zalo
Trẻ sơ sinh bị đứt tay có nguy hiểm hay không? Hướng dẫn chăm sóc trẻ
Kỹ năng sống

Trẻ sơ sinh bị đứt tay có nguy hiểm hay không? Hướng dẫn chăm sóc trẻ

Hồng Nhung
Hồng Nhung

26/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ sơ sinh rất ít khi bị thương, phần lớn bị thương là do sự bất cẩn của người chăm sóc. Vậy khi trẻ sơ sinh bị đứt tay, bố mẹ nên xử lý như thế nào là an toàn, chính xác và hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây cùng Monkey.

Những nguyên nhân gây đứt tay ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị đứt tay do nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân chính đó là do sự trông nom bất cẩn của người trông trẻ. Sau đây là một số trường hợp trẻ bị đứt tay do một số nguyên nhân. 

Do mẹ cắt móng tay cho bé không cẩn thận

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đứt tay là do mẹ cắt móng tay cho bé không cẩn thận, do cắt móng tay cho bé khi bé đang còn thức dẫn tới việc tay bé quờ quạng và bị đứt. Đây là một trong những tai nạn rất thường gặp ở các bé sơ sinh. 

 Dùng bộ cắt móng tay chuyên dụng cho trẻ sơ sinh (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vô tình chạm vào vật sắc nhọn 

Ngoài việc bé bị đứt móng tay do mẹ bất cẩn trong việc cắt móng tay bé, bé còn bị đứt tay do chạm tay vào các vật sắc nhọn như dao, kìm, đồ bấm móng tay, kéo, kim chỉ, hay do đụng vào các thiết bị điện tử như quạt điện. 

Trẻ sơ sinh có thể bị đứt tay do quạt chém (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ sơ sinh bị đứt tay có nghiêm trọng hay không

Ở một người lớn trưởng thành sẽ có lượng máu trung bình từ 4,5 - 5,5 lít lưu thông trong cơ thể. Khi trẻ được 5 tuổi thì cùng có lượng máu trung bình tương đương với một người lớn. Trong khi một em bé sơ sinh mới chào đời chỉ có khoảng 0,2 lít máu trong cơ thể.

Vì vậy, một số trường hợp vết thương nhẹ thì không sao, tuy nhiên đối với những vết thương sâu thì có nguy cơ để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Điển hình là khi trẻ bị mất một lượng máu nghiêm trọng trẻ sẽ cảm thấy lạnh, mệt mỏi và tim đập nhanh. Nghiêm trọng hơn là trẻ có thể rơi vào tình trạng sốc và hôn mê, khiến tim ngừng đập và có thể dẫn đến tình trạng xấu nhất là trẻ tử vong. Vậy nên với những vết cắt sâu, mẹ hãy chú ý cẩn thận và phải xử lý đúng cách nếu gặp tình huống bé bị tai nạn này. 

Vết thương đứt tay nặng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ sơ sinh bị đứt tay cần làm gì?

Khi gặp tình huống trẻ bị đứt tay thì mẹ cần xử lý như thế nào để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Đối với từng tình trạng nặng nhẹ khác nhau mà bố mẹ sẽ có những cách xử lý khác nhau. 

Trường hợp bé bị đứt nhẹ

Mẹ hãy nhớ những bước cầm máu sau để chủ động xử lý nhanh những vết thương nhỏ trên da bé nhé.

  • Cầm máu vết thương cho bé bằng cách ép chặt vết thương.

  • Rửa vết thương dưới vòi nước mát để làm sạch và cũng như cầm máu.

  • Dán băng keo cá nhân vào vết thương của bé để đóng các mép của vết cắt nhỏ.

  • Mẹ tuyệt đối không cố lấy dị vật bị dính vào vết thương của bé vì có thể sẽ khiến vết thương bị loét thêm. 

  • Băng bó vết thương đứt tay của bé bằng băng bảo vệ

Sau khi đã xử lý vết thương xong, mẹ hãy chú ý quan sát bé hơn xem có biểu hiện nào bất thường hay không. Nếu có hãy nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện ngay.

