Kỷ luật tích cực đã trở thành quy tắc, chuẩn mực làm việc giữa con người trong xã hội và trẻ em cũng không ngoại lệ. Cùng Monkey tìm hiểu kỷ luật tích cực là gì? Tại sao nên giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non.
Kỷ luật tích cực là gì?
Kỷ luật tích cực là một khái niệm trong lĩnh vực giáo dục và quản lý hành vi vì lợi ích tốt nhất cho trẻ mầm non, đồng thời giảm thiểu những hành vi không mong muốn hoặc không thích hợp. Áp dụng kỷ luật tích cực dựa trên các nguyên tắc được thiết lập giữa giáo viên và trẻ, giữa phụ huynh và trẻ sao cho phù hợp với độ tuổi, tâm lý của bé.
Ví dụ: Tạo bảng kỷ lục để ghi lại thành tích và hành vi tích cực của bé. Bảng này có thể chia thành các cột như "Thể hiện tốt", "Hỗ trợ bạn bè", "Hoàn thành nhiệm vụ”,…
Mỗi khi trẻ có thể hiện hành vi tích cực, họ sẽ nhận được một điểm hoặc một hình được vẽ thêm vào bảng kỷ lục. Khi đạt được số điểm nhất định, trẻ có thể nhận được phần thưởng nhỏ như một cây viết màu, một món đồ chơi nhỏ, hoặc một bức tranh tạo hình.
Vì sao nên giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non
Trẻ nhỏ học theo rất nhanh và chưa biết cách chọn lọc vì vậy đôi khi trẻ sẽ có những hành động như nói dối, mè nheo,... Trẻ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sau này khi lớn lên. Vì vậy mà bố mẹ, giáo viên cần áp dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non giúp con thay đổi theo nguyên tắc, kỷ luật và dễ áp dụng tại nhà.
Kỷ luật tích cực xây dựng nền tảng cho hành vi tích cực của trẻ từ khi còn nhỏ. Bằng cách giáo dục kỷ luật tích cực, chúng ta giúp trẻ hiểu và học cách thực hiện hành vi tích cực như chia sẻ, hợp tác và đồng cảm.
Kỷ tích luật cực tạo ra môi trường khuyến khích và tôn trọng cho trẻ. Khi trẻ nhận được lời khen và sự công nhận cho hành động vi tích cực, họ cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình và phát triển lòng tự trọng. Điều này giúp xây dựng một hình ảnh tích cực về bản thân và khám phá tiềm năng của mình.
7 nguyên tắc khi giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non
Dưới đây là 7 nguyên tắc khi giáo dục cảm xúc kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non mà bố mẹ có thể áp dụng tại nhà:
Hiểu rõ ý nghĩa hành vi của trẻ:
Quan sát và lắng nghe trẻ một cách chân thành và tập trung. Hãy để trẻ chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến của mình một cách tự nguyện. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và ý nghĩa đằng sau hành vi của trẻ.
Bố mẹ quan sát và lắng nghe trẻ, tìm hiểu hành vi của trẻ trong nhiều tình huống khác nhau. Sau đó Người lớn tạo cơ hội trò chuyện với trẻ để thảo luận về hành vi của trẻ. Bằng cách đặt câu hỏi, người lớn khuyến khích trẻ suy nghĩ về hành vi của mình và tìm hiểu ý nghĩa và tác động của nó.
Ví dụ: Trẻ dùng đồ chơi đập vào người bạn khác. Bố mẹ cần quan sát mọi hành động và tiếp cận nhẹ nhàng, hỏi về lý do và cảm xúc của trẻ trong lúc đó. Sau khi trẻ bình tĩnh, bố mẹ hãy giải thích đây là hành vi không tốt và gây đau đớn cho người khác.
Cần giữ tỉnh táo, kiểm soát bản thân khi dạy trẻ
Việc làm gương cho con bằng những hành động đúng đắn là một cách hiệu quả để giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non. Khi cha mẹ giữ được bình tĩnh, họ có thể đưa ra phản ứng và hành động tốt hơn, tránh những phản ứng xúc động và không cần thiết giúp trẻ điều chỉnh hành vi đúng đắn hơn.
