zalo
Trẻ sơ sinh bị ngộ độc sữa mẹ hay không?
Kỹ năng sống

Trẻ sơ sinh bị ngộ độc sữa mẹ hay không?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

19/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sau khi cho con bú nhiều mẹ phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu khó chịu, nổi dị ứng, mệt mỏi, khó thở, quấy khóc,...Các biểu hiện này rất giống như trẻ bị ngộ độc vì thế làm dấy lên suy nghĩ trẻ bị ngộ độc sữa mẹ. Thực hư việc trẻ sơ sinh bị ngộ độc sữa mẹ hay vì nguyên nhân nào khác sẽ được làm rõ bên dưới bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị ngộ độc sữa mẹ hay không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp và tốt nhất cho các bé sơ sinh. Trong giai đoạn này trẻ chỉ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ là đã có thể phát triển khỏe mạnh. Thông tin về việc trẻ sơ sinh bị ngộ độc sữa mẹ là hoàn toàn không chính xác bởi sữa mẹ hoàn toàn không thể gây ngộ độc cho trẻ.

Tuy nhiên vẫn có hiện tượng bé có các biểu hiện bị dị ứng hay dấu hiệu bất thường sau khi bú sữa mẹ. Lý giải hiện tượng này, các bác sĩ đã chỉ ra rằng có thể trẻ đã bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó khi mẹ nạp vào cơ thể hay do bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào trong quá trình bú sữa mẹ.

Trẻ có thể bị phản ứng với thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Các biểu hiện khi trẻ bị dị ứng sau khi bú sữa mẹ

Khi trẻ bị dị ứng sữa sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Bé quấy khóc, la hét, không chịu bú

  • Nổi nốt sần ngứa, sưng nề cơ thể

  • Khó thở, thở yếu, thở gấp

  • Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, có thể nôn, tiêu chảy

  • Cơ thể yếu ớt, có thể sốt hoặc không

  • Một số trẻ còn có biểu hiện co giật, sùi bọt mép hoặc lịm dần, ngất xỉu

Trẻ bị dị ứng với thành phần của sữa mẹ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Các nguyên nhân gây hiện tượng dị ứng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân thực sự khiến trẻ bị ngộ độc sau khi uống sữa mẹ là gì? Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết nhé.

Do bé bị dị ứng với thực phẩm mẹ ăn phải

Dinh dưỡng mẹ nạp vào cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa cho trẻ. Các chất dinh dưỡng mẹ nạp vào sẽ được hấp thụ vào trong sữa mẹ và cung cấp cho trẻ để con có thể bổ sung được nguồn năng lượng để phát triển. Vì lý do này trẻ có thể bị dị ứng sau khi bú sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có chứa thành phần mà bé bị dị ứng.

Trẻ có thể bị dị ứng với bất kì loại thực phẩm nào như đậu phộng, táo, chanh, kiwi, tôm, đạm, thịt, cá,...Tùy từng cơ địa mà mỗi bé có thể bị dị ứng với từng loại thực phẩm khác nhau. Các bà mẹ đang cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm bổ sung tránh gây ảnh hưởng đến trẻ bởi dị ứng với đồ ăn gây hại cho trẻ rất nhiều.

Một số loại thực phẩm như bơ đậu phộng rất dễ gây dị ứng cho trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Do nhiễm khuẩn từ máy vắt sữa

Thông thường những ca ngộ độc sữa thường đến từ việc cho trẻ uống sữa công thức do sử dụng sữa nhiễm khuẩn. Nhưng vì sao trẻ bú sữa mẹ lại có thể bị ngộ độc? Các nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ bú sữa mẹ vẫn bị ngộ độc do nhiễm khuẩn do việc hút sữa cho bé mà không đảm bảo an toàn.

