zalo
Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị bỏng đúng cách, an toàn tại nhà
Kỹ năng sống

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị bỏng đúng cách, an toàn tại nhà

Hồng Nhung
Hồng Nhung

20/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ con rất tinh nghịch và tò mò với mọi thứ xung quanh vì vậy việc trẻ bị bỏng là không thể tránh khỏi. Đa số phụ huynh có con nhỏ đều không biết cách sơ cứu ban đầu đúng cách. Dẫn đến việc để lại sẹo hoặc những di chứng cho trẻ sau này. Hãy cùng Monkey tham khảo những cách sơ cứu và chăm sóc cho trẻ khi bị bỏng an toàn và đúng cách trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị bỏng trong từng trường hợp

Trẻ con đang ở lứa tuổi ham chơi, tinh nghịch. Trẻ thích thú và muốn khám phá mọi thứ xung quanh trẻ vì vậy mà trẻ muốn chạm vào mọi đồ vật mà trẻ cảm thấy lạ. Vì vậy mà việc trẻ bị bỏng là điều không lường trước được.

Tuy nhiên, tùy vào mức độ bóng và nguyên nhân gây bỏng cho trẻ mà chúng ta có nhiều hướng điều trị khác nhau. Hãy cùng Monkey tìm hiểu những cách sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng trong mỗi trường hợp:

Trẻ bị bỏng bô xe máy

Trẻ bị bỏng bô xe máy thường là do bố mẹ bất cẩn để bé đụng vào trong lúc di chuyển hoặc sắp di chuyển. Có thể là do trẻ nghịch ngợm và vô tình đụng vào bô xe máy trong khi vui chơi. Vì vậy, bố mẹ cần nhanh chóng sơ cứu cho trẻ kịp thời để tránh tình trạng bị sẹo hoặc di chứng.

Mục đích của việc sơ cứu cho trẻ kịp thời là giảm đau và ngăn sự nhiễm trùng vết thương. Vì vậy điều quan trọng là cần phải nhanh chóng và kịp thời. Dưới đây là quy trình sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng bô xe máy:

  • Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi bô xe máy.

  • Ngay lập tức lấy thau nước mát để đặt cùng bị bỏng vào hoặc để vết thương xả dưới vòi chảy liên tục. Thực hiện động tác này khoảng 15 - 30 phút. Lưu ý không được dùng đá lạnh để chườm lên.

  • Để tránh cho nhiễm trùng vết thương, bố mẹ nên khử trùng xung quanh vết thương và che bằng băng gạc không dính. Có thể sử dụng vải sạch để che. Không nên bôi thuốc hoặc bất kỳ thứ gì khác lên vết bỏng để tránh làm vỡ nốt phồng.

  • Sau đó nên thay băng gạc sau 24 giờ, tiếp đó nên thay 2 - 3 ngày thay 1 lần.

  • Nên rửa nước muối sinh lý, thuốc mỡ phủ kín vết thương và tiếp tục băng bằng băng gạc.

Trên thực tế, loại bỏng bô xe máy thường sẽ gây cho trẻ những vết thương bỏng sâu. Do vậy mà bố mẹ không nên chủ quan khi con bị bỏng bô xe máy. Đề phòng trẻ bị bỏng bô xe bằng cách: 

  • Không cho con đến gần những chiếc xe máy còn hoạt động. 

  • Nếu trẻ đã nhận thức được thì hãy giải thích cho trẻ bô xe rất nguy hiểm và có thể khiến con bị đau.

  • Tránh để xe máy khi vừa sử dụng gần khu vực vui chơi của trẻ.

  • Không cho trẻ vui chơi những nơi như nhà xe hay trước nhà khi có xe máy vừa được sử dụng.Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng bô xe máy (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị bỏng do lửa, nước sôi

Lửa và nước sôi là những thứ vô cùng nguy hiểm đối với những đứa trẻ con trong nhà. Theo thống kê tại các cơ sở y tế, trẻ bỏng do lửa và nước sôi chiếm tỷ lệ cao nhất tại Việt Nam. 

