Rèn bé ăn rau, củ quả hiện nay có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Vậy làm sao để giúp bé thích ăn rau hơn, cũng như trị bệnh “lười ăn rau” của trẻ? Ba mẹ đừng bỏ qua những tuyệt chiêu mà Monkey chia sẻ ngay sau đây nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tác hại khi trẻ “lười ăn rau”
Rau xanh là một nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Việc trẻ không ăn rau hay ăn ít rau cũng gây ra nhiều hệ luỵ với sức khoẻ của trẻ như dễ bị táo bón, nhiễm trùng, béo phì, hệ vi sinh đường ruột yếu và kém phát triển hơn những bé ăn nhiều rau.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, mỗi trẻ ở mỗi độ tuổi cần phải bổ sung hàm lượng chất xơ từ rau vào cơ thể là khác nhau. Cụ thể:
Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần bổ sung khoảng 19g chất xơ mỗi ngày.
Trẻ 4 – 8 tuổi, mỗi ngày bổ sung 25g chất xơ
Trẻ từ 9 – 13 tuổi, bổ sung từ 26 – 31g chất xơ mỗi ngày.
Vì sao bé lười ăn rau?
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, ba mẹ đã có thể tập cho bé ăn dặm. Giai đoạn này bé cần phải được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ để con phát triển toàn diện. Trong đó, rau xanh là nguồn thực phẩm quan trọng cần có trong mỗi bữa ăn.
Tuy nhiên, không phải bé nào cũng thích thú với nguồn thực phẩm này. Nguyên nhân thường là do:
-
Nhiều trẻ mắc chứng sợ món ăn mới, nhất là những thực phẩm bé chưa từng nhìn thấy.
-
Bé ít hoặc không ăn rau do được lập trình sinh học khi thấy những loại rau có mùi, vị lạ thường bé sẽ né tránh.
-
Nhiều trẻ nhạy cảm với mùi vị của rau
-
Nhiều bé có “ký ức” xấu với rau như việc ăn rau bị đau bụng, bị ba mẹ mắng quá nhiều vì không ăn rau nên dần hình thành nỗi “ác cảm” với rau.
Cách rèn bé ăn rau hiệu quả
Để có thể hình thành được thói quen thích ăn rau của trẻ, ba mẹ nên:
Hãy làm gương cho con trẻ
Trẻ nhỏ thường hay có thói quen quan sát, cũng như bắt chước ba mẹ. Vậy nên, việc nhìn thấy ba mẹ hay ăn rau củ cũng sẽ khiến trẻ tò mò, cũng như muốn được ăn. Dần dần bữa ăn nào cũng có rau sẽ giúp bé cảm giác đây là món ăn quen thuộc cần phải có, cũng như hạn chế sợ rau hơn.
Cho trẻ lựa chọn
Nếu muốn rèn bé ăn rau, ba mẹ nên để con lựa chọn thay vì ép bé phải ăn rau. Chẳng hạn, bạn có thể bày ra trên bàn ăn nhiều loại thức ăn bao gồm rau, củ, quả và một ít thịt, hãy để con lựa chọn loại rau mà con yêu thích. Từ đó ba mẹ có thể ưu tiên hơn những loại rau mà bé thích để con ăn nhiều hơn.
Tìm hiểu thói quen, sở thích ăn rau của trẻ
Trẻ nhỏ thường có xu hướng ngại làm quen với thức ăn mới, nhất là rau. Vậy nên, ba mẹ cần theo dõi, quan sát cũng như xem xét bé thích ăn loại rau nào, cách chế biến ra sao để có thể thay đổi sao cho phù hợp với sở thích này của con.
Hãy tập cho bé ăn rau từ lượng nhỏ
Khi mới bắt đầu cho trẻ tập ăn rau, ba mẹ nên cho con ăn với lượng nhỏ, vừa phải cùng cách chế biến phù hợp. Chẳng hạn như xay nhuyễn rau cùng với cháo ăn dặm hay khi trẻ lớn hơn có thể tập ăn rau thô cho trẻ nhưng với lượng nhỏ, để xem thái độ cũng như sở thích của bé với món ăn như thế nào để có sự thay đổi thích nghi hơn với trẻ.
Rèn bé ăn rau không nên bắt ép
Nhiều bé khi tỏ thái độ không thích ăn rau, nhiều ba mẹ thường hay có thói quen sẽ quát mắng hay bắt ép con phải ăn. Chính điều này vô tình khiến trẻ càng thêm “ác cảm” với thực phẩm này hơn.
