zalo
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi từ các chuyên gia
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi từ các chuyên gia

Lê Hương
Lê Hương

30/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ở mỗi độ tuổi của trẻ cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ phát triển thể chất và não bộ. Cha mẹ cần hiểu rõ về tháp dinh dưỡng cho bé, đây là yếu tố quan trọng để bé có thể lực tốt cho sự phát triển khỏe mạnh. Monkey sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi từ các chuyên gia.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trong giai đoạn của con từ 1 đến 6 tuổi đang là thời điểm quan trọng để trẻ dần chuyển sang độ tuổi học đường. Đây cũng là một giai đoạn tiền đề để trẻ học hỏi và phát triển về trí não và thể lực. 

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi

Cha mẹ luôn quan tâm chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn 1-3 tuổi. Ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, hầu như bé vẫn chưa thể tự ăn uống 1 mình và cần có người hỗ trợ trong bữa ăn. 

Nguồn thức ăn chính vẫn là cháo, bột ăn dặm, sữa và thực phẩm mềm, dễ nhai. Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi mà bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như sau.

Bổ sung Tinh bột

Tinh bột là loại chất cần thiết, bạn nên cho bé ăn trong mỗi bữa ăn cùng đồ ăn ăn nhẹ. Một số thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, cơm, mì ống, các loại khoai. Có thể kết hợp tinh bột có trong rau củ và ngũ cốc nguyên hạt để tạo sự đa dạng trong bữa ăn của trẻ. Ví dụ như việc nấu cháo bí đỏ cho bé sẽ giúp đảm bảo lượng tinh bột và không bị ngán. Ở độ tuổi này trẻ sẽ cần 85g-142g tinh bột trong 1 ngày.

Chất xơ và khoáng chất 

Nên cho bé ăn nhiều trái cây và rau củ để có nhiều chất xơ và khoáng chất. Nên mua những trái cây mà bé thích, mềm dễ ăn như chuối, bơ, dưa hấu. Bạn có thể xay sinh tố cho bé uống trong khoảng dưới 180ml/ngày để con có nhiều năng lượng hơn. 

Việc bổ sung chất xơ và khoáng chất này còn giúp bé tránh tình trạng táo bón, một hiện tượng phổ biến ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Đây cũng là chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4-6 tuổi.

Đa số các bé đều thích ăn trái cây nhiều hơn rau, vì trái cây có nhiều vị ngọt. Vì vậy bạn phải khéo léo bổ sung rau vào bữa ăn cho bé để có nhiều vitamin và chất xơ. 

Để kích thích bé ăn ngon, bạn hãy chọn những rau quả có màu sắc sặc sỡ và xếp thành những hình dáng ngộ nghĩnh để bé muốn ăn hơn. Nếu là rau như súp lơ và bông cải canh, bạn có thể làm món trộn để bé thích ăn.

Đạm là dưỡng chất vô cùng cần thiết

Những thực phẩm giàu đạm cho bé ở giai đoạn 1 đến 3 tuổi đó là: thịt, trứng, tôm, cá, cua, lươn…Bạn hãy chế biến những thực phẩm trên thành món cháo hoặc súp để bé dễ ăn. 

Nếu trẻ chưa có khả năng nhai tốt nên nấu mềm và có thể trang trí thêm để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Nhu cầu chất đạm ở giai đoạn này sẽ là 35-44g/ngày.

Cần bổ sung lượng dầu mỡ vừa đủ cho trẻ

Dầu mỡ cung cấp năng lượng cao, tạo cảm giác ngon miệng. Từ đó giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các nguồn vitamin tan trong chất bé như vitamin A, D, K, E. Khi cho trẻ ăn, bạn nên cho 1 đến 2 thìa cà phê dầu mỡ vào, có thể là mỡ lợn, mỡ gà có các axit béo không no như axit arachidonic, axit linoleic. 

Đây là những chất cần thiết cho quá trình phát triển cả về thể chất và não bộ của trẻ. Nếu bé đã ăn được cơm có thể cho ít dầu mỡ vào nấu đồ ăn để ngon miệng hơn. Bạn nên bổ sung cho trẻ 20-40g dầu mỡ/ ngày trong bữa ăn.

Bổ sung đường vào chế độ ăn hàng ngày

Đường cũng là một chất cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của con. Bạn có thể bổ sung trong việc chọn sữa cho có ít đường, sữa chua chứa đường hoặc bánh kẹo bé thích ăn. 

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý bổ sung lượng đường đúng cách và vừa phải để không gây ảnh hưởng không tốt. Lượng đường mỗi ngày cho trẻ 1 đến 3 tuổi chỉ trong khoảng 20g-25g mỗi ngày.

Muối là một phần có trong tháp dinh dưỡng

Muối chắc chắn là loại gia vị không thể thiếu khi nấu đồ ăn. Bạn nên lựa chọn một số loại muối dành riêng cho bé và sử dụng đúng lượng trong khoảng 2 đến 3g muối mỗi ngày. Không cho trẻ ăn mặn bởi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Đây sẽ là giai đoạn thứ 2 trong mục tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi là lứa tuổi mầm non, trẻ bắt đầu đến trường học tập và vui chơi do đó cần nhiều năng lượng hơn. Cha mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để phát triển tốt về cân nặng và chiều cao. Các nhóm chất trong tháp dinh dưỡng của trẻ từ 3 đến 6 tuổi như sau.

Tinh bột rất cần thiết để bổ sung năng lượng

Ở độ tuổi này nhận thức và yêu cầu của trẻ đã tăng cao, vì vậy bạn có thể bổ sung tinh bột dễ dàng hơn. Các bậc phụ huynh có thể tìm thấy thực phẩm chứa tinh bột như cơm, khoai, mì, miến, bún, phở, bánh mì. 

Đây đều là những chất có vai trò cung cấp nguồn năng lượng cho não bộ. Mỗi ngày bạn cần cung cấp 5-6 đơn vị ngũ cốc, mỗi đơn vị này tương đương với nửa bát cơm tẻ 55g và ổ bánh mì 27g để đảm bảo lượng tinh bột cho trẻ.

Chất xơ và khoáng chất

Dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi rất cần chất xơ và khoáng chất. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi rất cần chất xơ và khoáng chất. Thực phẩm tốt để bổ sung chất xơ và khoáng chất cho trẻ chính là rau củ quả. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. 

Bạn có thể mua loại hoa quả bé thích ăn và có màu sắc sặc sỡ, rau nên luộc mềm và trang trí để kích thích sự hứng thú của con. Mỗi ngày trẻ ở độ tuổi 3 đến 6 tuổi cần cung cấp 2 đơn vị rau, 2 đơn vị quả tương ứng với khoảng 80g rau quả.

Đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu

Đạm sẽ có 2 loại chính đó là đạm động vật và đạm thực vật. Những loại thực phẩm có trong thịt đỏ, trứng, cá, tôm, cua có chứa hàm lượng đạm động vật. Những loại hạt có chứa đạm thực vật và có chất lượng tốt hơn so với đạm động vật. 

Cha mẹ cần lưu ý bổ sung cân đối giữa 2 loại này để con có nguồn dinh dưỡng phù hợp. Đạm cũng rất cần thiết khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi.

Món ăn cho trẻ 6 tuổi sẽ dễ chế biến hơn để chứa đạm. Mỗi ngày cần bổ sung cho con 3,5 đơn vị đạm mỗi ngày, 1 đơn vị tương đương với 42g thịt gà, 35g cá, 31g thịt, 47g trứng.

Dầu mỡ cần được cung cấp với lượng vừa phải

Chế độ ăn uống của trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi cần có các loại dầu mỡ. Tuy nhiên đây chỉ là dưỡng chất bổ sung, không thuộc nhóm ưu tiên. Cha mẹ nên bổ sung cho con 5 đơn vị dầu mỡ mỗi ngày, tương ứng với 25g dầu, có thể là dầu đậu này hoặc dầu oliu nguyên chất. Bạn cũng có thể cho dầu mỡ trong việc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ 4-6 tuổi.

Bổ sung đường cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Lượng đường bổ sung cho con độ tuổi này bạn cần lưu ý chỉ bổ sung 3 đơn vị đường, tương ứng với khoảng 25-30g mỗi ngày. Có thể cho trẻ uống sữa ít đường, bánh kẹo hay sữa chua. Không nên đưa quá liều lượng đường vào chế độ ăn uống hàng ngày của con dẫn đến béo phì có nhiều tác hại khác.

Cho muối vào trong quá trình chế biến đồ ăn cho trẻ

Đối với trẻ em từ 3 đến 6 tuổi chỉ nên bổ sung từ dưới 3g muối mỗi ngày. Ở giai đoạn này, bé đã có thể ăn cùng gia đình, tuy nhiên hãy chế biến cho bé những món ăn nhạt hơn so với đồ ăn của người lớn. Bởi vì người lớn sẽ ăn với lượng muối, hạt nêm nước mắm nhiều.

Nguyên tắc chăm sóc con theo tháp dinh dưỡng ba mẹ cần nhớ

Nguyên tắc chăm sóc con theo tháp dinh dưỡng ba mẹ cần nhớ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ dưới 3 tuổi nên ăn thức ăn dạng lỏng

Ở lứa tuổi này, khả năng nhai của trẻ còn kém, chỉ 1 số ít bé có thể tập làm quen được với cơm hạt và thức ăn thô. Đa số cha mẹ phải nấu đồ ăn dạng lỏng như cháo, súp dinh dưỡng cho con. Điều này giúp bé ăn ngon miệng hơn và đầy đủ chất hơn. Bởi vì tất cả dưỡng chất đã được làm nhuyễn đồng đều trong 1 tô cháo có cả thức ăn giàu đạm và rau củ.

Khuyến khích con bằng cách trang trí bữa ăn hấp dẫn

Theo nghiên cứu cho thấy trẻ con suy dinh dưỡng nguyên nhân chính là do biếng ăn, đây là tình trạng lo lắng chung của các bậc cha mẹ. Vì vậy bạn nên trang trí bữa ăn trông thật hấp dẫn và có nhiều màu sắc mà con thích. Điều này sẽ giúp mỗi bữa ăn sẽ thu hút trẻ hơn và trẻ cảm thấy hứng thú mỗi khi được ăn.

Đảm bảo thực phẩm an toàn vệ sinh, chất lượng

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ theo khoa học. ( Ảnh: sưu tầm internet)

An toàn vệ sinh chắc chắn là vấn đề được ưu khi chế biến đồ ăn cho trẻ. Cha mẹ nên chọn thực phẩm tươi ngon, không để lâu ngày để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và đường ruột của trẻ. Bạn nên rửa tay sạch sẽ trong quá trình nấu đồ ăn và trước khi cho trẻ ăn.

Nên chia thành nhiều bữa trong ngày

Có nhiều suy nghĩ cho rằng trẻ phải ăn thật nhiều trong bữa ăn, nhưng thực tế rằng việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ tốt hơn. Cha mẹ không nên ép con ăn quá nhiều mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa ăn nên là các món khác nhau, đa dạng hình thức để bé cảm thấy hứng thú và không bị chán ăn.

Xem thêm: Trẻ 10 tuổi suy dinh dưỡng: tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Vậy là bài viết đã chia sẻ đến bạn thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi và nguyên tắc chăm sóc con theo tháp dinh dưỡng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp cha mẹ có cách bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển toàn diện của con. 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!
Mã mới