Trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ hay không không còn là một vấn đề mới nhưng vẫn có nhiều gia đình coi đây là một thói quen và không thể cho trẻ từ bỏ. Do đó, đã có rất nhiều hệ lụy xấu sau này xảy ra khiến trẻ khó hình thành tính tự lập. Cùng Monkey tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nội dung thông tin này trong bài viết dưới đây.
Trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, để trẻ sơ sinh luôn được khỏe mạnh và phát triển đồng đều thì mẹ nên đặt trẻ ngủ trong lòng trong khoảng 3 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Sau khoảng thời gian này, chính là khoảng thời gian mẹ nên dạy cho trẻ bắt đầu ngủ riêng, cụ thể là trong thời gian trẻ được 4 - 6 tuần tuổi. Cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ một mình trong nôi để trẻ rèn luyện tính tự lập từ sớm. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải đặt nôi ở nơi cảm thấy an toàn, trong vòng kiểm soát bao quát của mình, mẹ nhé!
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, Cha mẹ không nên cho trẻ từ 3 tuổi trở đi nằm chung một giường. Bởi trẻ 3 tuổi đã có khả năng nhận biết giới tính nên sẽ thích gần gũi với người khác giới hơn. Vì thế, nếu cha mẹ cho bé nằm chung thì có thể tác động tới tâm lý, tình cảm của trẻ khi cha mẹ có những hành động thân mật. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ ngủ chung khi đã lớn còn khiến trẻ mất đi sự độc lập khi bước vào độ tuổi đi học.
Vậy nên, nếu bạn thắc mắc trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ không? Thì câu trả lời là KHÔNG NÊN. Bởi vì đây là giai đoạn trẻ đã hình thành được nhận thức về giới tính, tình cảm, cùng nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý, nên việc ngủ riêng sẽ tốt nhất cho con và cả ba mẹ.
Những tác hại ảnh hưởng đến bố mẹ và con cái khi ngủ chung quá lâu?
Việc cha mẹ và con cái ngủ chung qua lâu để lại những hệ lụy không hề nhỏ, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của cả gia đình.
Đối với ba mẹ
-
Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng: Chất lượng giấc ngủ của cha mẹ có thể bị ảnh hưởng khi cho trẻ ngủ chung. Bởi vì trẻ em thường hiếu động và không nằm ngủ yên do thay đổi nhiều tư thế nên có thể làm gián đoạn giấc ngủ của cha mẹ. Thậm chí nhiều gia đình, người bố đã phải ngủ riêng tại một phòng khác để tránh bị con làm phiền khi ngủ. Việc bị trẻ đánh thức giấc quá nhiều có thể khiến cha mẹ cảm thấy kiệt sức, thiếu năng lượng vào hôm sau.
-
Mối quan hệ vợ chồng bị ảnh hưởng: Buổi tối chính là khoảng thời gian các cặp vợ chồng có con được ở bên cạnh nhau. Tuy nhiên, nếu cha mẹ ngủ cùng giường với con cái thì những hành động của trẻ có thể vô tình tách rời cuộc vui của hai vợ chồng theo đúng đúng nghĩa đen. Vì thế, việc cho trẻ ngủ chung có thể làm ảnh hưởng đến sự riêng tư và thân mật đó, gây ra những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ vợ chồng.
Đối với con cái
Không chỉ với cha mẹ, chính trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu ngủ chung với cha mẹ trong thời gian dài.
Trẻ bị phụ thuộc nhiều vào bố mẹ
Nếu cha mẹ và trẻ cùng nhau ngủ chung giường trong một thời gian dài sẽ có thói quen phụ thuộc vào bố mẹ. Trẻ sẽ không thể tự đi vào giấc ngủ nếu không có cha mẹ ở bên. Cũng chính từ sự phụ thuộc này khiến đồng hồ sinh học của bé khó được thiết lập, vì thời gian ngủ của bé không đồng nhất và trẻ sẽ chỉ ngủ khi có ba mẹ ngủ cùng.
Trẻ sẽ hay lo lắng
Khi phụ thuộc vào cha mẹ mới đi ngủ thì trẻ luôn có suy nghĩ chờ đợi những động tác vỗ về, xoa lưng mới có thể đi vào giấc ngủ. Một nghiên cứu đã đưa ra giải thích rằng: “Nhiều trẻ bị hiểu nhầm là đang lo lắng, vì trẻ sẽ cảm thấy khó ngủ khi không có cha mẹ bên cạnh. Trẻ sẽ luôn biểu hiện các hành vi lo lắng, sợ hãi để thuyết phục cha mẹ cùng đi ngủ”.
Tăng nguy cơ đột tử, ngạt thở cho trẻ
Một tác hại vô cùng nghiêm trọng khi cho trẻ ngủ chung giường đó là làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ. Bởi trong quá trình ngủ chung, các đồ vật như chăn, thú bông vô tình lăn vào bé, dẫn đến thương tích và ngạt thở.
