn công. Nhiều đối tượng xấu sẽ dùng vũ lực khiến trẻ bị thương, hoảng sợ và mang trẻ đi. Hãy dạy con học cách chạy thật nhanh và gọi người đến giúp. Trong trường hợp không thể bỏ chạy con có thể dùng răng, hay tay chân đánh mạnh vào chỗ hiểm của chúng để có thể chạy thoát.

Cha mẹ nên cho con đi học các lớp võ phòng thân, con vừa có thể rèn luyện sức khỏe, vừa có thể chống trả trong một số trường hợp cần thiết.

Chạy thật nhanh lại chỗ đông người. (Ảnh: Nguồn Internet)

Đi đến nơi, về đến chốn

Một điều quan trọng cuối cùng chính là luôn dặn trẻ đi đến nơi, về đến chốn. Việc trẻ không về nhà ngay sau khi tan học hay đi lang thang chính là sơ hở để các kẻ xấu có thể lợi dụng. Con có thể bị lạc đường hay đi ra khu vực vắng, đây là các nơi rất dễ để chúng hành động. Chỉ cho phép con chơi ở khu vực gần nhà và có sự giám sát của người lớn. Tuyệt đối không chơi một mình ở chỗ vắng người để đảm bảo an toàn.

Dạy trẻ không la cà sau khi đi học về. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dạy kỹ năng sống cho trẻ khi bị bắt cóc hay phòng tránh bị bắt cóc vô cùng quan trọng. Cha mẹ không thể lúc nào cũng có thể theo sát con 24/24. Việc trang bị những kỹ năng này cho con là vô cùng cần thiết, bảo đảm an toàn cho con mà bố mẹ cũng yên tâm hơn. Con cũng có thể tự tin hơn trước mối nguy hại xung quanh đồng thời có thể giúp đỡ người khác.

8 skills parents need to teach their children to avoid being kidnapped - Ngày truy cập: 18/6/2022

https://strrudel.com/8-skills-parents-need-to-teach-their-children-to-avoid-being-kidnapped

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!