Xem thêm: Trẻ bị bỏng bôi kem đánh răng có thực sự hiệu quả? Lời khuyên từ bác sĩ

Cho bé rửa vết thương dưới vòi nước sạch để loại bỏ vi khuẩn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trường hợp bé sơ sinh bị đứt tay sâu

Ngay khi bé có dấu hiệu bất tỉnh hoặc sốc do mất máu quá nhiều, bố mẹ hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa trẻ đến bệnh viện. Trước đó, bố mẹ hãy thực hiện các bước cầm máu tại chỗ cho bé ngay.

Bước 1: Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng cứng, kê cao chân để giúp tăng lưu lượng máu chảy lên não và giảm tình trạng sốc cho bé. Nếu có thể, mẹ hãy nâng khu vực bị thương cao hơn tim để giảm lưu lượng máu đến vị trí bị thương. Trong khi đó mẹ hãy nhớ ủ ấm cho bé.

Bước 2: Mẹ hãy quan sát khu vực bị thương, nếu mẹ thấy vết thương hở có nguy cơ bị nhiễm trùng cao thì hãy đeo găng tay trước khi xử lý vết thương cho bé để hạn chế bị nhiễm trùng.

Bước 3: Băng ép cầm máu

Dùng băng vô trùng hoặc dùng một mảnh vải sạch để ấn trực tiếp lên vết thương, hoặc dùng chính tay của mẹ (tay sạch) nếu không thể tìm được gì để thay thế. Nếu vết thương có dị vật, mẹ tuyệt đối không ấn trực tiếp lên vết thương hoặc rút dị vật ra. Điều này sẽ khiến máu chảy nhiều hơn, thay vào đó hãy ấn hai cạnh của dị vật để ngăn chảy máu

Duy trì áp lực ổn định cho đến khi máu ở vết thương ngừng chảy. Hạn chế kiểm tra vết thương và tháo băng, nếu không mẹ sẽ làm xáo trộn cơ chế đông máu của vết thương đang hình thành. Nếu mẹ thấy máu chảy thấm qua băng, không lấy miếng băng đó ra mà tiếp tục chồng lên một một miếng khác. Mẹ lưu ý hãy kiểm tra tuần hoàn đầu cho trẻ để tránh trường hợp mẹ băng bó vết thương đó quá chật khiến máu không thể lưu thông lên đầu. Mẹ hãy ấn vào móng tay hoặc móng chân của trẻ nếu thấy móng tay hoặc móng chân của bé không hồng lại ngay thì có nghĩa mẹ đang băng bó quá chặt, mẹ cần phải nới lỏng thêm ra một chút.  

Lưu ý: Mẹ  tuyệt đối không dùng garo để cầm máu vết thương cho trẻ vì garo sẽ khiến cắt đứt dòng chảy của máu đến vị trí bị thương, vết thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và làm đau bé dữ dội. Garo chỉ được sử dụng trong những trường hợp bị thương cực kỳ nặng như cắt cụt chi và khi không có phương pháp nào khác để cầm máu. 

Băng bó vết thương để tránh vết thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập (Ảnh: Sưu tầm internet)

Những lưu ý khi chăm sóc bé bị đứt tay

Ngoài việc xử lý vết thương đúng cách thì mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau đây để vết thương của bé nhanh lành hơn. Đầu tiên, không cho tay lên miệng để cầm máu vì vết thương có thể sẽ bị nhiễm trùng do những vi khuẩn từ miệng xâm nhập vào vết thương. Vậy nên mẹ  tuyệt đối không cầm máu từ vết thương của trẻ bằng cách đưa lên miệng. 

Để vết thương nhanh lành, mẹ cần thường xuyên vệ sinh và thay băng cho vết thương của trẻ để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương. Đặc biệt khi tiến hành thay băng, hãy đảm bảo là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ hoặc đeo găng tay vào. Bên cạnh đó đối với những vết thương có mức độ nghiêm trọng cao, nếu muốn cho bé uống thuốc hãy xin đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tuỳ tiện cho bé uống bất cứ loại thuốc nào hoặc bôi bất cứ loại thuốc nào để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Khi vết thương bắt đầu đóng vảy, mẹ chú ý không được bé hãy hay bóc lớp vảy ra để tránh vết thương bị chảy máu, lâu lành và để lại sẹo. 

Nếu mẹ thấy những biểu hiện như sốt, vết thương bị sưng, đau và bị chảy dịch có mùi thì rất có thể vết thương của bé đã bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng vết thương sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, vậy nên mẹ hãy chú ý giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng. Mẹ hãy rửa các vết thương trong vòng 10 phút sau khi bị thương bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên vết thương. Sau khi làm sạch vết thương, mẹ bôi thuốc khác sinh vào vết thương và băng lại để chống vi khuẩn xâm nhập. 

