Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị cúm do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy khi chăm sóc trẻ bị cúm, nhiều phụ huynh thắc mắc “trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nên tắm không?”. Hãy cùng Monkey tìm hiểu và giải đáp thắc mắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam bệnh cúm được gây ra bởi 3 chủng virus cúm là các chủng A, B, C. Trong các chủng virus cúm, chủng A và B là hai chủng cúm thường gặp nhất và có khả năng lây truyền khủng khiếp trong lịch sử loài người.
Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ mắc các chủng virus cúm ở người già và trẻ em rất cao lên đến 90%. Dưới đây là những nguyên nhân mà trẻ sơ sinh bị cảm cúm:
-
Trẻ bị lây trực tiếp từ người bệnh: Người nhiễm bệnh hoặc có những triệu chứng mắc cảm cúm tiếp xúc với trẻ sơ sinh. Hoặc người bị cảm cúm hắt xì, ho và phát tán các giọt bắn ra bên ngoài bề mặt, đồ vật trẻ thường tiếp xúc.
-
Trẻ dưới 5 tuổi có khả năng mắc virus cúm rất cao lên đến 90% khi đến mùa lạnh ẩm.
-
Môi trường sống hoặc môi trường làm việc: Môi trường đông dân cư có khả năng mắc cảm cúm cao hơn, virus cúm có thể sống trong môi trường không khí trong một khoảng thời gian nhất định.
-
Trẻ sơ sinh vô tình chạm vào mọi bề mặt, đồ vật chứa virus cúm,... sau đó đưa trực tiếp vào miệng, mắt hoặc mũi của cơ thể trẻ.
Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm có những biểu hiện như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi đột ngột,... Nhưng những dấu hiệu này rất khó phát hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì trẻ không thể nói cho người lớn biết được cơ thể của bé đang ở trong tình trạng nào. Do vậy, bố mẹ cần biết những dấu hiệu rõ rệt dưới đây để biết trẻ bị cảm cúm:
-
Có thể bé bị sốt vào những ngày đầu bị cảm cúm hoặc không xuất hiện biểu hiện sốt khi bị cảm cúm.
-
Cơ thể mệt mỏi đột ngột biểu hiện khi trẻ quấy khóc to, hoặc vừa ngủ vừa khóc.
-
Đau họng biểu hiện ở việc trẻ sơ sinh thường xuyên bị ho khan, ho có đờm.
-
Chảy nước mũi, chất nhầy ở mũi trẻ chảy liên tục và chất nhầy không màu, lỏng. Sau khi bị cảm cúm khoảng 2 - 3 ngày sau đó chất nhầy ở mũi đông đặc, có màu vàng hoặc xanh.
-
Trẻ sơ sinh có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy.
Thông thường phụ huynh có thể nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh vì những triệu chứng của hai bệnh này khá giống nhau. Tuy nhiên triệu chứng cảm cúm thông thường sẽ nặng hơn cảm lạnh do đó bố mẹ nên chú ý quan sát trẻ hơn.
Nhưng có nhiều trường hợp, tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn và xuất hiện những biểu hiện không thường xuất hiện. Nếu trẻ có một trong những biểu hiện dưới đây cần đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời:
-
Trẻ bị đau tai, xuất hiện mủ vàng bên trong tai của trẻ.
-
Sốt cao liên tục trên 38 độ từ 3 ngày liên tiếp trở lên.
-
Cơ thể trẻ mệt mỏi dẫn đến việc bỏ bú, bú ít.
-
Tình trạng thiếu nước, thiếu chất điện giải nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh biểu hiện ở sự mệt mỏi, tiểu ít, khóc không ra nước mắt,...
-
Khi trẻ bị sốt cao, một vài bộ phận trên cơ thể hoặc cả cơ thể của trẻ bị nổi ban đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu ở bé.
-
Da mặt xanh xao, các đầu ngón tay, ngón chân và môi của bé xuất hiện tình trạng tím tái.
Đối với người lớn, cảm cúm là một căn bệnh khá bình thường và nhanh chóng khỏi. Nhưng với hệ miễn dịch chưa phát triển ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên cẩn thận chăm sóc và thường xuyên chăm sóc trẻ. Tránh trường hợp trẻ xuất hiện những triệu chứng nặng và dẫn đến những biến chứng xấu có hại cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sau này.
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nên tắm không?
Thông thường các triệu chứng của trẻ sơ sinh bị cảm cúm là bắt đầu xuất hiện từ khoảng 1 - 2 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh cảm cúm có thể kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày. Trong quá trình bị cảm cúm, trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách thì sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn.
Trong quá trình chăm sóc bé bị cảm cúm, phụ huynh thường thắc mắc là trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nên tắm không? Tâm lý phụ huynh rất sợ khi bé sơ sinh bị cảm cúm khi tắm rửa sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc trẻ sẽ lâu khỏi hơn.