Vì vậy mà bố mẹ có con trẻ nên học cách sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng do lửa và nước sôi để phòng ngừa tình huống xấu. Mục đích của việc sơ cứu đúng cách là giúp cho vết thương không bị ăn sâu và tránh được những tình trạng như nhiễm trùng hay bội nhiễm, biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là cách sơ cứu cho trẻ khi bị bỏng do lửa và nước sôi:

  • Khi trẻ bị bỏng do lửa hoặc nước sôi, hãy lập tức cho vết thương của trẻ vào vòi nước chảy chậm. Lưu ý không được dùng nước đá vì nước đá sẽ làm nhiễm trùng vết bỏng. Nên sử dụng nước sạch vì nước sạch có tác dụng làm giảm nhiệt, giảm đau, viêm nhiễm.

  • Hãy nhẹ hàng loại bỏ những vật cứng trên vùng bỏng để tránh việc sưng phù nề.

  • Hãy cho trẻ bù nước và đặt trẻ nằm xuống.

  • Đối với vết bỏng nhẹ, có thể tự điều trị hoặc điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu vết thương trẻ trở nặng thì hãy nhanh chóng di chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Phòng tránh các nguy cơ gây bỏng cho trẻ để đảm bảo trẻ được an toàn nhất. Bố mẹ cũng cần để ý và phòng ngừa những nguy cơ gây bỏng trước khi trẻ bị bỏng. Hãy tránh cho trẻ tiếp xúc những vật dụng nóng hoặc lửa, không nên để trẻ ăn thức ăn nóng,...

Cách xử lý trẻ khi bị bỏng nhẹ - trẻ bị bỏng do lửa hoặc nước sôi (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Sơ cứu khi quần áo trẻ bị cháy

Quần áo là vật dụng dễ bắt lửa, vì vậy khi trẻ chơi gần lửa thì quần áo sẽ rất dễ bị bắt lửa. Dưới đây là cách sơ cứu khi quần áo trẻ bị cháy:

  • Nên giữ yên trẻ lại và không nên để bé hoảng chạy tán loạn và gây lửa cháy to hơn.

  • Sau đó dập lửa và đặt bé nằm và hướng vết thương bị bỏng ở trên. Bố mẹ hãy cẩn thận bọc trẻ bằng một cái áo hoặc một tấm mền thô bằng len dạ.

  • Cuối cùng là dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa để dập lửa hoàn toàn.

Lưu ý: Không nên cởi đồ bé trong khi quần áo đang bị bắt lửa. Bởi vì quần áo dính vào da trẻ, nếu cởi quần áo trẻ ngay lập tức, vết thương sẽ xuất hiện nhiều do quần áo gây ra.

Ngoài việc trang bị những phương pháp sơ cứu khi quần áo trẻ bị cháy, bố mẹ cần phòng tránh nguy cơ bị bỏng cho trẻ là điều quan trọng nhất. Bố mẹ hãy sắp xếp đồ đạc trong nhà một cách hợp lý và giám sát trẻ khi trẻ đi đến những địa điểm nguy hiểm như bếp, nhà tắm,... một mình.

Những nơi dễ bắt lửa như nhà bếp thì bố mẹ nên bố trí nơi nấu ăn sao cho hợp lý như bếp lò cao để trẻ không với tới. Không nên để những vật dụng như bật lửa, que diêm để nơi dễ thấy và thấp. Như vậy, trẻ sẽ lấy đùa nghịch và có nguy cơ bị bỏng cao.

Trẻ bị bỏng bao lâu thì khỏi? Cách xử lý trẻ khi bị bỏng khi tiếp xúc quần áo với lửa (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Xử lý khi trẻ bị bỏng ở mặt

Vị trí ở mặt da rất mỏng nên trẻ khi bị bỏng dù bất cứ tác nhân nào cũng cần ngay lập tức sơ cứu kịp thời. Sử dụng phương pháp dùng nước mát ngâm vào chỗ bị bỏng cụ thể như ở mặt. Điều này sẽ giúp vết thương giảm sưng và phù nề, biến dạng, di chứng,...nếuếu ngâm vết thương vào nước mát nhanh chóng và kịp thời sớm nhất.

