zalo
Cẩn trọng khi trẻ bị ngã sưng tay. Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ
Kỹ năng sống

Cẩn trọng khi trẻ bị ngã sưng tay. Những lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ

Hồng Nhung
Hồng Nhung

01/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ bị ngã sưng tay là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương tay ở trẻ. Hậu quả cóc thể khiến trẻ bong gân, sưng tay hoặc thậm chí là gãy tay. Vì vậy bố mẹ cần thực hiện những biện pháp chống trơn trượt hạn chế nguy cơ gây té ngã ở trẻ. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những tổn thương trẻ có thể gặp khi bị ngã sưng tay và cách xử lý trong bài viết dưới đây.

Trẻ bị ngã sưng tay có thể gặp những loại tổn thương nào?

Trẻ bị ngã sưng tay là bất kỳ những loại tổn thương đối với các mô, xương tay và các mạch máu ở tay. Chấn thương tay tuỳ thuộc vào mức độ va chạm và gây ra chấn thương. Chấn thương tay có thể nhẹ như sưng, bầm tím hoặc bong gân. Đôi khi, bé có thể bị trật khớp và thậm chí là gãy tay nghiêm trọng. Các loại tổn thương khi trẻ bị ngã sưng tay bao gồm:

Sưng tay do va đập

Bé bị ngã sưng tay do trẻ bị ngã do va đập vào bề mặt hoặc những vật dụng xung quanh. Sưng bầm tím là cách gọi dân gian để chỉ những chấn thương phần mềm tương đối nhẹ. Hầu hết các vết bầm không gây tổn thương da nhiều và những cơ quan khác như cơ, gân, xương cũng chưa bị ảnh hưởng đáng để.

Mặc dù vậy, trẻ vẫn có những biểu hiện đau nhức do hiện tượng tổn thương phần mềm, mao mạch, gây viêm, sưng đau, gây ra tình trạng bầm tím. Đối với những sự va đập nhẹ vết bầm tím sẽ lan từ từ và có thể làm bé khó chịu, mất thẩm mỹ.

Trẻ bị ngã sưng tay gặp chấn thương sưng tấy, bầm tím tay do va đập (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị ngã sưng tay do bong gân

Trẻ bị ngã sưng tay có trường hợp trẻ bị bong gân, bong gân là những tổn thương làm căng, dãn và có thể đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng. Bong gân có 3 mức độ khác nhau:

  • Mức độ 1: Dây chằng bị căng giãn nhẹ.

  • Mức độ 2: Dây chằng bị đứt một phần.

  • Mức độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Khi trẻ bị bong gân ở tay, vết thương sẽ dần sưng lên nề tại vùng chi bị tổn thương, đau tại chỗ khiến bé khó khăn khi sử dụng tay. Sau đó vết thương bắt đầu nóng đỏ, máu tụ dưới da vùng bị tổn thương.

Trẻ bị ngã sưng tay bị bong gân có biểu hiện như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ ngã sưng tay do trật khớp

Trật khớp là sự di chuyển bất thường của đầu xương. Do vậy khi bé bị ngã sưng tay do trật khớp, bố mẹ hãy chú ý quan sát tình hình và tình trạng của bé rồi mới đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Trật khớp tay thường xảy ra ở các vị trí và biểu hiện như:

  • Trật khớp vai: Dấu hiệu nhận biết là hõm khớp rỗng, gây đau đớn và khiến cả cánh tay không hoạt động được.

  • Trật khớp cùng đòn: Khớp cùng đòn là khớp bán động nối đầu ngoài xương đòn và mặt trong cùng của mỏm vai. Triệu chứng thường thấy khi trẻ bị trật khớp cùng đòn là đau và hạn chế vận động khớp vai, chấn thương sưng, bầm tím và bị đau ở phần vai.

  • Trật khớp cổ tay: Bàn tay bị lệch, bé không xoay cổ tay được, cầm nắm mọi vật gắng gượng và khó chịu, thậm chí việc cầm nắm khiến bé đau đớn.

  • Trật khớp vùng bàn và ngón tay: Các khớp vùng bàn tay có thể trật phía trước, phía sau hoặc ra hai bên. Khi bé bị ngã sưng tay trật khớp, bé sẽ có cảm giác đau nhức tại vùng bị thương và bàn tay sưng lên.

Trẻ bị ngã có biểu hiện trật khớp và triệu chứng như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ sưng tay do bị ngã gãy xương

Biểu hiện của gãy xương cũng giống như bong gân do đó mà bố mẹ khó phát hiện ra bé đang bị gãy tay khi ngã. Xương của trẻ thường rất mềm dẻo nên ít khi bị gãy. Ban đầu gãy xương chỉ bị sưng lên như bong gân, bố mẹ có thể chườm đá lên vết thương cho bé. Nếu trong thời gian ngắn thì đó chỉ là bong gân, còn nếu không có dấu hiệu giảm sưng và thậm chí nặng hơn thì bé đã bị gãy tay.

Trong một số trường hợp, phụ huynh có thể nhận biết được những triệu chứng của bé bị ngã gãy tay:

  • Nghe tiếng kêu của xương gãy.

  • Vùng tổn thương bị bầm tím nghiêm trọng.

  • Trẻ kêu đau dữ dội và biểu hiện sẽ càng dữ dội hơn khi trẻ cố gắng cử động. Nếu bé có cử động tay hoặc đếm số trên bàn tay thì không có nghĩa là bé không bị gãy tay.

