Trẻ bị ngã sưng đầu nên bôi gì để giảm các vết bầm, sưng đầu
Kỹ năng sống

Trẻ bị ngã sưng đầu nên bôi gì để giảm các vết bầm, sưng đầu

Hồng Nhung
Hồng Nhung

26/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ bị ngã sưng đầu sẽ có những biểu hiện khác nhau, từ nhẹ như bầm, sưng cho đến mức độ nặng chảy máu ở tai, đầu và có vết sưng to. Khi bị ngã nặng, bố mẹ hãy chú ý và đưa bé đến bệnh viện ngay để được điều trị. Còn trong trường hợp trẻ chỉ bị sưng bầm thì bố mẹ có thể tự chăm soc tại nhà cho trẻ. Monkey sẽ chia sẻ cho bố mẹ cách chăm sóc trẻ bị ngã đập đầu như thế nào và trẻ bị ngã sưng đầu nên bôi gì để nhanh hết sưng.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Hướng dẫn sơ cứu cơ bản khi trẻ bị ngã sưng đầu

Dưới đây là những sơ cứu cơ bản cho trẻ khi bị ngã đập đầu, bố mẹ có thể tham khảo:

  • Nếu thấy trẻ có vết bầm sưng ở đầu, bố mẹ hãy nhanh chóng chườm đá vào vết thương cho bé ngay lập tức. Chườm liên tục trong khoảng 15 đến 20 phút. Điều này khiến cho vết bầm không bị lan ra và còn giúp bé giảm đau. Nếu vết bầm quá lớn, bố mẹ có thể chườm lại lần nữa sau 1 giờ và làm thường xuyên 2 đến 3 lần một ngày. 

  • Nếu thấy đầu trẻ có vết xước nhẹ, rửa sạch bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ. 

  • Nếu thấy trên vết thương có máu, mẹ hãy sử dụng băng gạc y tế hoặc một miếng khăn sạch để ấn thẳng vào vết thương, cầm máu trong vòng 10 phút. Giữ liên tục cho đến khi vết thương không còn chảy máu thêm. 

  • Nếu thấy trẻ ói 1 đến 2 lần thì nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi, chỉ cho uống nước lọc và bú sữa (đố với trẻ sơ sinh). Nếu thấy trẻ uống được và không ói thêm, mẹ có thể cho trẻ ăn uống bình thường được. tuy nhiên nếu quá 24 giờ mà triệu chứng nôn ói ở trẻ vẫn không có dấu hiệu ngừng thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện ngay. 

  • Nếu trẻ thấy đau tại chỗ hoặc thấy nhức đầu, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau khi cần. Tuy nhiên bố mẹ phải đợi  2 giờ sau khi chấn thương mới cho bé uống thuốc bởi nếu cho uống sớm có thể dẫn đến bé bị nôn. Một số loại thuốc mà bố mẹ có thể tham khảo cho bé uống như sau: Acetaminophen (Tylenol, Efferalgan, Hapacol, Panadol,…cho trẻ em), hoặc thuốc Ibuprofen (Brufen, Advil,…). Sau khi uống thuốc 24 giờ bé vẫn còn đau đầu thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay. 

  • Ngoài tập trung vào đầu, bố mẹ hãy kiểm tra xem con có bị thương ở đâu nữa hay không. Đặc biệt là phần cổ và phần xương sống. 

  • Nêu thấy trẻ đã ổn định, theo dõi trẻ trong vòng 48-72 giờ để yên tâm rằng sẽ không có gì cần lưu ý. 

Cầm máu vết thương cho trẻ ngay nếu phát hiện vết thương chảy máu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị ngã sưng đầu nên bôi gì để làm giảm các vết bầm sưng

Tham khảo thêm các cách làm giảm vết bầm sưng cho trẻ mà bố mẹ có thể áp dụng dưới đây. 

Xem thêm

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là cách làm giảm những vết bầm tím và các vết sưng phồng một cách hiệu quả. Bố mẹ hãy chuẩn bị một vài viên đá nhỏ bọc khăn rồi chườm trực tiếp lên vết sưng bầm, Chườm đá giúp cho các mạch máu bị tổn thương co bóp lại hạn chế bị sưng hiệu quả. Đồng thời việc này cũng giúp bé giảm đau hiệu quả. 

Chườm đá lạnh giúp bé giảm sưng mà còn giảm đau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chườm ấm cho trẻ

Những vết bầm tím xuất hiện khi trẻ bị ngã sưng đầu có thể là do máu khó lưu thông dẫn đến hiện tượng đọng máu bên trong. Vì vậy, bố mẹ hãy sử dụng một chiếc khăn ấm chườm lên vết thương để giúp làm giảm các vết bầm tím. Xoa bóp nhẹ nhàng để máu được lưu thông, tan máu bầm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi vết thương đã bị sau 1-2 ngày. 