Nhưng bố mẹ có bé sơ sinh bị cảm cúm vẫn nên được tắm rửa sạch sẽ như thông thường để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Ngoài ra việc tắm rửa sạch sẽ còn giúp loại bỏ virus cảm cúm bám bên ngoài cơ thể của trẻ. Điều này sẽ giúp hạn chế việc lây truyền virus đến các thành viên trong gia đình, gia tăng nguy cơ mắc bệnh trở lại ở trẻ.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần tìm hiểu và lưu ý cách tắm và khoảng thời gian tắm như thế nào cho hợp lý. Nên sử dụng nước có độ ấm vừa phải để tắm cho trẻ. Tắm rửa sẽ giúp cho trẻ được làm sạch mồ hôi, bụi bẩn, virus. Ngoài ra, nước ấm còn có thể giúp trẻ thông mũi, giúp trẻ dễ thở hơn khi bị cảm cúm.
Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nên tắm không? Chúng ta cần lưu ý những vấn đề để có thể tắm an toàn cho trẻ bị cảm cúm. Trẻ sơ sinh có một làn da vô cùng mỏng nhẹ do vậy trẻ rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài môi trường.
Đặc biệt, khi bé bị cảm cúm bố mẹ nên quan tâm hơn trong việc tắm rửa cho trẻ khi bị cảm cúm. Dưới đây là những điều bố mẹ cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm:
-
Nhiệt độ nước không quá nóng cũng không quá lạnh vì có thể khiến con bị bỏng hoặc bị cúm nặng hơn. Để điều tiết nhiệt độ phù hợp cho trẻ, bố mẹ có thể lấy cùi chỏ tay để kiểm tra nhiệt độ chính xác nhất.
-
Cần tắm rửa cho trẻ nơi kín gió, nên đóng cửa phòng và tắt điều hoà để tránh gây lạnh cho trẻ. Mẹ có thể tạo không khí ấm bằng cách bật máy sưởi trước khi tắm cho bé. Không nên tắm cho trẻ ở nhiệt độ quá cao gây dị ứng hoặc kích ứng da ở trẻ.
-
Khi trẻ bị cảm cúm vào mùa đông, nước tắm rất nhanh nguội, do đó nên tắm cho trẻ khoảng 5 - 10 phút là hợp lý. Nếu để trẻ ngâm nước quá lâu sẽ khiến trẻ dễ bị cảm cúm nặng hơn.
-
Nên tắm trẻ từng phần cơ thể chứ không nên cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Điều này giúp trẻ hạn chế bị nhiễm lạnh. Ngay sau khi tắm xong nên lau nhanh và mặc quần áo ấm cho bé. Nên tránh không khí lạnh làm tình trạng cảm cúm ở trẻ nặng nề hơn.
-
Đối với trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi có thể sử dụng tinh dầu cho em bé để hoà vào nước ấm để làm ấm cho bé như tinh dầu tràm, tinh dầu gừng,... Nhưng mẹ cũng nên lưu ý khi sử dụng để tránh trẻ bị ngộ độc.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Cách điều trị tốt nhất cho trẻ
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm nhanh khỏi
Bệnh cảm cúm tuy gây ra những ảnh hưởng xấu đối với trẻ sơ sinh nhưng nếu được chữa trị và chăm sóc đúng cách trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm đúng cách.
Cho trẻ bú sữa đầy đủ
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự hồi phục của trẻ sơ sinh khi bị cảm cúm. Khi trẻ bị cảm cúm, các biểu hiện do virus cúm gây ra khiến cơ thể mất sức, mất nước,... Do vậy trẻ cần được bú sữa mẹ đầy đủ.
Nếu trẻ không muốn bú hoặc bú ít thì mẹ có thể cho trẻ bú nhiều lần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp hệ miễn dịch tạm thời chống lại các virus gây bệnh.
Làm sạch khoang mũi cho trẻ
Biểu hiện đầu tiên khi bị cảm cúm ở bé sơ sinh là bị nghẹt mũi, chảy nước mũi,... Tránh tình trạng trẻ không thở được và viêm nhiễm khoang mũi, bố mẹ có thể rửa mũi, hút chất dịch nhầy để trẻ dễ thở hơn. Lưu ý nên thực hiện làm sạch mũi khoảng 3 - 4 lần trong ngày và làm nhẹ nhàng tránh làm đau rát mũi trẻ.
Mặc quần áo thoáng mát
Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt cũng góp phần trị cảm cúm hiệu quả cho bé sơ sinh khi trẻ bị cảm cúm trong khoảng thời gian nóng nực. Đây là một trong những cách mà các phụ huynh áp dụng thường xuyên khi gia đình có trẻ bị cảm cúm. Mặc áo thoáng mát giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và nhờ đó quá trình hạ sốt diễn ra dễ dàng hơn.