Lưu ý: Trong trường hợp nếu không có nước sạch sẵn, bạn có thể cho trẻ dùng nước ao hồ, ruộng làm mát vết thương. Trong trường hợp này bạn cần quan tâm việc hạn chế độ sâu vết bỏng hơn là việc nhiễm trùng. Nếu bố mẹ có trẻ khi bị bỏng và cuống tìm nước sạch để rửa thì sẽ để vết thương của trẻ bị sâu hơn và khó lành sẹo lại.

Vùng da mặt của trẻ khá nhạy cảm, vì vậy bố mẹ cần xử lý vết thương nhanh nhất có thể, sau đó đưa đến những cơ sở y tế gần nhất để chữa trị. Không được dùng những thuốc như thuốc mỡ hoặc kem đánh răng để bôi lên vết thương khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc lành lại vết thương và trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn nếu không bôi đúng cách.

Sơ cứu khi trẻ làm rơi hóa chất vào mắt

Hóa chất là một vật liệu rất nguy hiểm, nếu những hóa chất này lỡ văng vào mắt thì có thể gây tổn thương và mù mắt. Lúc này mắt của trẻ sẽ rất đau, tròng mắt bị đỏ lên và liên tục chảy nước. Bố mẹ không được để trẻ dụi mắt hoặc chạm vào mắt, tránh hòa tan hóa chất vào mắt và trên mặt.

Dưới đây là cách sơ cứu khi trẻ làm rơi hóa mắt vào chất đúng nhất và nhanh nhất:

  • Khi mắt trẻ bị hóa chất rơi vào, ngay lập tức đem đi rửa sạch hóa chất. Nên mở vòi nước lạnh và giữ bé cúi đầu trên một cái chậu để rửa trong 20 phút. Nếu khó khăn thì hãy lấy nước xối lên mắt trẻ.

  • Đắp miếng khăn sạch trên mắt trẻ sau khi đã rửa kỹ. Sau đó nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị đúng cách. Tại cơ sở y tế, trẻ sẽ được rửa mắt bởi các dung dịch đặc biệt để hóa chất không còn tồn trong mắt.

Đặc biệt, bố mẹ nên mang theo hóa chất bị rơi vào mắt trẻ để bác sĩ có chẩn đoán đúng nhất về mức độ gây nguy hiểm. Sau đó, bác sĩ sẽ có những điều trị phù hợp và kịp thời.

Tương tự như vậy, để tránh các tình huống nguy hiểm khiến bé bị bỏng bố mẹ nên có những biện pháp phòng tránh điều đó. Nếu trong gia đình có sử dụng hóa chất độc hại thì nên cất vào tủ hoặc cất vào kho sau đó đóng khóa cửa lại, tránh tình trạng bé tò mò và mở ra đùa nghịch.

Cách sơ cứu khi mắt trẻ bị rơi hóa chất vào làm bỏng mắt (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị bỏng do điện giật

Trẻ bị bỏng do điện giật cũng được phân ra hai cấp nguồn điện khác nhau: điện giật có nguồn điện hiệu điện thế thông dụng và hiệu điện thế cao. Cha mẹ cần tiến hành sơ cứu cho trẻ kịp trời theo các bước sau:

  • Khi trẻ bị giật điện cha mẹ cần ngắt ngay lập tức nguồn điện và sử dụng cây gỗ để tách trẻ ra.

  • Nếu bé khó khăn thở hoặc thở kém thậm chí trẻ bất tỉnh, nên áp dụng biện pháp hô hấp phù hợp với trẻ.

  • Làm mát vết bỏng của trẻ bằng cách giữ mát dưới nước khoảng 10 - 20 phút.

  • Sau đó đắp một miếng vải sạch không đổ lông hoặc túi nilon sạch. Hãy đưa trẻ đến những cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, kịp thời.

Lưu ý: Điều quan trọng trước khi trang bị các kỹ năng sơ cứu vết thương trẻ khi bị bỏng, bố mẹ hãy đảm bảo công tác ngăn ngừa rủi ro bỏng - giật điện: Bố mẹ cần kiểm tra các công tắc, ổ cắm an toàn. Bố nên kiểm tra thường xuyên những thiết bị điện để đảm bảo chúng không bị hở mạch điện ra ngoài. Điều đặc biệt là nên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng phòng chống giật - bỏng điện hiệu quả.