Sau 1 đến 2 ngày chấn thương, mẹ có thể chườm ấm cho bé giúp lưu thông máu huyết, tan bầm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lăn trứng gà nóng làm tan bầm

Đây là một phương pháp chẳng còn mấy xa lạ trong dân gian giúp làm tan vết bầm nhanh cho trẻ. các mẹ sau khi luộc trứng xong hãy vớt ra rồi để cho ngột bớt và lăn lên vết thương của bé. Nhiệt độ của trứng sẽ tạo nên áp suất hút vào lòng trứng. Mẹ kiên trì thực hiện biện pháp này cho đến khi vết sưng bầm bị tan biến. 

Lăn trứng gà luộc còn nóng lên vết thương để giảm vết bầm và sưng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bôi nha đam và ngò tây

Đây là hai loại kháng sinh tự nhiên cực tốt rất dễ tìm thấy giúp bổ sung Vitamin và giúp vết thương mau lành hơn. Điều này sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng viêm ở vết thương của bé. cách làm rất đơn giản, bố mẹ hãy xay nhuyễn ngò tây và nha đam rồi bôi hỗn hợp này lên những vết bầm tím ngày 3 lần để làm giảm nhanh những vết máu bầm và giảm đau hiệu quả cho bé. 

Nha đam có khả năng kháng khuẩn kháng viêm cực tốt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bôi nghệ và phèn chua 

Nghệ tươi từ trước đến nay luôn được biết đến là loại cây có tác dụng rất tốt cho kháng khuẩn. Ngoài việc giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm cho trẻ còn giúp làm giảm các triệu chứng bầm tím khi trẻ bị ngã, bên cạnh đó còn hạn chế nguy cơ để lại sẹo xấu. Cách này rất đơn giản, mẹ hãy giã nát nghệ với phèn chua rồi đắp lên vùng da bị tổn thương của bé. Thực hiện 1 ngày 2 lần để vết thương nhanh hồi phục hơn. 

Nghệ có công dụng loại bỏ vi khuẩn gây viêm ở vết thương, hạn chế để lại sẹo (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dùng bột cà phê

Tuy cách này rất đơn giản nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách xử lý khi trẻ bị ngã sưng đầu bằng bột cà phê. Bố mẹ hãy dùng bột cà phê để đắp lên vùng da bị thâm tím rồi dùng băng gạc quấn lại vết thương và để trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Lưu ý cần tránh đắp cà phê vào mắt rất nguy hiểm cho con bé.

Đắp bột cà phê quanh vết thương có thể làm giảm sự sưng bầm ở trẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dùng nước muối sệt

Để tránh những vết thương ngoài da, những vết trầy xước có thể bị nhiễm trùng, bố mẹ hãy lấy một ít muối để pha thành dung dịch sệt rồi rửa và ray nhẹ nhàng vùng da trẻ bị tổn thương khi bị ngã của trẻ. Dung dịch nước muối sệt này vừa để sát khuẩn vừa làm giảm các vết sưng phồng và vết thâm tím nhanh chóng. Mẹ thực hiện 2 lần một ngày cho bé để rửa vết thương và giúp vết thương phục hồi nhanh chóng. 

Dùng nước muối sệt để vệ sinh vết trầy cho bé là cách tốt nhất để kháng khuẩn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kem bôi giữ ẩm Tepp Care

Kem bôi giữ ấm Tepp Care với chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên là sản phẩm giúp làm ấm và giữ ấm cho cơ thể đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng, vết côn trùng cắn, các vết thương sưng bầm ở trẻ nhỏ. 

Mẹ lấy một liều lượng vừa đủ thoa lên vùng bị thương của trẻ. Cứ 20 đến 30 phút là lại thoa lên vết sưng bầm một lần để tăng khả năng làm giảm sưng và đau. 

Tepp Care giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng, vết côn trùng cắn, các vết thương sưng bầm ở trẻ nhỏ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những dấu hiệu khi trẻ bị ngã đập đầu cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện

Bé bị ngã sưng đầu là tai nạn rất hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan và nên chú ý những biểu hiện khác thường của bé để nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện. Dưới đây là một số những dấu hiệu sau tai nạn bé bị ngã đập đầu mà bố mẹ cần biết để có cách xử lý kịp thời: 

  • Bé khóc nhiều: Sau khi bị ngã, bé sẽ thường xuyên quấy khóc do cơ thể khó chịu. Việc khóc nhiều có thể gây ra hiện tượng nuốt hơi và dẫn đến đầy hơi và đầy bụng. Lúc này bố mẹ hãy thật kiên nhẫn dỗ dành bé, tránh việc để bé bị đầy hơi và mệt mỏi do khóc nhiều. 

