zalo
Chăm sóc trẻ bị ngã: Trẻ bị ngã sưng đầu có nên bôi dầu gió hay không
Kỹ năng sống

Chăm sóc trẻ bị ngã: Trẻ bị ngã sưng đầu có nên bôi dầu gió hay không

Hồng Nhung
Hồng Nhung

25/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bị ngã sưng đầu là một tai nạn hay gặp ở những bé nhỏ. Bên cạnh những cách xử lý đúng cách thì vẫn có một số bố mẹ mắc phải những lỗi cơ bản khi chăm sóc bé. Vậy có những điều nào cần lưu ý khi chăm sóc bé bị ngã, trẻ bị ngã sưng đầu có nên bôi dầu gió hay không, nên làm gì để vết thương nhanh khỏi.

Trẻ bị ngã đập đầu cần xử lý như thế nào?

Trẻ nhỏ vốn hay chạy nhảy nên rất dễ bị té ngã. Những cú va chạm này tưởng chừng nhẹ nhàng nhưng có những trường hợp gây chấn thương nghiêm trọng khi không biết cách xử lý đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị ngã sưng đầu và những trường hợp đặc biệt mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay.  

Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị ngã sưng đầu

Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị ngã sưng đầu. 

  • Nếu mẹ phát hiện trên đầu của trẻ có vết bầm sưng thì mẹ hãy chuẩn bị túi chườm lạnh và chườm lên vết thương của bé trong vòng từ 15 đến 20 phút. Việc này giúp cho vết bầm không bị lan rộng ra mà còn giúp cho bé giảm đau. Nếu thấy vết bầm to và nhiều, mẹ hãy chườm đá lại cho bé sau 1 giờ và làm thường xuyên 2 đến 3 lần 1 ngày. 

  • Nếu thấy trẻ bị trầy xước nhẹ thì mẹ hãy rửa sạch vùng da bị trầy xước đó bằng nước sạch và bằng nước muối sinh lý. 

  • Nếu thấy trẻ bị chảy máu ít, mẹ hãy dùng miếng khăn sạch hoặc gạc y tế sạch ấn thẳng vào vết thương đó để cầm máu. Mẹ giữ nguyên trong vòng 10 phút cho đến khi máu ngưng chảy thì thôi. 

  • Để ý nếu thấy trẻ bị nôn thì mẹ hãy cho bé nằm nghỉ ngơi và chỉ cho bé uống nước lọc. Nếu mẹ thấy bé uống được nước và không có dấu hiệu nôn thêm thì có thể cho bé ăn uống như bình thường. 

  • Cho bé nằm nghỉ ngơi và quan sát bé trong vòng 2 tiếng tới. 

  • Trẻ bị đau nhức tại vết thương quá dữ dội thì mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc giảm đau khi cần (đối với trẻ đã đủ tuổi). Tuy nhiên mẹ cần đợi ít nhất 2 tiếng đồng hồ sau chấn thương mới có thể cho trẻ uống. Vì cho trẻ uống trong thời gian đầu có thể trẻ sẽ bị nôn thuốc ra ngay khi vừa uống vào. Sau 24h sau chấn thương mà bé vẫn còn đau đầu thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ. 

  • Với những trẻ ổn định thì nên theo dõi thêm 48 đến 72 giờ để chắc chắn trẻ không còn lo lắng. 

  • Lưu ý quan sát bé xem bé có bị chấn thương ở vùng cổ hay không.

Chườm đá cho trẻ để vết bầm không bị la và giúp trẻ giảm đau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

Thông thường rất khó để có thể dự đoán được chấn thương não nào là lành tính và chấn thương não nào là ác tính. Có một số dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ chấn thương não ở trẻ mà phụ huynh cần hết sức lưu ý. Khi thấy bé có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện. 

  • Trẻ bị bất tỉnh: Dù trẻ chỉ bị bất tỉnh trong vài giây thì bố mẹ cũng cần phải chú ý vì nếu tai nạn ngã đủ mạnh thì lực va đập cũng có thể gây tụ máu trong não. Lúc này, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. 

  • Rối loạn tri giác: Sau khi bị ngã thì mẹ thấy bé vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại có những dấu hiệu bất thường như lơ mơ, tập trung kém, kích động khó dỗ hay thậm chí là không nhận ra người thân. Đây chính là lúc mà bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chữa trị. 

  • Nôn ói trên 3 lần: Thông thường sau khi bị ngã, mặc dù bé không bị chấn thương sọ não thì bé sẽ vẫn bị nôn từ 1 đến 2 lần do bé khóc hoặc ho do sự va đập của hộp sọ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trên 3 lần thì đó vẫn là một dấu hiệu cảnh báo bé có thể đã bị chấn thương não. Lúc này bố mẹ chỉ nên cho bé bú sữa hoặc cho uống nước lọc, không nên cho bé ăn thức ăn đặc. Bố mẹ hãy quan sát bé, nếu bé không ngừng nôn sau 24 giờ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. 