Bạn đọc tham khảo: Trẻ bị bỏng có ăn được thịt gà không? Trẻ bị bỏng ăn được gì?

Bị bỏng do nắng

Không phải nắng nào cũng tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời chỉ có lợi cho sức khỏe con người vào khoảng thời gian từ 6 - 8 giờ. Do đó, những khoảng thời gian còn lại nếu bố mẹ để trẻ phơi nắng, trẻ sẽ tăng nguy cơ về da và dẫn đến nguy hiểm khác.

Trẻ có thể bị bỏng nắng khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Cha mẹ cần có những biện pháp sơ cứu cho trẻ bị bỏng nắng như sau:

  • Trẻ bắt đầu có những biểu hiện như mơ hồ, choáng váng nên đưa trẻ vào chỗ râm mát hoặc phòng lạnh. Nên bổ sung nước cho trẻ ngay lập tức.

  • Hãy chuẩn bị những thuốc bôi ngoài da calamine hoặc kem chống nắng cho bé để làm dịu những vùng da bị bỏng đỏ.

  • Trẻ chỉ nên được vui chơi ngoài nắng dưới 1 tiếng nếu trong khoảng thời gian ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím.

  • Hãy nhanh chóng đưa đến bác sĩ nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu như bỏng rộp da hoặc say nắng.

Lưu ý:  Tia cực tím có hại cho trẻ vì lúc này da bé còn mỏng và yếu, nếu gặp tia cực tím thì sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần có những biện pháp phòng chống phù hợp. Ví dụ như cho trẻ đội nón, bôi kem chống nắng khi ra ngoài, che kín toàn bộ người,... Điều này sẽ giúp trẻ bảo vệ được cơ thể một cách tốt nhất. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần hạn chế ra ngoài nắng quá lâu

Những lưu ý và cách sơ cứu vết thương của trẻ khi bị bỏng nắng (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Các mức độ bị bỏng ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân và tác nhân gây ra các vết thương bỏng ở trẻ. Những tác nhân có thể gây bỏng ở trẻ như hóa chất, lửa, nước sôi, điện,...Ở lứa tuổi này, trẻ rất tò mò và hiếu động vì thế có thể gây ra những tổn thương da nghiêm trọng. Do vậy mà các mức độ bị bỏng ở trẻ cũng được phân theo các cấp độ khác nhau, cụ thể:

Bỏng độ 1

Cấp độ bỏng 1 khá nhẹ, da của trẻ sẽ đỏ lên nhưng không có phỏng nước. Lớp da nông nhất của trẻ bị ảnh hưởng. Vết bỏng này khá nhẹ vì thế nó sẽ không để lại sẹo và lành nhanh chóng. Cấp độ bỏng này thông thường chữa trị tại nhà khoảng 3 - 5 ngày sẽ lành và thường sẽ không bị phỏng rộp và sẹo.

Bỏng độ 2

Bỏng độ 2 này thông thường da bị tổn thương do nhiệt độ cao, nhiệt độ lạnh, hóa chất, điện hoặc ma sát. Tại cấp độ này, mức độ bỏng được chia làm 2 dạng bỏng độ 2 xác định theo độ sâu của vết bỏng:

  • Độ bỏng dày cư trú ở bề mặt gây tổn thương tại lớp da thứ nhất và thứ 2: Lớp da của trẻ sẽ có vết bỏng trắng khi ấn xuống thì quay lại màu đỏ. Nước nóng và vật nóng gây ra mức độ bỏng 2 này. Vết bỏng này sẽ bị phồng rộp và sưng tấy kéo dài trong khoảng thời gian là 48 tiếng.

