zalo
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi bị cảm cúm
Kỹ năng sống

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi bị cảm cúm

Hồng Nhung
Hồng Nhung

16/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ nhỏ 7 tháng tuổi là đối tượng rất dễ bị cảm cúm do thể trạng cơ thể yếu hơn người bình thường. Bệnh cảm cúm nghe thì có vẻ bình thường nhưng nếu cha mẹ không biết cách xử lý thì bé sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Vậy chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi bị cảm cúm như thế nào, hãy cùng Monkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những biểu hiện trẻ 7 tháng tuổi mắc bệnh cảm cúm

Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp gây ra bởi 2 chủng virus cúm là A và B. Khi bị cảm cúm, trẻ sơ sinh rất khó mô tả chính xác những gì bé cảm nhận về các triệu chứng. Bé chỉ có thể biểu hiện qua tiếng khóc và kèm theo những dấu hiệu khác như: 

  • Trẻ sốt cao hơn 39 độ mà không rõ nguyên nhân: Một trong những triệu chứng thường gặp của cảm cúm đó là sốt cao trong nhiều giờ đồng hồ. Nếu mẹ thấy trẻ có biểu hiện sốt cao kéo dài thì rất có thể bé đã bị virus cảm cúm xâm nhập.

  • Cơ thể run và lạnh: Đối với những trẻ lớn khỏe mạnh vẫn có thể bị run lạnh người khi bị sốt. Vậy nên đối với cơ thể yếu ớt của bé 7 tháng tuổi sẽ không tránh khỏi tình trạng lạnh toàn thân và run rẩy khi bị cảm cúm.

  • Ho kéo dài: Khi bị cảm cúm, trẻ sẽ bị ngứa cổ và ho. Nếu thấy trẻ ho lâu và kéo dài thì chắc chắn trẻ đã bị virus cảm cúm xâm nhập. Lúc này mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để chữa trị ngay.

  • Trẻ bị sung huyết mũi: Đây là trạng thái mà trẻ bị sổ mũi và nghẹt mũi gây khó chịu cho bé. Dịch mũi sẽ có màu vàng và màu xanh gây khó khăn trong việc hít thở của bé và cũng khiến tiếng thở của bé thay đổi khá nhiều.

Ngoài những biểu hiện trên, trẻ 7 tuổi bị cảm cúm sẽ có những biểu hiện khác như nôn mửa, bỏ bú, đau nhức cơ bắp, chóng mặt,... Mẹ chỉ cần chú ý đến những biểu hiện trên, nếu thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng trên tức là trẻ đã bị cảm cúm. Cha mẹ nên có biện pháp xử lý kịp thời hoặc đưa bé đến bác sĩ để bé được chăm sóc và điều trị. Nếu không bé sẽ có khả năng bị mắc những biến chứng như sau:

  • Viêm tai giữa: Khoảng 5 đến 15% trường hợp trẻ 7 tháng tuổi bị cảm cúm sẽ phát triển thành bệnh viêm tai giữa. Việc này xảy ra khi vi khuẩn và virus xâm nhập vào không gian phía sau tai (màng nhĩ).

  • Thở khò khè: Ngay cả khi bé không có tiền sử bệnh suyễn thì cảm cúm có thể khiến bé thở khò khè, khó chịu.

  • Các bệnh nhiễm trùng thức cấp khác: Một số bệnh nhiễm trùng thứ cấp khác mà bé có thể sẽ mắc phải đó là viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi,... Những trường hợp nhiễm khuẩn cần được các bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp. 

Sốt cao kéo dài là biểu hiện đặc trưng của bé bị cảm cúm (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi bị cảm cúm

Khi trẻ 7 tháng tuổi bị cảm cúm, bố mẹ nên xử lý như thế nào, sau đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị cảm cúm hiệu quả nhất, hãy cùng Monkey tìm hiểu nhé.