Thay vào đó, ba mẹ có thể cho bé thấy rau ngon như thế nào? Mang đến những lợi ích gì cho sức khoẻ và đặc biệt nên đa dạng thể loại rau ăn hàng ngày để thay đổi, cũng như giúp bé dễ thích nghi và dễ dàng tìm hiểu được sở thích của bé hơn.
Chế biến, trang trí đĩa rau trông bắt mắt, ngộ nghĩnh
Trẻ nhỏ thường rất thích thú với những gì ngộ nghĩnh, bắt mắt và món ăn cũng không ngoại lệ. Thay vì chỉ là một đĩa rau thông thường, ba mẹ có thể trang trí chúng ngộ nghĩnh hơn khi kết hợp cùng trứng, cà chua, cà rốt… để tạo hình bông hoa, mặt cười,.. để kích thích thị giác của bé hứng thú với món ăn hơn.
Bắt đầu rèn ăn rau cho bé với các loại củ, quả
So với rau xanh thông thường, nhưng loại củ quả như khoai lang, cà rốt, bắp, khoai tây… thường có vị ngọt, dễ ăn nên bé sẽ cảm thấy thích thú hơn. Vậy nên, ba mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn rau bằng việc ăn củ kết hợp với rau xanh để bé không bị nhàm chán.
Kết hợp rau xanh cùng món ăn bé ưa thích
Để khiến bé không cảm thấy chán ăn rau, ba mẹ có thể kết hợp cùng với những món ăn mà bé yêu thích để con có thể làm quen dần với thực phẩm mới này. Chẳng hạn như bạn có thể xay nhuyễn rau củ trộn cùng súp, cháo hay chấm với các loại nước sốt bé thích. Hãy thử dùng chiêu nếu con ăn gà rán phải ăn cùng rau mới ngon.
Khuyến khích trẻ tham gia đi chợ và cùng nấu ăn
Để tạo thói quen thích ăn rau cho bé, ba mẹ hãy cho con cùng tham gia vào hoạt động đi chợ và cùng nấu ăn. Khi đi chợ, ba mẹ có thể cho con lựa chọn loại rau mà bé thích ăn, cùng với đó việc nấu ăn sẽ giúp con biết cách phụ ba mẹ cũng như chế biến món ăn mình yêu thích, cùng trang trí… Như vậy con sẽ cảm thấy hứng thú và muốn thưởng thức món ăn do mình chuẩn bị hơn.
Tạo sự vui vẻ trong bữa ăn
Bữa ăn với bé sẽ nhàm chán hơn nếu không có không khí. Vậy nên, ba mẹ có thể giúp bữa ăn với rau của con có thêm màu sắc hơn bằng cách chọn những đồ dùng như bát, đũa, muỗng của con có tạo hình ngộ nghĩnh, cũng như trang trí món ăn bắt mắt hơn.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể thay đổi không khí trong bữa ăn gia đình bằng nhiều hoạt động như vui chơi, nói chuyện hoặc thay đổi địa điểm ăn uống cũng sẽ tạo sự hứng thú hơn cho trẻ.
Rèn bé ăn rau bằng sinh tố
Bên cạnh việc bổ sung rau cho bé thông qua đường ăn, ba mẹ có thể thay đổi việc ăn rau cho trẻ bằng đường uống khi chế biến các món rau thành sinh tố. Bởi vì rau xanh khi kết hợp cùng trái cây vẫn giữ được lượng chất xơ, vitamin mà còn kích thích vị giác của bé hơn.
Tuy nhiên, để con phát triển toàn diện hơn thì tốt nhất vẫn ưu tiên việc tạo thói quen ăn rau qua đường nhai sẽ tốt hơn.
Tăng hương vị cho món rau với nước sốt, nước chấm và gia vị
Nhiều bé không thích ăn rau vì chúng khó ăn hay không có mùi vị mà chúng yêu thích. Vậy nên, ba mẹ có thể tìm hiểu đa dạng công thức nước chấm, nước sốt khác nhau để bé chấm cùng rau hay áp dụng nhiều cách chế biến món rau để bé cảm thấy thích thú hơn.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi từ các chuyên gia
Top 20 thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi vừa ngon lại đủ chất
Mách mẹ cách thiết lập chế độ ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi
Kết luận
Trên đây là một vài gợi ý về phương pháp rèn bé ăn rau mà ba mẹ có thể tham khảo. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để trẻ phát triển thể chất tốt hơn, nên ba mẹ hãy thử áp dụng cũng như đa dạng cách thực hiện để rèn luyện thói quen này cho bé tốt hơn nhé.