  • Bỏng dày sâu: Mức độ bỏng 2 này gây ra tổn thương bên trong lớp sâu của da. Thông thường mức độ bỏng dày sâu này do tiếp xúc với dầu mỡ, nước súp và chất lỏng nóng,... Loại bỏng này tuy không đau nhưng khả năng nhiễm trùng lại cao. Cần mất khoảng vài ngày triệu chứng hình thành và trở nên rõ ràng trong vết bỏng ngoài da hoặc sâu hơn.

Các mức độ bị bỏng ở trẻ - Bỏng độ 2 (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Bỏng độ 3

Đây là cấp độ bỏng nặng nhất và gây đau đớn, liên quan đến tất cả lớp từ nông đến sâu của da. Thậm chí, ở cấp độ này vết thương lây lan đến lớp mỡ, lớp cơ thậm chí ảnh hưởng đến xương. Trẻ sẽ khó hít thở do CO gây độc và một số tác động độc khác kèm theo bỏng.

Loại bỏng này hủy hoại toàn bộ  bề mặt của da. Vùng da sẽ bị phá hủy, tại vùng da bên trong có màu trắng hoặc cháy sém. Nếu vết thương bị bỏng của trẻ ở cấp độ 3, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được chữa trị kịp thời. Vết bỏng này dù có điều trị thì vẫn để lại vết sẹo lớn.

Vết bỏng cấp độ 3 khá nghiêm trọng và mất hơn 21 ngày để chữa trị. Nhưng tuy được chữa trị nhưng vết bỏng vẫn có thể nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bố mẹ không được chủ quan khi con bị bỏng.

Hình ảnh trẻ bị bỏng ở cấp độ bỏng 3 - Các độ bỏng ở trẻ như thế nào (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Phòng ngừa trẻ bị bỏng như thế nào?

Việc phòng ngừa trẻ tránh bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ tránh khỏi những vết thương do các tác nhân xấu gây ra. Để ngăn ngừa việc bỏng tại trẻ em, bố mẹ cần nhận thức được những nguy hiểm trong ngôi nhà và xung quanh ngôi nhà.

Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi, trẻ chưa đủ nhận thức để biết được vật đó nguy hiểm đối với trẻ. Vì vậy bố mẹ cần trông chừng trẻ mọi lúc mọi nơi là cách tốt nhất để phòng tránh. Khi  bé có nhận thức được, cha mẹ sẽ dạy con những kỹ năng phòng tránh bị bỏng. Bên cạnh dạy dỗ trẻ cách tránh xa những chất dễ gây bỏng, phụ huynh cần làm theo những điều sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ:

Nên phòng ngừa cho trẻ khi bị bỏng như thế nào cho an toàn? (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Sắp xếp đồ đạc, những vật dụng dễ gây bỏng xa tầm tay trẻ

Những vật dụng dễ gây bỏng như bình đựng nước sôi, đồ ăn mới nấu, bàn là đang sử dụng, bô xe máy, bật lửa, bình gas, bếp lửa, đèn cồn,... Hãy để chúng ở những nơi trẻ không thể với lấy được như trên cao và đóng cửa cẩn thận, tránh cho trẻ nghịch.

Bố trí bếp và nơi nấu ăn an toàn, phù hợp

Gia đình nên đặt vị trí bếp nấu nướng ở trên cao và trên nền phẳng để trẻ không được tới gần. Bố mẹ không nên bồng con, cháu,... trong khi nấu ăn để tránh trẻ quấy và dễ bị bỏng.

Lưu ý quan trọng đối với gia đình đó chính là khi nấu ăn luôn quay tay cầm, cán xoong chảo vào phía trong. Bố mẹ không nên cho con ăn thức ăn quá nóng hoặc để thức ăn nóng trong tầm tay của trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ dễ gặp nguy hiểm.

Các biện pháp phòng tránh khác

  • Không nên để trẻ ngồi trong lòng khi người lớn đang uống đồ nóng hoặc một tay bế một tay cầm đồ nóng.

  • Nên kiểm tra nhiệt độ nước tắm trước khi cho trẻ tắm, nước nóng không được quá 48 độ C. Dạy trẻ không được chạm vào tay cầm của vòi khi đang sử dụng.

  • Những đồ dùng đang sử dụng như bàn là, máy uốn tóc, nến,... không được để trong tầm tay trẻ em.

  • Nếu gia đình bạn có lò sưởi thì hãy để tấm chắn lò sưởi phía trước và không nên cho trẻ vui chơi ở khu vực này.

  • Sử dụng các nút che các ổ cắm điện và dây điện nên sử dụng gọn gàng xa tầm tay của trẻ.

  • Kiểm tra nhiệt đồ của đồ vật và thiết bị được làm bằng kim loại ví dụ như xích đu, xe đồ chơi,... trước khi đưa cho trẻ.

  • Không được để máy phun sương hoặc máy tạo ẩm gần trẻ hoặc trong khu vực vui chơi của trẻ.

Trẻ khi bị bỏng sẽ khiến cho làn da của trẻ bị thương nghiêm trọng bởi kết cấu da của trẻ chưa được phát triển hoàn toàn. Do vậy, bố mẹ cần có những biện pháp phòng tránh và giữ trẻ an toàn và tránh xa những tác nhân gây bỏng.

Các biện pháp phòng tránh các vết thương của trẻ khi bị bỏng an toàn và đúng nhất (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý khi sơ cứu trẻ bị bỏng tại nhà

Tổn thương do bị bỏng rất nhiều loại, nhiều cấp độ bỏng khác nhau. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý những điều sau khi xử lý khi trẻ bỏng nhẹ hoặc nhiều cấp độ bỏng khác:

Xử lý vùng bỏng ngay khi phát hiện ra

Trẻ thường sẽ bị bỏng do nhiệt, hóa chất, lửa hoặc nước sôi,... Những vùng cơ thể trẻ hay bị bỏng là ở tay, cánh tay, chân và mặt. Bố mẹ hãy hết sức lưu ý những vùng cơ thể này sẽ khiến trẻ khó khăn trong sinh hoạt.

Do vậy ngay lập tức phát hiện trẻ bị bỏng cần đưa đi xử lý kịp thời. Để vết thương do bỏng không bị sâu và nhiễm trùng nặng. Nếu bố mẹ hoặc người lớn xử lý không đúng cách cũng có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng hoặc để lại những di chứng về sau.

Một số lưu ý khác khi trẻ bị bỏng

Ngay lập tức phát hiện ra con bị bỏng nên đưa vết thương vào vòi nước mát hoặc chậu nước lạnh. Tuyệt đối không được sử dụng nước quá lạnh hoặc nước đá để chườm cho bé. Điều này sẽ làm teo da mà không làm giảm đau hay phù nề, giảm độ sâu vết thương.

Hãy phân biệt được trẻ đang bị bỏng ở cấp độ nào và trẻ bị bỏng bao lâu thì khỏi. Sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời nếu vết thương của trẻ khi bị bỏng ở cấp độ cao hơn.

Sau khi chữa trị nên bôi cho trẻ thuốc trị sẹo để không để lại sẹo. Thông thường điều trị sẹo cho trẻ sẽ mất khá nhiều thời gian. Nhưng phụ huynh nên nhớ là trị sẹo càng sớm thì càng nhanh lành.

Khi trẻ mới bị bỏng, tuyệt đối không được bôi kem đánh răng vào vết thương đang bị phồng rộp lên. Nếu bố mẹ bôi kem đánh răng để làm mát vết bỏng thì vết bỏng sẽ đau đớn hơn. Có thể gây ra nhiễm trùng và làm vết thương lâu lành hơn.

Lưu ý khi sơ cứu vết thương bỏng ở trẻ - Không nên bôi kem đánh răng vào vết thương bị bỏng (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những phương pháp và cách sơ cứu cũng như phòng tránh khi trẻ bị bỏng mà Monkey đã chia sẻ. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh trang bị những kỹ năng cần thiết để phòng ngừa những nguy hiểm cho con của mình. Đừng quên theo dõi Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhất về nuôi dạy con.

The child was burned, what should I do? – Asian home doctor - Ngày truy cập 08/07/2022

https://www.hizy.net/archives/the-child-was-burned-what-should-i-do/ 

The Burned Child by Dorothy Parker - Ngày truy cập 08/07/2022

https://poets.org/poem/burned-child

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!