  • Bé khóc yếu: Bé khóc yếu, tím tái là biểu hiện của bé đang bị đau và mệt mỏi. Lúc này lượng oxi trong cơ thể sẽ chuyển sang màu tím đặc biệt là vùng môi. Hiện tượng này chỉ xảy ra vài giây. Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần chú ý và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường. 

  • Bé co giật: Một trong những di chứng do chấn thương để lại đó là trẻ bị co giật. Tình trạng này là do chức năng của não bị rối loạn do sự phóng điện bất thường xảy ra một cách thoáng qua. Lúc này trẻ sẽ co giật toàn thân và chi, bố mẹ khi gặp tình trạng này cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện ngay. 

  • Trẻ bị bất tỉnh: Dù trẻ chỉ bị bất tỉnh trong vài giây thì bố mẹ cũng cần phải chú ý vì nếu tai nạn ngã đủ mạnh thì lực va đập cũng có thể gây tụ máu trong não. Lúc này, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. 

  • Rối loạn tri giác: Sau khi bị ngã thì mẹ thấy bé vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại có những dấu hiệu bất thường như lơ mơ, tập trung kém, kích động khó dỗ hay thậm chí là không nhận ra người thân. Đây chính là lúc mà bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chữa trị. 

  • Nôn ói trên 3 lần: Thông thường sau khi bị ngã, mặc dù bé không bị chấn thương sọ não thì bé sẽ vẫn bị nôn từ 1 đến 2 lần do bé khóc hoặc ho do sự va đập của hộp sọ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trên 3 lần thì đó vẫn là một dấu hiệu cảnh báo bé có thể đã bị chấn thương não. Lúc này bố mẹ chỉ nên cho bé bú sữa hoặc cho uống nước lọc, không nên cho bé ăn thức ăn đặc. Bố mẹ hãy quan sát bé, nếu bé không ngừng nôn sau 24 giờ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. 

  • Trẻ ngủ nhiều: Sau khi bị ngã đập đầu, bé sẽ có triệu chứng ngủ nhiều hơn bình thường.Vậy nên việc theo dõi các dấu hiệu bất thường của bé sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, bố mẹ hãy theo dõi xem trẻ có biểu hiện bất thường nào ở giấc ngủ hay không. Chẳng hạn như ngủ sâu, khó đánh thức, cáu gắt khi thức giấc,... Lúc này bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. 

  • Mất thương bằng vận động: mẹ hãy để ý đến bé sau khi ngã sẽ rất hay bị chóng mặt, đây chỉ là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu mất thăng bằng khi di chuyển, bị kéo lê chấn, hay bị ngã và bị mất thăng bằng phương hướng thì mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. Đối với trẻ đã biết đi, bố mẹ hãy theo dõi bé xem bé có đi đứng bình thường hay không, có ngồi vững hay không. Đối với những trẻ vẫn chưa biết đi thì quan sát bé có ngồi, bò bình thường hay không, có quấy khóc nhiều hay không. 

  • Dấu hiệu ở mắt: Trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị ngã, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như mắt bị lác hay đồng tử hai bên không đều nhau, bé va vào các đồ vật khi di chuyển. Đối với trẻ lớn tuổi, mẹ hãy hỏi để bé mô tả được các triệu chứng của mình như có nhìn đôi hay không, nhìn có mờ hay không hay trẻ có bị chảy máu, nước từ lỗ mũi hay lỗ tai,... hay không.

  • Trẻ sơ sinh bỏ bú: Chấn thương và đau nhức sau khi bị ngã là nguyên nhân khiến bé bỏ bú. Đây là tình trạng khá nghiêm trọng ở bé, do bé còn quá nhỏ nên không thể nói cho bé biết nên biểu hiện bằng cách khóc và bỏ ăn. Lúc này mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể hỗ trợ bé tốt nhất và khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể.

Sau chấn thương, trẻ có thể sẽ bị đau mắt, đỏ mắt, nhìn mờ, nhìn đôi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Monkey muốn chia sẻ cho các bậc cha mẹ về c chăm sóc trẻ khi trẻ bị ngã đập đầu. Hy vọng với bài viết trên, bố mẹ sẽ biết cách sơ cứu vết thương căn bản cho trẻ, biết trẻ bị ngã sưng đầu nên bôi gì và chăm sóc như thế nào. Đừng quên theo dõi website Monkey để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích về nuôi dạy con. 

What to Do If Your Baby Falls Down - 22/9/2022

https://www.verywellfamily.com/what-to-do-if-your-baby-falls-down-4795831

What to Do When Your Baby Falls - 22/9/2022

https://www.webmd.com/parenting/baby/what-to-do-when-baby-falls

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online