Cho trẻ nghỉ ngơi như thế nào để nhanh khỏe

Đối với trẻ còn bú, bé sẽ dễ bỏ bú. Như vậy, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi để làm dịu bớt những triệu chứng của cảm cúm. Để bé nghỉ ngơi nhiều còn giúp bé 7 tháng chống lại khả năng bị nhiễm trùng và hạn chế khả năng để lại biến chứng.

Mẹ hãy tìm một nơi thật thoải mái và thoáng mát để bé nằm và tự chơi. Ngoài ra mẹ có thể tương tác nói chuyện với để bé vui và thoải mái hơn. 

Để bé nghỉ ngơi nhiều để bé nhanh phục hồi sức khoẻ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đảm bảo không khí đủ ẩm

Việc làm ẩm không khí xung quanh bé trong thời gian bé bị cảm cúm rất quan trọng. Khi bị cảm, bé sẽ bị sổ mũi rất nhiều, dịch nhầy trong mũi cũng sẽ khiến bé bị nghẹt mũi và khó thở. Không khí ẩm là môi trường hoàn hảo để làm lỏng các chất nhầy trong mũi bé để bé hít thở dễ dàng hơn. Hãy đầu tư một chiếc máy làm ẩm không khí tại nhà để giúp bé thêm thư giãn.

Đối với máy phun sương, mẹ hãy thường xuyên kiểm tra và vệ sinh thật sạch sẽ  để máy không phun ra những hơi độc và có hại cho bé. Hãy đặt trong phòng ngủ nếu bé đang ngủ hoặc đặt ở phòng khách trong lúc bé chơi đùa. Ngoài ra, mẹ có thể nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy tạo độ ẩm, hương bạc hà sẽ làm thông mũi, bé sẽ dễ hít thở hơn. 

Không khí ẩm giúp bé thoải mái và hít thở dễ dàng hơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Có dùng dầu nóng cho trẻ được không?

Mẹ có thể sử dụng dầu nóng cho bé, có rất nhiều loại tinh dầu mang lại hiệu quả rất tốt, cũng có một số loại tinh dầu chứa các thành phần không an toàn cho bé sơ sinh như long não,...

Các loại dầu thường không có tác dụng trị cảm nhưng nó giúp bé thoải mái hơn và giảm bớt sự khó chịu gây ra bởi bệnh. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua các loại dầu này tại các hiệu thuốc tây. Những loại tinh dầu này có thể sử dụng và an toàn với những bé từ 3 tháng tuổi trở lên nên bé 7 tháng tuổi mẹ có thể yên tâm sử dụng nhé. Những sản phẩm tốt, thân thiện và an toàn sẽ chứa các thành phần như petrolatum, dầu và tinh dầu bạch đàn. 

Cách sử dụng rất đơn giản, mẹ có thể dùng dầu nóng này để mát xa lên toàn bộ ngực, cổ, lưng của bé. Mát xa nhẹ nhàng cũng giúp tăng cảm giác dễ chịu cho bé, giúp bé ngủ ngon hơn. Lưu ý, mẹ chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, không để dầu tiếp xúc trực tiếp lên miệng, mũi, mắt hay bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt bé. 

Mát xa cho bé bằng dầu nóng giúp bé thư giãn và dễ ngủ hơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn cách làm sạch mũi cho trẻ bị cảm

Vì bé 7 tháng tuổi còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi vậy nên rất cần đến sự trợ giúp của mẹ và dụng cụ rửa mũi chuyên dụng dành cho em bé. Việc này sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ hãy thực hiện thao tác này trước khi cho bé bú khoảng 15 phút. Để thực hiện, mẹ cần chuẩn bị nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi. 

Công thức làm nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé mẹ có thể tham khảo công thức và cách thực hiện dưới đây:

  • Hoà tan nửa muỗng cà phê muối với khoảng 240ml nước ấm.

  • Mẹ hãy làm dung dịch này mỗi ngày để vệ sinh mũi cho bé, làm lại nước thường xuyên để bảo an toàn và không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

  • Để bé nằm ngửa và lót một tấm khăn dưới đầu bé.