Phụ huynh cần tự nhận thức được cảm xúc của bản thân trước khi giao tiếp với trẻ, sau đó học cách kiểm soát cảm xúc của mình để điều chỉnh hành vi cho trẻ đi đúng hướng. Tránh truyền tải những cảm xúc tiêu cực cho trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ không chịu ăn và bố mẹ cố gắng khuyên bảo trẻ, trẻ phản ứng hất chén bát. Bố mẹ cần giữ bình tĩnh không được nổi nóng với trẻ. Sau đó, hãy từ từ hỏi trẻ tại sao lại hất chén bát ra như vậy, giải thích hậu quả của hành động trẻ vừa làm và đưa ra hướng giải quyết. Lúc này trẻ sẽ tự động ý thức được hành vi và không thực hiện hành vi này nữa.
Ngăn chặn mọi hành vi “xấu" của trẻ
Ba mẹ cần dập tắt hành vi xấu của trẻ dù là nhỏ nhất giúp trẻ hiểu được hành động nào là đúng, là sai để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Người lớn nên là tấm gương mà trẻ noi theo. Vì vậy mà phụ huynh cần thực hiện những hành vi tích cực muốn trẻ học theo. Nếu phát hiện hành vi không chuẩn mực của trẻ, bố mẹ cần nhanh chóng ngăn chặn bằng cách giải thích cho trẻ tại sao không nên làm như vậy. Cuối cùng là đưa ra những khen ngợi, động viên khi trẻ thể hiện những hành vi tích cực.
Ví dụ: Trẻ lấy đồ chơi của bạn mà không xin phép. Người lớn cần tiếp cận trẻ và kiên nhẫn thảo luận về hành vi trên của trẻ.
Sau đó, bố mẹ nên giải thích cho trẻ rằng quấy rối và lấy đồ chơi của người khác là không tốt và khiến bạn buồn. Khuyên con nên xin lỗi bạn và hứa về sau nếu muốn chơi đồ chơi của bạn sẽ phải xin phép trước. Người lớn khen ngợi và động viên trẻ khi thể hiện hành vi tích cực trên.
Thể hiện sự chú ý vào những hành vi của con mà mình thích
Việc trẻ cư xử lý sai hoặc không vừa ý để gây ra sự chú ý và quan tâm của cha mẹ là một trường hợp phổ biến. Vì vậy bố mẹ nên giảm sự tập trung vào các hành động của bé và lúc này trẻ sẽ tự động hiểu, điều chỉnh hành vi phù hợp.
Người lớn cần quan sát và nhận biết những hành vi tích cực và tiêu cực mà trẻ thể hiện. Sau đó ghi nhận những hành vi tích cực và chú ý vào những hành vi đó, có thể là lời khen, động viên,... Bố mẹ nên giảm sự chú ý vào những hành vi tiêu cực của trẻ để trẻ nhận biết và không thực hiện lần sau nữa.
Ví dụ: Bé quấy khóc đòi đồ chơi, bố mẹ không nên chú ý, dỗ dành trẻ mà nên chuyển hướng làm công việc khác. Trường hợp trẻ có ý thức tốt cất đồ chơi sau khi chơi, bố mẹ cần khen ngợi và nói với trẻ đã làm rất tốt khi tự giác giữ gìn sạch sẽ khu vực chơi giúp bảo vệ môi trường và tạo không gian thoải mái khi chơi lần tiếp theo.
Nói giảm nói tránh
một nguyên tắc giao tiếp hiệu quả, nhằm tránh sự lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều từ ngữ tiêu cực, chỉ trích hoặc gây tổn thương đến người khác. Thay vì tập trung vào việc chỉ trích hoặc phê phán, nguyên tắc này khuyến khích việc sử dụng ngôn ngữ tích cực, xây dựng và tôn trọng người khác trong giao tiếp.
Bố mẹ nên hạn chế sử dụng những từ ngữ trực tiếp như “không", “đừng",... khiến trẻ cảm giác như bị kiểm soát và nghe như mệnh lệnh. Thay vào đó, phụ huynh nên đưa ra gợi ý về hành vi tích cực để thay đổi hành vi của trẻ.
Ví dụ: Trẻ không chịu ăn vì không được xem điện thoại. Bố mẹ không nên nói “Con không được xem điện thoại trong khi ăn" thì nên đổi lại thành “Nếu con xem điện thoại trong khi ăn, con sẽ bị đau bụng, khiến con khó chịu và sẽ không được đi chơi sau đó. Ngay khi con ăn hết phần ăn này thì sẽ tiết kiệm nhiều thời gian cho con tận hưởng những bộ phim hoạt hình yêu thích mà không bị quấy rầy".
Không đưa ra phần thưởng
Không đưa ra phần thưởng khi trẻ làm tốt nhằm khuyến khích sự phát triển tự nhiên và trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các hành vi tích cực. Việc này tập trung vào việc phát triển hứng thú tự nhiên và sự trưởng thành của trẻ.
Khi trẻ làm tốt, bố mẹ không nên thưởng cho trẻ kẹo, bánh vì trẻ sẽ nghĩ đó là nghĩa vụ, phải có thưởng mới làm. Bố mẹ hãy khen trẻ, nói những lời tình cảm và trân trọng để con hiểu được.
Ví dụ: Khi con có tiến bộ trong việc học tiếng Anh, thay vì thưởng tiền, quà để khen ngợi bố mẹ có thể khen con: "Con của mẹ/của bố đã làm rất tốt trong việc học tiếng Anh. Mẹ/bố thấy con đã cố gắng rất nhiều và đã có tiến bộ rõ rệt. Mẹ/bố rất tự hào về con."
Hãy cho trẻ biết bạn đang mệt mỏi
Khuyến khích sự nhận biết, thông cảm và tôn trọng cảm xúc của trẻ khi họ cảm thấy mệt mỏi. Nó giúp trẻ hiểu rằng mệt mỏi là một phần tự nhiên của cuộc sống và họ có quyền nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân mình.
Cảm giác mệt mỏi mỗi khi phải dạy bảo trẻ ắt hẳn ai cũng từng gặp phải. Vì vậy mà bạn cần nhận thức rằng, để cho trẻ cảm thấy việc bố mẹ mệt mỏi, trẻ sẽ biết cách điều chỉnh hành vi phù hợp với mình.
Ví dụ: Phụ huynh đi làm về mệt mỏi, trẻ quấy khóc vì không được xem ti vi. Lúc này, phụ huynh cần giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc để giúp trẻ không khóc. Sau đó từ tốn giải thích cho trẻ tại sao không được xem ti vi và nói ra bản thân đang mệt mỏi và cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Sau đó hãy khen ngợi trẻ vì đã giúp bố mẹ được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non
Khi áp dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non, phụ huynh cần lưu ý một số điều dưới đây để trẻ có thể phát triển tốt hơn:
-
Xác định các quy tắc rõ ràng để trẻ hiểu rõ những hành động đúng đắn và hành động không chuẩn mực.
-
Sử dụng hình phạt nhẹ nhàng để tránh tình trạng trẻ bị chống đối nếu bị phạt bằng bạo lực.
-
Khuyến khích bố mẹ khen ngợi hành vi tích cực của trẻ, ghi nhận và tôn trọng những hành vi đó giúp trẻ có tự tin và động lực giúp trẻ phát triển theo hướng tích cực.
-
Tạo ra môi trường tích cực để tạo điều kiện trẻ có cơ hội phát triển và học hỏi.
-
Cố gắng lắng nghe chân thành những câu chuyện, tâm sự của trẻ để trẻ có thể mở lòng, chia sẻ cảm xúc và ý kiến của bản thân.
Bài viết trên Monkey đã chia sẻ cho phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non từ đó hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích giúp cha mẹ tạo môi trường giáo dục chất lượng cho con giúp con tự tin vững bước trong tương lai. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non