Bên cạnh đó, chính những cánh tay, chân của cha mẹ không ngủ yên, vô tình đè lên bé rất nguy hiểm. Việc ngủ chung sẽ càng trở lên nguy hiểm hơn với trẻ nhẹ cân, sinh non hoặc cha mẹ có sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu, bia.
Ngoài ra, việc ngủ chung còn khiến đồng hồ sinh học của cả gia đình bị đảo lộn. Bởi ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có giờ giấc đi ngủ khác nhau. Nếu cha mẹ và con cái ngủ chung giường và trẻ trong độ tuổi từ 1 - 3 cần đi ngủ sớm thì việc này có thể gây phiền toái cho cha mẹ, những người xung quanh do phải tiết chế lại những hành động, công việc để tạo sự yên tĩnh cho bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Lý do tại sao bé 10 tuổi không chịu ngủ riêng?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé 10 tuổi không chịu ngủ riêng. Một trong những nguyên nhân chính khiến con không dám tách khỏi bố mẹ là đã không được rèn luyện tính độc lập từ sớm. Cụ thể là do:
Do bố mẹ không tách con ra từ sớm
Nhiều cha mẹ lo lắng con ngủ một mình sẽ khiến con lo lắng, sợ hãi, gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ nên đã không cho con rèn luyện ngủ một mình từ sớm. Tình trạng này tiếp diễn kéo dài càng khiến con khó tách rời khỏi bố mẹ và thiếu đi tính tự lập.
Tình trạng này còn gây ra một thói quen xấu là trẻ cứ đi ngủ là cần phải có cha mẹ hát ru, ôm ấp, vỗ về,... khiến việc tách rời cho trẻ ngủ riêng ngày càng gặp khó khăn hơn nữa.
Do tâm lý của con
Chính việc không cương quyết cho trẻ ngủ riêng đã tạo thành tâm lý việc trẻ đi ngủ phải có cha mẹ ở bên ôm ấp, vỗ về. Tâm lý này có ảnh hưởng rất lâu dài đến trẻ, khiến trẻ luôn có cảm giác sợ hãi và không dám ngủ một mình.
Bí quyết giúp trẻ 10 tuổi tự tin ngủ riêng
Để việc tách con ngủ riêng dễ dàng hơn thì cha mẹ có thể áp dụng một số những cách sau đây:
Tập dần bằng cách ngủ cùng phòng nhưng khác giường
Cha mẹ cần chú ý nên bắt đầu cho trẻ ngủ riêng nhưng nơi trẻ ngủ nên đặt sát gần ngay phòng ngủ của cha mẹ. Để cha mẹ có thể dễ dàng quan sát và đảm bảo sự an toàn cho bé trong quá trình ngủ. Bên cạnh đó, việc làm này còn tạo tâm lý giúp trẻ tránh bị sợ hãi, mang cảm giác bị bỏ một mình, rời khỏi vòng tay của cha mẹ.
Khi trẻ đã sẵn sàng tâm lý và chấp nhận việc phải ngủ một mình thì cha mẹ nên đặt một màn che giữa chỗ ngủ của 2 vợ chồng và con. Sau đó, nên để trẻ ngủ ở một phòng riêng nhưng cần có sự giám sát, bao quát của cha mẹ.
Chuẩn bị phòng ngủ theo sở thích của con
Việc chuẩn bị phòng ngủ theo sở thích của con sẽ giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ, đồng thời tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, được quan tâm, vỗ về. Đặc biệt, khi có một không gian theo ý thích thì trẻ sẽ có tâm lý muốn trở về phòng của mình và tự do khám phá, làm những điều mình thích.
Ru con ngủ say trước khi để con ngủ riêng
Để trẻ quen với việc ngủ riêng thì chính cha mẹ cần thực hiện những cách khuyến khích để con có thể hình thành sự tự tin của mình. Với những ngày mới bắt đầu cho con ngủ riêng thì cha mẹ có thể kể cho con nghe truyện cổ tích, ru con ngủ thật say sau đó mới trở lại phòng riêng. Việc này giúp trẻ tránh sự sợ hãi, ác mộng khi bắt đầu đi vào giấc ngủ
Ngoài ra, chính cha mẹ cũng cần rèn luyện tính kiên nhẫn của mình nếu việc ngủ riêng khiến con sợ hãi và không hợp tác. Theo đó, cha mẹ cũng không nên la mắng con, bởi việc này sẽ khiến trẻ bị ám ảnh và tổn thương tâm lý, càng khiến cho việc ngủ riêng trở lên khó khăn hơn.
Như vậy, trên đây Monkey đã giúp ba mẹ giải đáp về việc trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ hay không. Hy vọng bài viết của Monkey sẽ giúp cha mẹ hiểu được những lợi ích khi cho trẻ ngủ riêng và những mặt hại nếu cho trẻ ngủ chung kéo dài và xây dựng một lịch trình ngủ, tạo tâm lý thoải mái, tự lập cho trẻ từ sớm. Nếu ba mẹ muốn cập nhật nhiều những thông tin hữu ích về việc nuôi dạy trẻ thì đừng quen theo dõi Monkey nhé!