Chính máy hút sữa cho trẻ bị nhiễm khuẩn, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ. Sau khi trẻ bú xong có thể bị nhiễm khuẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trẻ đã phải cấp cứu do nhiễm khuẩn từ máy hút sữa do không đảm bảo vệ sinh trong quá trình thực hiện. Phòng tránh nguy cơ trẻ bị ngộ độc sữa mẹ sau khi sử dụng sữa đã được hút sẵn cũng là vấn đề cha mẹ cực kỳ lưu ý.Máy hút sữa bị nhiễm khuẩn cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Do dị ứng với thành phần của thuốc mẹ sử dụng khi đang cho con bú

Một nguyên nhân khác khiến bé dị ứng sau khi bú sữa mẹ đó là trẻ bị dị ứng với loại thuốc mà mẹ sử dụng. Các bác sĩ khuyến cáo trong quá trình đang cho con bú mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ. Trẻ có thể bị dị ứng với một số thành phần của thuốc vì thế mẹ cũng cần nhờ sự tư vấn của các bác sĩ để có thể đảm bảo an toàn cho bé.

Mẹ sử dụng thuốc trong quá trình cho con bú cần cẩn trọng để tránh bé bị ngộ độc. (Ảnh: Nguồn Internet)

Mẹ bị ngộ độc thực phẩm cho con bú có được không?

Rất nhiều bà mẹ đang cho con bú thắc mắc liệu khi mẹ đang bị ngộ độc thực phẩm thì trẻ có bị ngộ độc sau khi bú sữa mẹ không. Theo tham khảo từ các bác sĩ , nếu mẹ bị ngộ độc thực phẩm dạng nhẹ như chỉ nôn và đi phân lỏng thông thường mà không có biểu hiện khác thì vẫn có thể cho trẻ bú bình thường.

Tuy nhiên trong trường hợp bị ngộ độc nặng có các biểu hiện như hoa mắt, co giật, run,...có thể mẹ nhiễm trực khuẩn gây ngộ độc thịt, nấm độc,...Các độc tố của nấm độc hay trực khuẩn ngộ độc thịt đi vào máu và phân bố khắp cơ thể và đi vào trong sữa mẹ. Vì thế trong trường hợp này mẹ không nên cho trẻ bú.

Trường hợp mẹ bị ngộ độc nhẹ vẫn có thể cho con bú bình thường. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Trẻ bị ngộ độc sữa- Nguy hiểm khi sử dụng sữa hết hạn

Lưu ý phòng tránh nguy cơ trẻ sơ sinh bị ngộ độc sữa mẹ

Để phòng tránh nguy cơ trẻ bị ngộ độc sữa mẹ, trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ cha mẹ cần lưu ý những thông tin dưới đây để đảm bảo an toàn.

  • Khi ăn bất kì loại thực phẩm nào lạ mẹ cần quan sát sau khi cho trẻ bú trẻ có biểu hiện gì khác lạ không. Nếu không thì chứng tỏ loại thực phẩm đó phù hợp với trẻ. Khi phát hiện trẻ bị ngộ độc mẹ tuyệt đối không sử dụng loại thực phẩm đó nữa cho đến khi cho bé cai sữa.

  • Nếu trẻ có biểu hiện bị dị ứng cần dừng cho trẻ bú, đem trẻ đi cấp cứu và khám xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây ra dị ứng của trẻ. Phát hiện được các loại thực phẩm gây ra dị ứng cho trẻ đặc biệt quan trọng để có thể tránh xa chúng trong thực đơn của bé sau này tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

  • Vệ sinh sạch sẽ máy hút sữa của trẻ, vệ sinh bình đựng, vòi hút sữa, bảo quản sữa đúng cách và lưu ý rửa sạch tay trước khi thực hiện vắt sữa cho trẻ.

  • Khi sử dụng thuốc trong quá trình cho con bú mẹ cần gặp các bác sĩ để được tư vấn, cung cấp thông tin cho bác sĩ nếu bé có tiền sử bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc để được hướng dẫn kịp thời.

Trang bị các kỹ năng đề phòng nguy cơ trẻ sơ sinh bị ngộ độc sữa mẹ vô cùng quan trọng. Đây là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết để có thể nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh một cách an toàn. 

How to Handle Food Poisoning While Breastfeeding - Ngày truy cập: 19/07/2022

https://www.healthline.com/health/breastfeeding/food-poisoning-while-breastfeeding

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!