  • Trẻ ngủ nhiều: Sau khi bị ngã đập đầu, bé sẽ có triệu chứng ngủ nhiều hơn bình thường.Vậy nên việc theo dõi các dấu hiệu bất thường của bé sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, bố mẹ hãy theo dõi xem trẻ có biểu hiện bất thường nào ở giấc ngủ hay không. Chẳng hạn như ngủ sâu, khó đánh thức, cáu gắt khi thức giấc,... Lúc này bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. 

  • Mất thương bằng vận động: mẹ hãy để ý đến bé sau khi ngã sẽ rất hay bị chóng mặt, đây chỉ là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu mất thăng bằng khi di chuyển, bị kéo lê chấn, hay bị ngã và bị mất thăng bằng phương hướng thì mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. Đối với trẻ đã biết đi, bố mẹ hãy theo dõi bé xem bé có đi đứng bình thường hay không, có ngồi vững hay không. Đối với những trẻ vẫn chưa biết đi thì quan sát bé có ngồi, bò bình thường hay không, có quấy khóc nhiều hay không. 

  • Dấu hiệu ở mắt: Trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị ngã, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như mắt bị lác hay đồng tử hai bên không đều nhau, bé va vào các đồ vật khi di chuyển. Đối với trẻ lớn tuổi, mẹ hãy hỏi để bé mô tả được các triệu chứng của mình như có nhìn đôi hay không, nhìn có mờ hay không hay trẻ có bị chảy máu, nước từ lỗ mũi hay lỗ tai,... hay không.

  • Trẻ sơ sinh bỏ bú: Chấn thương và đau nhức sau khi bị ngã là nguyên nhân khiến bé bỏ bú. Đây là tình trạng khá nghiêm trọng ở bé, do bé còn quá nhỏ nên không thể nói cho bé biết nên biểu hiện bằng cách khóc và bỏ ăn. Lúc này mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể hỗ trợ bé tốt nhất và khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể.

  • Bé khóc nhiều: Sau khi bị ngã, bé sẽ thường xuyên quấy khóc do cơ thể khó chịu. Việc khóc nhiều có thể gây ra hiện tượng nuốt hơi và dẫn đến đầy hơi và đầy bụng. Lúc này bố mẹ hãy thật kiên nhẫn dỗ dành bé, tránh việc để bé bị đầy hơi và mệt mỏi do khóc nhiều. 

  • Bé khóc yếu: Bé khóc yếu, tím tái là biểu hiện của bé đang bị đau và mệt mỏi. Lúc này lượng oxi trong cơ thể sẽ chuyển sang màu tím đặc biệt là vùng môi. Hiện tượng này chỉ xảy ra vài giây. Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần chú ý và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường. 

  • Bé co giật: Một trong những di chứng do chấn thương để lại đó là trẻ bị co giật. Tình trạng này là do chức năng của não bị rối loạn do sự phóng điện bất thường xảy ra một cách thoáng qua. Lúc này trẻ sẽ co giật toàn thân và chi, bố mẹ khi gặp tình trạng này cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện ngay. 

Trong một số trường hợp, tuy bé bị chấn thương sọ não nhưng lúc đó bé chưa có biểu hiện gì khi đi thăm khám nên sẽ được bác sĩ cho về nhà. Phụ huynh cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vài ngày sau đó. Bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu như: Quấy khóc nhiều, bé bị đau đầu, buồn nôn hoặc bị nôn ói, lơ mơ, khó đánh thức, co giật, cử động không bình thường, gặp khó khăn khi đi lại,... Nếu trong thời gian theo dõi bé không có biểu hiện bất thường thì sẽ không đáng lo.

Trẻ bị nôn quá 24h sau chấn thương bố mẹ hãy đưa đến bệnh viện ngay (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị ngã sưng đầu có nên bôi dầu gió hay không?

Từ trước tới nay, người ta vẫn luôn dùng dầu gió để bôi vào vết thương khi bị sưng. Tuy nhiên có nên bôi dầu gió vào vết sưng khi trẻ bị ngã đập đầu hay không. Câu trả lời là không nên bôi dầu gió vào vết sưng vì việc này sẽ làm cho tình trạng nặng hơn và chỗ sưng sẽ không giảm. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục. Dầu gió khiến cho các mạch máu nhỏ chảy máu liên tục và đó chính là lý do vết thương lâu hết hơn. 

Xem thêm: Trẻ bị ngã tụ máu dưới da đầu có nguy hiểm không?