  • Các bộ phận trên tay bé lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Trẻ bị ngã gãy xương có những biểu hiện giống như bong gân (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Sau khi đã cố định khớp lại, mẹ hãy đưa trẻ đến phòng y tế ngay lập tức. Không nên cho bé ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong quá trình di chuyển vì có thể bé cần được phẫu thuật trong tình trạng tồi tệ hơn. Trẻ sẽ được đưa đến phòng chụp để chụp X - quang cánh tay để kiểm tra xem có thương tích gì không. Nếu xương không có vấn đề nhưng các mô xương có dấu hiệu tổn thương thì bác sĩ sẽ chỉnh xương và cố định cánh tay của bé.

Xem thêm:  Bé bị ngã đứt dây chằng môi trên có nguy hiểm hay không?

Sau khi khám xong, cha mẹ hãy cố gắng nâng cao khuỷu tay khi có thể để giúp tình trạng sưng tấy được giảm đi. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp chườm đá giúp tình trạng sưng tấy của bé giảm đi.

Trẻ bị trật khớp sau khi bị ngã có những biện pháp xử lý như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Cách sơ cứu cho trẻ bị ngã gãy xương tay

Nếu trường hợp trẻ bị ngã gãy xương và khiến xương đâm xuyên qua da, phụ huynh cần lập tức gọi xe cứu thương hoặc nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất. Loại gãy xương này sẽ dẫn tới vết thương hở, máu chảy và nguy cơ nhiễm trùng cao. Vì vậy bố mẹ không được chạm vào vết thương kể cả khi sát trùng hoặc rửa sạch vết thương.

Nếu bạn không thể nhìn thấy xương bị gãy, không được cho bé di chuyển. Mẹ hãy cắt đi những vùng quần áo xung quanh chỗ bị thương để tìm kiếm chỗ xương gãy. Mặc dù vậy, mẹ cần làm mọi việc nhẹ nhàng và cẩn thận để bé không cảm thấy đau đớn hơn.

Có thể sử dụng một cục đá lạnh quấn trong một miếng vải và đặt vào vùng da đang bị thương. Điều này có thể giúp trẻ cảm thấy bớt đau hơn và dịu da hơn. Tuy nhiên, những trẻ tập đi hoặc trẻ sơ sinh bố mẹ không nên áp dụng trường hợp này vì có thể gây bỏng lạnh đến bé.

Sử dụng thanh nẹp, bìa carton cứng để ổn định vùng bị thương. Sau đó hãy đưa bé đến các cơ sở y tế nhanh chóng để được chữa trị kịp thời. Không nên cho bé ăn bất kì đồ ăn hoặc thức uống nào khác phòng trường hợp bé cần được phẫu thuật.

Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ bị ngã gãy xương đúng cách, an toàn (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Các cách phòng tránh trẻ bị ngã tránh các tổn thương ở tay

Bố mẹ nên trang bị những phòng tránh đề phòng trường hợp bé bị ngã sưng tay. Những biện pháp phòng tránh chỉ có thể giảm mức độ nghiêm trọng hoặc giảm thiểu các tai nạn té ngã ở trẻ. Chúng không thể bảo vệ trẻ an toàn ra khỏi những tai nạn té ngã thông thường, bố mẹ nên để bé vui chơi thỏa thích chứ không nên giữ bé trong nhà. Dưới đây là những cách phòng tránh trẻ bị ngã sưng tay:

  • Người lớn luôn chăm sóc và trông nom trẻ khi bé ăn, ngủ và chơi. Không để những bé biết lật, biết bò nằm trên giường, võng, sofa khi không có người lớn bên cạnh.

  • Sử dụng rào chắn bảo vệ an toàn ở những nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công với độ cao tối thiểu là 75cm.

  • Không nên để bé dưới 10 tuổi trông coi em dưới 3 tuổi 1 mình. Trẻ dưới 10 tuổi còn rất ham hơi và hiếu động do đó bé có thể để em nhỏ một mình trên cao, trên giường hoặc bé chơi cùng em nhỏ và vô tình xô bé ngã.

  • Sử dụng đai an toàn khi cho bé ngồi trên bàn ăn, ngồi trên xe máy, xe hơi,...

  • Để những đồ vật cao và tránh xa tầm nhìn của trẻ em, những đồ chơi của bé nên để những nơi an toàn như là trong sân chơi, ở cũi của bé.

  • Không nên để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.

  • Đảm bảo cầu thang, bậc thềm đủ ánh sáng và dễ đi để bé có thể đi lại dễ dàng, tránh bé bước hụt và ngã xuống.

  • Sử dụng các biện pháp bảo hộ khi cho trẻ sử dụng xe đạp, trượt ván,...

Các cách phòng tránh khi trẻ bị ngã để tránh các tổn thương ở tay (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin về trẻ bị ngã sưng tay và những loại chấn thương tay có thể có khi bị ngã mà Monkey đã chia sẻ đến phụ huynh. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc và phòng ngừa trẻ khỏi những nguy cơ té ngã. Phụ huynh hãy luôn trang bị những kiến thức về dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị ngã sưng tay. Đừng quên theo dõi và đăng ký Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về nuôi dạy và phát triển bé toàn diện, mạnh khoẻ hơn.

Hand Pain in Children: Care Instructions - MyHealth Alberta - Ngày truy cập 23/09/2022

https://myhealth.alberta.ca/Health/aftercareinformation/pages/conditions.aspx?hwid=bz1109 

Hand Fracture in Children -  Ngày truy cập 23/09/2022

https://www.drugs.com/cg/hand-fracture-in-children.html

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey