zalo
Hướng dẫn xử lý khi trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn - Cha mẹ cần biết
Kỹ năng sống

Hướng dẫn xử lý khi trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn - Cha mẹ cần biết

Hồng Nhung
Hồng Nhung

27/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn như thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn,... Vậy khi trẻ bị ngộ độc chúng ta cần phải xử lý như thế nào? Cần chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ bị ngộ độc? Hãy cùng Monkey tìm hiểu cách xử lý và chăm sóc khi trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thực phẩm trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn

Cơ quan tiêu hóa của trẻ 1 tuổi  chưa hoàn thiện hoàn chỉnh. Do cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ rất phức tạp do đó trẻ 1 tuổi cần được bảo vệ và cẩn trọng trong vấn đề ăn uống. Cần có chế độ ăn uống an toàn mới giúp bảo vệ được hệ tiêu hóa ở trẻ em được.

Những dấu hiệu giúp bố mẹ biết trẻ bị ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn thường xuất hiện khi trẻ bị ngộ độc

Khi người lớn cho trẻ 1 tuổi ăn những thực phẩm bị nhiễm khuẩn và nhiễm hóa chất gây hại, các yếu tố dễ gây ngộ độc thực phẩm. Lúc này cơ thể trẻ không thể sản sinh ra kháng sinh và cơ quan tiêu hóa không hoạt động được dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Do hệ tiêu hóa của trẻ như trên khiến nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm ở trẻ cao hơn.

Nếu bố mẹ cứ lơ là không chú ý đến mỗi bữa ăn của trẻ thì sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ ngày càng suy yếu. Ngoài ra, thói quen không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh của cả trẻ và người lớn cũng khiến trẻ có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn.

Dưới đây là những dấu hiệu khi trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn:

  • Đau bụng đột ngột.

  • Thường xuyên buồn nôn.

  • Đi ngoài nhiều lần trong thời gian ngắn.

  • Phân lỏng có thể lẫn nước.

Triệu chứng khi trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn hiếm xuất hiện

Ngoài những dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn trên, trẻ còn xuất hiện những triệu chứng kèm theo như sốt cao hoặc sốt nhẹ. Nếu trường hợp trẻ nôn nhiều lần và đi ngoài ra máu, lúc này cơ thể trẻ dần mất nước và điện giải, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trụy tim mạch.

Đặc biệt ở trẻ 1 tuổi, cơ thể khi mất nước nghiêm trọng và kiệt sức nhanh có ảnh hưởng xấu đến tính mạng và sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ mất nước và điện giải, cơ thể sẽ có nguy cơ bị sốc nhiễm khuẩn nhanh chóng.

Những triệu chứng khác khi trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn hiếm xuất hiện. Vì những triệu chứng này khi xảy ra thì bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu để được chữa trị kịp thời:

  • Đi tiểu ít.

  • Môi trở nên khô và nứt nẻ.

  • Cảm giác lừ đừ, mệt mỏi.

  • Tay chân yếu, cử động không được.

  • Ít ngủ dẫn đến trẻ dễ ngủ gật vào ban ngày.

  • Mắt trũng xuống.

  • Ít nước mắt khi trẻ khóc quấy lên.

  • Cảm giác khó chịu.

  • Bàn tay và bàn chân của trẻ lạnh toát.

  • Da trẻ trở nên nhợt nhạt hoặc nổi bông lên.

  • Nhịp đập của trẻ tăng cao khiến trẻ thở nhanh, thở dốc liên tục.

Những triệu chứng ngộ độc thức ăn có thể xuất hiện sau khi trẻ ăn thức ăn gây nhiễm độc ngay lập tức, hoặc có thể vài giờ, vài ngày sau mới xuất hiện tình trạng nhiễm độc. Do đó, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi và để ý đến những triệu chứng lạ của trẻ để có những cách giải quyết kịp thời.

Triệu chứng khi trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn phải làm sao?

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bố mẹ cần biết những dấu hiệu và có những biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là những điều bố mẹ cần thực hiện khi nhận biết trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn:

Ngừng cho trẻ ăn thức ăn gây ngộ độc

Khi phát hiện ra trẻ xuất hiện những triệu chứng ngộ độc thức ăn, bố mẹ cần xem xét rằng đã cho trẻ ăn cái gì lạ vào thời gian trước. Xác định được những thực phẩm khiến trẻ bị ngộ độc thì hãy lập tức ngừng cho trẻ ăn những thức ăn này.

Khoảng thời gian các thực phẩm gây ngộ độc đến trẻ có thể gây ra ngay lập tức, hoặc trong vài tiếng. Thậm chí và vài ngày sau trẻ mới có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn. Bố mẹ cần lưu ý kỹ các bữa ăn của con xem có món ăn nào lạ và dễ gây khả năng nhiễm độc nhất. Từ đó bố mẹ mới tìm được nguyên nhân gây ngộ độc và ngừng sử dụng những thức ăn đó.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm cần phải làm như thế nào? Ngừng cho trẻ ăn thức ăn gây ngộ độc (Nguồn: Sưu tầm internet)

Tìm cách đẩy hết thức ăn gây ngộ độc ra ngoài

Xác định được trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn, phụ huynh cần nhanh chóng khiến chất độc và thức ăn được thải toàn bộ ra ngoài. Thức ăn thải ra ngoài càng nhiều chứng tỏ các chất độc tố cũng được thải ra ngoài gần hết.

Phương thức khiến thức ăn ra ngoài nhanh chóng là khiến trẻ buồn nôn, người lớn cần dùng ngón tay để ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi của trẻ. Điều này sẽ kích thích trẻ nôn ra hết thức ăn. Có thể cho trẻ nằm nghiêng để tránh trẻ hít sặc trong lúc nôn, tránh nước và thức ăn nôn ra ngoài sặc vào phổi của trẻ. 

Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc acid hoặc xăng, dầu không áp dụng được trường hợp này. Bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ sử dụng thiết bị đẩy toàn bộ lượng chất độc như acid, kiềm và xăng dầu.

Bố mẹ hãy giữ cho trẻ tỉnh táo trong khi trẻ bị ngộ độc, khi trẻ ngủ thiếp đi nhưng lại buồn nôn sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm. Nếu trẻ xảy ra trường hợp này, người lớn cần hút mũi trẻ để tránh tình trạng bị sặc, khó thở dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Cho trẻ uống điện giải

Như đã nói, trong thời gian trẻ bị ngộ độc thức ăn, lượng nước và điện giải trong cơ thể trẻ mất đi nhanh chóng. Do vậy cơ thể trẻ sẽ suy nhược và rất yếu. Thêm việc trẻ tiêu chảy, nôn mửa nhiều lần khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng.

Nếu trong trường hợp này bố mẹ chưa cung cấp nước và chất điện giải cho trẻ kịp thời thì sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và nguy hiểm đến tính mạng. Tránh tình trạng này xảy ra, trong quá trình trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn, bố mẹ có thể cho trẻ bổ sung nước và chất điện giải bằng dung dịch Oresol.

Bố mẹ cần đọc hướng dẫn pha oresol, sau đó cho trẻ uống từ từ, chậm rãi và từng chút một. Không nên để trẻ uống quá nhiều nước hoặc chất điện giải trong một lúc. Điều này sẽ khiến trẻ tiếp thu nước không kịp và bé sẽ nôn hết ra ngoài.

Mặc dù vậy, nếu tình trạng trẻ bị ngộ độc cho trẻ uống nước hoặc nước điện giải từ từ nhưng trẻ vẫn nôn và đi ngoài thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất. Lúc này các bác sĩ sẽ cung cấp nước và chất điện giải bằng con đường truyền dịch.

Xem thêm: Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc vitamin A 

Cho trẻ uống nước điện giải để bù nước khi trẻ bị ngộ độc (Nguồn: Sưu tầm internet)

Bổ sung thức ăn loãng cho bé

Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng ngộ độc, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động quá công suất và trở nên “mệt mỏi”. Nếu bố mẹ vẫn cho trẻ ăn những thức ăn cứng hoặc thức ăn nhiều gia vị thì hệ tiêu hóa và đường ruột không thể hoạt động tối đa công suất. Khiến tình trạng ngộ độc của trẻ dần nặng hơn.

Bố mẹ có thể cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cơm, cháo, súp,... để đường ruột  và hệ tiêu hóa không phải co bóp thức ăn quá nhiều. Giúp cho đường ruột và hệ men tiêu hóa hoạt động lại bình thường sớm hơn.

Nếu trẻ 1 tuổi còn trong giai đoạn uống sữa mẹ, mẹ có thể tiếp tục cho trẻ bú và bú nhiều hơn so với bình thường. Đặc biệt, bơ và sữa ngoài là những thực phẩm tuyệt đối cần tránh khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Vì trong bơ và sữa có lactose và giai đoạn này cơ thể đang trong trạng thái chống độc tố nên khó dung nạp được chất này. Khi trẻ ăn hoặc uống sữa, bơ sẽ khiến bụng trẻ trở nên khó tiêu và chướng bụng.

Đưa đi cấp cứu khi cần thiết

Nếu trẻ có những triệu chứng nhẹ và bố mẹ chăm sóc kỹ lưỡng, đúng cách khiến trẻ dần tốt hơn thì bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Trong một số trường hợp, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu khi:

  • Nôn nhiều, mặc dù cho trẻ nôn hết các chất độc nhưng trẻ vẫn buồn nôn và nôn ra mật.

  • Trẻ không thể uống được hoặc bỏ bú.

  • Trẻ mệt trong khoảng thời gian dài. Mặc dù bố mẹ chăm sóc kỹ lưỡng nhưng tình trạng ngộ độc ở trẻ vẫn diễn ra và trẻ ngày càng bị ngộ độc nghiêm trọng.

  • Chất nôn của trẻ có máu và ngả màu xanh.

Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác khi trẻ bị ngộ độc nặng và cần được đưa đi cấp cứu khi cần thiết: Sốt cao liên tục kéo dài, phân có máu, khát nhiều, đau bụng quặn, bụng trương lên khó thở, đau đầu kéo dài.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ 1 tuổi bị ngộ độc

Chăm sóc trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn đúng cách đóng vai trò cốt yếu trong sự bình phục và khỏe mạnh của trẻ khi có ngộ độc xảy ra. Trong quá trình chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bố mẹ cần lưu ý những điều sau để tránh con mình bị ngộ độc nghiêm trọng hơn:

Không sử dụng thuốc tiêu chảy

Tuyệt đối không được tự  ý cho trẻ sử dụng thuốc tiêu chảy hoặc bất kỳ loại thuốc nào để điều trị cho trẻ bị ngộ độc tại nhà khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ. Nếu bố mẹ cho trẻ uống các loại thuốc tiêu chảy để ngăn chặn sự nôn mửa, tiêu chảy của trẻ. Thì điều này hoàn toàn sai, những loại thuốc này sẽ khiến cho các cơ chế làm sạch tự nhiên của cơ thể bị ngừng lại. Ngoài ra, các chất độc có trong thức ăn thấm sâu vào trong các cơ quan của trẻ khiến trẻ bị ngộ độc nặng nề hơn.

Bé có thể uống những men vi sinh nhưng vẫn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống men vi sinh. Vì trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hóa và men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, khi bổ sung các men sinh có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn có được sử dụng các loại men sinh hay không? Tuy nhiên, có lẽ hiệu quả của men vi sinh tốt hơn trong các trường hợp ngộ độc do vi sinh vật gây ra.

Không nên dùng thuốc tiêu chảy hay bất kỳ loại thuốc nào khi trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Không nên cho bé uống sữa

Sữa là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của trẻ 1 tuổi, thành phần của sữa cung cấp đến 30% năng lượng ở trẻ và còn nhiều dưỡng chất khác. Thế nhưng, trong khoảng thời gian trẻ bị ngộ độc, bố mẹ không nên cho trẻ uống sữa vì sao?

Trong khoảng thời gian trẻ bị ngộ độc, bố mẹ không được cho trẻ uống các loại sữa khác. Trong sữa bò, sữa dê,... chứa thành phần lactose, lactose là một loại đường có trong sữa và nó có chức năng cung cấp năng lượng cho trẻ sơ sinh. Lactose khi đưa vào cơ thể cần có một loại enzyme lactase để tác lactose thành hai loại đường hấp thụ được vào cơ thể. Tuy thế, trong quá trình tách đường này cần nhiều enzyme và sự hoạt động của hệ tiêu hóa.

Nhưng trong quá trình trẻ bị ngộ độc, đường ruột đang phải hoạt động lọc sạch hệ tiêu hóa và hậu môn tăng quá trình hoạt động với cơ chế đào thải các chất độc hại ra bên ngoài. Khiến cho quá trình dung nạp lactose không thể diễn ra được. Do vậy sữa sẽ khiến trẻ bị ngộ độc nặng hơn và có các triệu chứng thêm như chướng bụng, đầy hơi.

Ngoài ra, sữa chua tiệt trùng cũng không thể dùng trong mọi trường hợp trẻ bị ngộ độc. Do vậy bố mẹ nên quan sát xem nguồn gây ngộ độc nằm ở đâu để có những biện pháp xử lý và chăm sóc tốt nhất. Vậy nên cho trẻ uống và ăn gì để bổ sung năng lượng cho con?

Ăn sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Do vậy, khi trẻ bị ngộ độc, bố mẹ có thể cho trẻ ăn một chút sữa chua để có thể tạo ra các lợi khuẩn chống lại vi khuẩn gây độc hại cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng tốt hơn.

Cho trẻ ăn sữa chua để tạo ra các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa (Nguồn: Sưu tầm internet)

Bổ sung nhiều nước lọc

Khi bị ngộ độc, cơ thể trẻ sẽ phải bị đào thải liên tục như nôn, đi ngoài nhiều lần. Do vậy mà trẻ bị thiếu nước trầm trọng. Bố mẹ cần cung cấp đầy đủ nước cho trẻ để các cơ quan có thể hoạt động

Cháo trắng

Cháo trắng là loại thức ăn tốt nhất khi trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn. Khi trẻ ăn cháo, cháo được hấp thu chất dinh dưỡng nhanh nhất mà không cần hoạt động mạnh mẽ của hệ tiêu hóa co bóp thức ăn. Ngoài ra, cháo còn tăng sức đề kháng cho trẻ và giàu chất dinh dưỡng.

Cháo trắng đầy dinh dưỡng giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Phòng ngừa nguy cơ trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu tục ngữ mà ông cha ta đã nói. Vì vậy, phụ huynh cần trang bị những cách chăm sóc và chữa trị cho trẻ khi bị ngộ độc. Đặc biệt, bố mẹ hãy luôn luôn phòng tránh những nguy cơ gây ngộ độc ở trẻ:

  • Cần hướng dẫn các thành viên trong gia đình rửa tay sạch sẽ và thường xuyên. Nên dạy trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, sau khi chạm vào đồ ăn sống. Hướng dẫn cách rửa tay sạch sẽ với xà phòng đúng cách.

  • Phụ huynh cần vệ sinh căn bếp của mình và đặc biệt là vệ sinh, khử khuẩn các đồ dùng nấu ăn, thớt và những bề mặt chế biến thức ăn.

  • Không nên uống sữa hoặc những loại thức ăn chưa được tiệt trùng.

  • Những loại rau sống và trái cây cần được rửa sạch nếu không bóc vỏ. Những loại trái cây có thể ngâm với muối hoặc chất làm sạch loại bỏ mọi hóa chất bám trên trái cây.

  • Không nên sử dụng thực phẩm hay thức ăn bị hết hạn. Bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của thức ăn trước khi cho trẻ ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.

  • Bố mẹ nên cho trẻ những thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn. Ví dụ thịt bò và thịt heo xay chín ở 71 độ C, thịt gà nguyên con chín ở 74 độ C, trứng gà trứng vịt cần được nấu chín lòng đỏ,...

  • Khi mua đồ ăn về cần đóng kỹ lại để tránh bị hỏng và lên men. Những thức ăn thừa bố mẹ cần đóng hộp kỹ, cất vào tủ lạnh và hôm sau cần hâm lại bằng lò vi sóng. Không nên rã đông thức ăn bằng nhiệt độ phòng.

  • Nên cho trẻ uống nước sôi và nước đã qua tiệt trùng.

Phòng ngừa những nguy cơ trẻ bị ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trên đây là những thông tin giải đáp cho các bậc phụ huynh về trẻ 1 tuổi bị ngộ độc thức ăn mà Monkey đã chia sẻ. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp phụ huynh trang bị được những kiến thức cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị ngộ độc thức ăn. Đừng quên theo dõi Monkey để được cung cấp những kiến thức bổ ích về nuôi dạy con.

Food Poisoning Symptoms in Kids | Complete Care - Ngày truy cập 22/07/2022

https://www.visitcompletecare.com/blog/food-poisoning-symptoms-in-kids/ 

Food Poisoning in Children. Signs of food poisoning in children - Ngày truy cập 22/07/2022

https://patient.info/childrens-health/acute-diarrhoea-in-children/food-poisoning-in-children

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!