Trong trường hợp trẻ bị cảm cúm vào mùa đông, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ đầy đủ để tránh tình trạng trẻ bị nhiễm nặng hơn. Đặc biệt, bố mẹ nên lưu ý giữ ấm ở tay, chân và đầu của bé vì những vị trí này trẻ rất nhạy cảm nên dễ bị nhiễm lạnh và tình trạng cảm cúm của trẻ nặng hơn.
Đưa trẻ nhập viện
Đối với trẻ sơ sinh bị cảm cúm, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bệnh tại bệnh viện để được hướng dẫn chăm sóc và chữa trị. Theo đó, có những trường hợp, trẻ có những biểu hiện do cảm cúm gây ra gây nguy hiểm đến sức khoẻ sau này của trẻ và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là những trường hợp bố mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức:
-
Sốt cao liên tục nhiều ngày và không có dấu hiệu hạ sốt, trường hợp trẻ bị sốt đến 39 độ C.
-
Trẻ rơi vào tình trạng hôn mê, biểu hiện là trẻ ngủ nhưng khi người lớn tác động nhưng trẻ không phản ứng lại.
-
Da xanh xao, các đầu ngón tay, đầu ngón chân, môi của trẻ có dấu hiệu tím tái.
-
Bỏ bú mẹ dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
-
Khi trẻ bị sốt xuất hiện tình trạng nổi ban ở một vùng cơ thể hoặc cả cơ thể.
-
Có những biểu hiện của các biến chứng do cảm cúm gây ra ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nên tắm không? Bố mẹ cần lưu ý những biểu hiện sau khi tắm cho trẻ và những sự phát triển của biểu hiện do cảm cúm để có thể đưa trẻ đến bác sĩ chữa trị kịp thời.
Tạo độ ẩm không khí cho bé
Không khí khô gây khó chịu ở mũi của bé, bố mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh cảm cúm. Bao gồm, viêm xoang, nứt nẻ môi, chảy nước mũi,...
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nên tắm không? Ngoài ra, sau khi bố mẹ tắm cho trẻ một khoảng thời gian thì trẻ có thể bị khô mũi dẫn đến khó chịu do đó bố mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp trẻ thoải mái hơn. Bố mẹ cần lưu ý những điều khi sử dụng máy tạo ẩm:
-
Không nên để độ ẩm trong phòng quá cao, khi xuất hiện hơi nước tồn đọng trên bề mặt, đồ vật. Mẹ nên tắt máy tạo ẩm và sau đó mở cửa sổ cho thoáng.
-
Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn máy tạo ẩm không khí để tránh ẩm mốc, bám bụi làm ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của bản thân trẻ bị cúm và các thành viên khác trong gia đình.
Phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Phụ huynh nên có sự trang bị phòng ngừa những nguy cơ gây cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Ông cha ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì vậy bố mẹ nên phòng bệnh ngay từ bây giờ để giảm nguy cơ mắc cảm cúm ở trẻ. Chúng ta không thể nào ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của virus nhưng chúng ta có thể hạn chế chúng ở mức tối thiểu.
-
Hạn chế cho các thành viên trong gia đình tiếp xúc trực tiếp với bé tránh trường hợp trẻ bị virus cúm xâm nhập qua đường hô hấp. Lưu ý những người thân trong gia đình nên tiêm vaccine để hạn chế lây nhiễm chéo trong gia đình.
-
Các thành viên trong gia đình cần rửa tay sạch sẽ, nên rửa tay bằng nước ấm cho bé. Có thể sử dụng cồn khử trùng tay khi không có xà phòng và nước.
-
Khi muốn hắt xì hoặc ho, bạn nên che miệng lại để tránh bắn các giọt bắn ra khắp nơi. Sử dụng khăn giấy che lại và sau đó vứt vào thùng rác, đi rửa tay để tránh chạm vào mắt mũi.
-
Thường xuyên khử trùng các bề mặt phòng tắm, nhà bếp, đồ chơi để diệt triệt để môi trường mà virus cúm thuận lợi hoạt động và sinh sôi.
-
Không nên tiếp xúc với người bị bệnh trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh.
-
Người bị bệnh không nên tiếp xúc trực tiếp với trẻ để tránh lây bệnh sang trẻ. Khi có một thành viên trong nhà bị cảm cúm, phụ huynh cần cách ly người bệnh và thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn không gian sống của trẻ hơn.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc của Monkey về câu hỏi “trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nên tắm không?” gửi đến bố mẹ, phụ huynh. Hy vọng, bài viết trên giúp phụ huynh có thể giải đáp được thắc mắc trên và có thể áp dụng các phương pháp phù hợp để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Đừng quên theo dõi và đăng ký thành viên Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới lạ về nuôi dạy con giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
Caring for your child’s cold or flu - Ngày truy cập 22/08/2022
Can a bath reduce a fever? - Ngày truy cập 22/08/2022
https://www.parents.com/baby/health/can-a-bath-reduce-a-fever/