Dùng dũa móng tay chuyên dụng cho trẻ sơ sinh khi móng tay bé chưa cứng lại (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đề phòng trẻ sơ sinh bị đứt tay

Để đề phòng bé không bị đứt tay, mẹ cần chú ý hơn trọng việc chăm sóc bé, nhất là khi cắt móng tay cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cấn sắp xếp đồ đạc trong nhà một cách gọn gàng, hợp lý. Tránh để những vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, kiềm ở những nơi bé có thể với tới. Cất những đồ dùng sắc nhọn ở những kệ cao hoặc bỏ vào tủ và khoá lại.

Khi cắt móng tay cho bé, mẹ sử dụng kéo cắt móng tay hoặc bấm móng tay dành cho trẻ con, đặc biệt là dùng loại dũa móng bằng giấy nhám. Dũa móng là biện pháp tốt nhất để cắt móng cho bé ở những tuần đầu móng của trẻ chưa cứng lại. Nếu mẹ muốn cắt móng cho con bằng kéo cắt móng cho trẻ em thì phải thật cẩn thận. Chú ý nhấn phần thịt dưới móng ra để đảm bảo dao cắt không bị cứa vào, giữ thật chặt tay con khi cắt. Nếu chẳng may vô tình khía vào da con thì mẹ cũng đừng lo lắng mà hãy nhẹ nhàng thấm bông gòn và nhấn vào vết thương đó để tạo áp lực, máu sẽ ngừng chảy ngay. 

Mẹ hãy lựa lúc cho bé bú sữa hoặc cho bé ngủ để cắt móng tay cho bé. Lúc này bé sẽ tập trung vào việc khác nên sẽ không để ý đến mẹ đang quấn lấy hai bàn tay bé. Mẹ chú ý sử dụng một chiếc gối để hai tay của mẹ được rảnh rang khi cho bé bú, và có thể thao tác ăcns móng cho bé dễ dàng hơn. Nếu mẹ phải cắt móng tay cho bé trong khi bé còn thức thì hãy nhờ bố, hoặc ai đó đánh lạc hướng bé hoặc giữ cánh tay cho bé để hạn chế làm xước da tay mỏng manh của bé trong lúc cắt. 

Mẹ hãy chú ý cắt móng tay cho trẻ sơ sinh trong khu vực đầy đủ ánh sáng, hạn chế cắt móng tay trong điều kiện thiếu ánh sáng vì mẹ sẽ khó nhìn thấy những gì mình làm. Thậm chí một số đồ cắt móng tay của bé còn đi kèm theo một chiếc kính lúp nhỏ để mẹ nhìn thấy móng tay nhỏ xíu của bé dễ dàng hơn. 

Có một số trường hợp mẹ còn dùng răng để cắt móng tay cho bé, tuyệt đối không làm như vậy. Vi khuẩn có thể xâm nhập từ miệng mẹ sang làn da của bé. Tốt nhất mẹ nên sử dụng bấm móng tay chuyên dụng dành cho bàn tay mỏng manh và yếu ớt của bé. 

Để cắt móng tay cho trẻ an toàn và để trẻ không bị xước tay, mẹ cần thực hiện các thao tác sau:

  • Giữ chặt ngón tay của bé khi cắt để bé không quờ quạng mà bị xước da.

  • Lưu ý cắt móng tay cho trẻ dọc theo đường cong của ngón tay bé, không cắt thẳng qua hoặc bấm luôn 2 3 cái vì việc này có thể để lại cạnh sắc nhọn trên móng tay bé.

  • Ngoài cắt móng tay, mẹ có thể dũa nhẹ móng tay của bé thay vì cắt để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cắt móng tay cho trẻ khi ngủ để tránh trẻ quờ quạng gây ra vết thương (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về trẻ sơ sinh bị đứt tay. Hy vọng với những thông tin mà Monkey chia sẻ, bố mẹ sẽ biết cách xử lý vết thương đúng cách và những lưu ý khi chăm sóc vết thương cho trẻ. Chúc bố mẹ thành công trong việc nuôi dạy trẻ, đừng quên theo dõi website của Monkey để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé. 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!