  • Sau đó, mẹ nhỏ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi của bé để làm lỏng chất dịch nhầy. Mẹ lưu ý giữ yên đầu bé trong vòng 30 giây.

  • Cuối cùng, mẹ dùng dụng cụ hút mũi chuyên dùng dành cho em bé để hút các dịch nhầy cho mũi bên mũi của bé. 

Chú ý: Mẹ không nên hút mũi cho bé quá nhiều lần vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Chú ý không sử dụng phương pháp này liên tục 4 ngày vì mũi của bé có thể sẽ bị khô và bệnh cảm cúm càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và dụng cụ chuyên dùng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Mật ong có thể dùng để điều trị cho trẻ 7 tháng tuổi bị cảm cúm không?

Mật ong rất tốt và có công dụng trị bệnh cảm cúm rất hiệu quả đối với người lớn. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi nói chung và 7 tháng tuổi nói riêng thì mật ong được đánh giá là không an toàn với các bé. Khi cho bé dưới 12 tuổi ăn mật ong, bé có thể sẽ mắc triệu chứng dưới đây:

Trong mật ong có chứa các bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum. Khi đi vào ruột, những bào tử vi khuẩn này tạo ra chất độc thần kinh có hại bên trong đường tiêu hoá dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, làm tê liệt cơ xương dẫn đến nguy cơ bị suy nhược. Thậm chí có một số trường hợp ngộ độc không được xử lý có thể dẫn đến tử vong. 

Ngoài nguy cơ gây ngộ độc, mật ong có khả năng làm hỏng răng của trẻ nhỏ. Do hàm lượng canxi trong cơ thể bé chưa đủ để răng chắc khoẻ và hoàn thiện nên nguy cơ bé bị sâu răng là rất lớn. 

Xem thêm: Trẻ bị cảm cúm nên uống gì để nhanh khỏi? Bí kíp chăm sóc trẻ

Bé dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong để chữa cảm cúm (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ cần được bổ sung những loại dinh dưỡng nào để nhanh chóng hồi phục

Để trẻ nhanh hồi phục bệnh cảm cúm, mẹ cần bổ sung cho bé những loại dưỡng chất cần thiết. Đầu tiên và quan trọng nhất, mẹ nên cho bé uống thật nhiều nước và cho bé bú thật nhiều để trẻ không bị mất nước. Mẹ có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép trái cây không đường khác như nước cam, nước ép táo,... Đặc biệt các loại trái cây họ cam quýt chứa rất nhiều vitamin C, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và chống chọi với bệnh tật. 

Một số loại rau củ quả giàu chất chống oxy hoá như bông cải xanh hay một số loại rau cải. Mẹ có thể xay chung với bột ăn dặm của bé để giúp bé bổ sung dưỡng chất. 

Sữa chua là một món ăn được rất nhiều người yêu thích và mang lại rất nhiều những lợi ích sức khỏe. Sữa chua chứa rất nhiều những lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ, giúp bé hấp thu thức ăn tốt hơn và nhanh hồi phục cơ thể hơn. 

Bổ sung cho bé những dưỡng chất cần thiết để bé nhanh chóng hồi phục (Ảnh: Sưu tầm internet)

Có nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ hay không

Thuốc kháng sinh được ví con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng thì bệnh có thể thuyên giảm nhưng nếu không sử dụng đúng thì có thể gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh đúng độ tuổi, đúng hàm lượng cách dùng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. 

Khi trẻ bị sốt, trong trường hợp trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi và sinh hoạt bình thường thì mẹ chỉ nên cho bé uống các loại thuốc hạ sốt bình thường. Nếu mẹ theo dõi không thấy tình trạng của trẻ tốt hơn thì nên đưa bé đến bác sĩ ngay. Còn đối với những trường hợp sốt cao và kèm thêm các triệu chứng bất thường, đưa bé đến bác sĩ ngay để được bác sĩ chẩn đoán. Sau khi tìm được nguyên nhân căn bệnh, bác sĩ mới đưa ra quyết định rằng có nên cho bé uống kháng sinh hay không. 