Xem thêm: Cách làm giảm sưng, bầm tím cho trẻ bị ngã đập đầu phía trước

Không nên bôi dầu gió vào vết thương, dầu gió làm vết bầm lan ra (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các cách làm sai lầm khi sơ cứu trẻ bị ngã đập đầu

Bên cạnh việc chia sẻ các cách sơ cứu đúng cho trẻ thì Monkey còn chia sẻ thêm một số lưu ý, những điều cần tránh trong quá trình sơ cứu trẻ bị đập đầu. 

  • Đắp nước ấm lên vết thương cho trẻ: Đây là một trong những sai lầm khi sơ cứu vết thương cho trẻ mà rất nhiều bố mẹ mắc phải. Làm như vậy tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại cho bé. Khi bị ngã, mạch máu đang xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn gây ra bầm tím khó lành. Trong thời gian đầu bố mẹ nên chườm lạnh cho bé (khoảng 2 đến 3 ngày) sau đó hãy chườm ấm.

  • Tự nắn chỉnh đầu bị móp méo: Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ, bố mẹ không được tự ý nắn chỉnh đầu bị móp méo. Người không có trình độ y khoa không tự ý nắn chỉnh đầu bé vì điều này có thể khiến vết thương của bé nặng hơn. 

  • Xốc trẻ lên vội vàng: Hạn chế di chuyển bé nếu không cần thiết. Mọi sự di chuyển đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, tổn thương cổ và cột sống và các vết thương khác.  

Không chườm ấm hay nóng khi tai nạn xảy ra (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc trẻ bị ngã sưng đầu như thế nào

Vậy chăm sóc trẻ bị ngã sưng đầu như thế nào, bố mẹ có thể tham khảo dưới đây để chăm sóc  bé được tốt hơn. 

Cho trẻ ăn gì, uống gì

Thiết lập một chế độ ăn uống và một thực đơn khoa học là một trong những cách giúp bé nhanh hồi phục sau chấn thương. Đối với chấn thương sau tai nạn ngã đập đầu, bố mẹ hãy bổ sung cho bé nhiều Vitamin và nhiều dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là magie. Magie có tác dụng làm giảm các cơn đau đặc biệt là đau đầu. Một số thực phẩm giàu magie mà bố mẹ có thể dễ dàng tìm thấy như:

  • Chocola đen: Đây là loại thực phẩm vừa lành mạnh vừa ngon miệng, đặc biệt được các bé nhỏ yêu thích. Trong 28 gam khẩu phần chocola có chứa 64 mg magie. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất sắt, đồng và các chất có lợi cho cơ thể của bé.

  • Bơ: Đây là một loại cây vô cùng bổ dưỡng và giàu magie với 68 mg magie trong 1 quả bơ. Ngoài ra, bơ còn chứa nhiều kali, vitamin B và các loại vitamin khác rất tốt cho sức khoẻ mà còn ngon miệng, giúp bé nhanh hết các cơn đau đầu. 

  • Các loại hạt: Các loại hạt luôn được biết đến là một loại thực phẩm cực kỳ dinh dưỡng. Những loại hạt có chứa Magie nhiều bao gồm hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô,...

Bơ là một loại trái cây giàu Magie, tốt cho quá trình phục hồi chấn thương đầu của trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ

Những ngày sau chấn thương nặng bé có thể bị yếu, vậy nên bố mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi đầy đủ để các chức năng trong cơ thể bé được nhanh chóng phục hồi. Hạn chế cho bé vận động mạnh và chơi những trò chơi nguy hiểm. 

Cho bé nghỉ ngơi đúng cách và tránh hoạt động nhiều (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc vết thương của trẻ như thế nào

Việc chăm sóc vết thương đúng cách cũng là một trong những yếu tố giúp cho bé nhanh hết bệnh. Đối với những vết thương quá sâu và nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị và theo dõi. Còn đối với những vết thương nhẹ, chỉ bị trầy xước bên ngoài thì mẹ hãy vệ sinh vết thương cho bé bằng dung dịch sát khuẩn. Không để trẻ tự ý sờ tay lên vết thương hay cào gãi vết thương. 

Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát các biểu hiện của bé thường xuyên, nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Nếu vết thương quá nặng hãy mang bé đến bệnh viện ngay để được khâu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về tai nạn trẻ ngã đập đầu và cũng đã giải đáp được cho bố mẹ câu hỏi “trẻ bị ngã sưng đầu có nên bôi dầu gió hay không”. Hy vọng với những gì Monkey chia sẻ, bố mẹ có thể chăm sóc tốt cho bé và đừng quên theo dõi Website của Monkey để được học nhiều bài học hay hơn. 

What to do after a baby falls - 12/9/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322208

How to Help Babies and Toddlers When They Fall  - 12/9/2022

https://pathways.org/baby-falling/

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!