Đối với trường hợp bị viêm họng, cho bé uống kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả và thậm chí có hại nhiều hơn có lợi. Tuy nhiên với những trường hợp trẻ bị viêm họng do khuẩn liên cầu Streptococcus gây nên thì bắt buộc phải cho bé dùng kháng sinh.

Ngoài ra còn nhiều trường hợp khác nữa, mẹ không nên tùy tiện cho bé uống thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra những trường hợp xấu như: Kháng kháng sinh, bị các bệnh về đường ruột,...

Không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa cảm cúm cho bé (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khi nào thì nên cho trẻ đi bệnh viện?

Trong một số trường hợp có thể dùng thuốc chống virus, còn lại là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Hầu như bệnh cảm cúm sẽ tự hết nhưng cũng có một số trường hợp cần phải đến bệnh viện, cụ thể:

  • Khi mẹ thấy một số các biểu hiện bất thường như tã không ướt nhiều như bình thường, Trẻ sốt cao gần 39 độ C trong một ngày, nhiệt độ cao hơn 38,3 trong hơn 3 ngày, mắt chuyển sang màu đỏ hoặc màu vàng kèm theo rỉ mắt, nước mũi đặc xanh lá cây trong hơn hai tuần.
  • Cúm có biến chứng: Ngoài các triệu chứng của cúm như sốt, ho hay có biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa và các tổn thương ở vị trí khác. Một số biến chứng rất nặng như viêm não, rối loạn huyết học, tổn thương một số cơ quan khác. 

  • Trẻ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hay bệnh phổi mãn tính,...

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu thấy những biểu hiện bất thường (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ 7 tháng tuổi

Để bé luôn khỏe mạnh, hãy bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số cách phòng tránh bố mẹ cần thực hiện để bảo vệ bé khỏi các tác nhân cảm cúm.

  • Trẻ nhỏ 7 tháng tuổi bị cảm cúm thường bị nhiễm qua các giọt bắn từ người bị bệnh ho và hắt hơi vào không khí. Để em bé tránh xa và không tiếp xúc với những người bị bệnh, đặc biệt là những ngày đầu tiên của bệnh. Hạn chế để bé đi đến những nơi tiếp xúc với nhiều người và các cuộc họp công cộng. 

  • Cách phòng ngừa tốt nhất là cho bé uống thật nhiều nước hoặc cho bé bú nhiều, sau đó rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời nhắc nhở mọi người xung quanh giúp bé tránh không bị bệnh.

  • Rửa tay trước khi cho bé ăn hay chăm sóc cho bé, nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy sử dụng khăn lau tay hoặc gel rửa tay có chứa rượu vô trùng. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé hoặc những đồ vật bé hay sử dụng. 

  • Nhắc nhở mọi người trong gia đình hãy ho và hắt hơi vào khăn giấy sau đó em bỏ vào thùng rác. Lưu ý hãy rửa tay ngay sau khi ho và hắt hơi để đảm bảo vi khuẩn không bám lên tay.

Tiêm vắc xin phòng cảm cúm cho bé là biện  pháp tốt nhất để phòng bệnh (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị cảm cúm. Hy vọng với những thông tin mà Monkey đã chia sẻ, mẹ sẽ chăm sóc bé tốt hơn và biết cách xử lý đúng và nhanh chóng trong trường hợp bé bị cảm. Chúc cha mẹ thành công trên con đường nuôi dạy trẻ và chăm sóc cuộc sống gia đình. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhập thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé. 

If your child has cold or flu symptoms - 2/8/2022

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/lungs-and-airways/if-your-child-has-cold-or-flu-symptoms

Your baby and the flu - 2/8/2022

https://www.mountsinai.org/health-library/special-topic/your-baby-and-the-flu

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey