zalo
Bé 10 tuổi - những cột mốc phát triển quan trọng ba mẹ cần nắm rõ
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Bé 10 tuổi - những cột mốc phát triển quan trọng ba mẹ cần nắm rõ

Lê Hương
Lê Hương

23/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo các bác sĩ và chuyên gia cho rằng, 10 tuổi là giai đoạn tiền dậy thì ở trẻ nên con thường có sự xáo trộn trong vấn đề tâm lý cùng sự thay đổi về vóc dáng. Lúc này bé 10 tuổi thường có xu hướng muốn chứng tỏ bản thân với bố mẹ nên nhiều khi con rất bướng bỉnh, khó bảo. Do đó, sự đồng hành của cha mẹ với con trong thời điểm này là vô cùng quan trọng.

Phát triển thể chất trẻ 10 tuổi

Trẻ 10 tuổi được coi như là giai đoạn chuyển tiếp từ một em bé bắt đầu bước đến thế giới người trưởng thành. Lúc này con có những suy nghĩ, nhận thức và muốn tìm hiểu nhiều hơn. Vì thế cha mẹ đóng vai trò như người bạn đồng hành cùng con chia sẻ mọi điều vui buồn trong cuộc sống.

Trẻ 10 tuổi và những điều cha mẹ cần biết. (Ảnh: Lovepik.com)

Cột mốc phát triển trẻ 10 tuổi

Giai đoạn 10 tuổi con có sự thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể, do vậy làn da của bé bắt đầu trở nên nhờn hơn, một vài bé gái thậm chí xuất hiện những nốt mụn trứng cá đầu tiên. Các bé trai bắt đầu hình thành lông vùng sinh dục và dưới cánh tay. 

Tuy nhiên, không phải tất bé đều có sự thay đổi này, một số bé 10 tuổi nhưng con vẫn còn khá trẻ con và chưa có sự lột xác nào về vóc dáng.

Những gì ba mẹ cần lưu ý khi trẻ 10 tuổi

Khi con bước vào giai đoạn tiền dậy thì nhiều cha mẹ tỏ ra khá lúng túng trước những thay đổi của con. Và để chắc chắn con bạn có một môi trường tốt nhất cho sự phát triển về mọi mặt, mẹ hãy chú ý một vài điều sau đây nhé.

  • Khuyên con ngủ sớm: Nên để trẻ bắt đầu giấc ngủ trong khoảng thời gian 9-10h, việc con được ngủ đúng và đủ giấc sẽ đảm bảo cơ thể tiết ra đủ lượng hormone tăng trưởng. Vì thế mẹ không nên để con thức học quá khuya, điều này sẽ không tốt cho sức khỏe.

  • Chế độ ăn đủ chất: 10 tuổi con đã có sức ăn như người lớn, mẹ chú ý bổ sung đầy đủ thực phẩm rau củ, thịt cá, trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày cho con.

  • Tâm lý trẻ: Con có thể tỏ ra bướng bỉnh, muốn thể hiện mình là người trưởng thành, vì thế cha mẹ nên chú ý đến tâm lý của con nhiều hơn.

Thấu hiểu trẻ 10 tuổi để cha mẹ có cách nuôi dạy tốt. (Ảnh: Lovepik.com)

Phát triển cảm xúc trẻ 10 tuổi

Trẻ 10 tuổi con đã có lập trường khá rõ ràng và thể hiện những cảm xúc về việc yêu, thích hay ghét một vấn đề hay việc nào đó. Đặc biệt trong thời điểm này có nhiều trẻ hay cãi lời cha mẹ, thể hiện quan điểm cá nhân và bỏ qua ý kiến của người lớn. Cũng bởi thế mà rất nhiều gia đình thường xảy ra những xung đột, mâu thuẫn khi con bước vào độ tuổi tiền dậy thì.

Những điều ba mẹ cần lưu ý. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cột mốc trẻ 10 tuổi

Trẻ đã bắt đầu ngưỡng mộ, thần tượng một ai đó, khi họ có những thành tích, công việc, cuộc sống tốt mà trẻ hàng mơ ước. Con cũng bắt đầu thể hiện bản thân và bắt chước theo những gì mà trẻ thấy thích ở bên ngoài xã hội.

Những điều cha mẹ cần lưu ý ở trẻ 10 tuổi

Điều mà cha mẹ cần nhất trong giai đoạn này chính là kiên nhẫn, thấu hiểu và lắng nghe con. Mẹ hãy chỉ ra cho con hiểu những điều nào là tốt, là phù hợp và con nên hoặc không nên làm. Vì suy nghĩ của con trong độ tuổi này còn khá mộng mơ, thiếu tính thực tế nên đôi khi con chưa thể có những quyết định đúng đắn.

Phát triển xã hội trẻ 10 tuổi

Sự phát triển xã hội của trẻ trong giai đoạn này cũng là một vấn đề cần lưu ý. Dựa vào những thay đổi của con cha mẹ nên định hướng riêng cho mình cách dạy con sao cho tinh tế, hiệu quả và để trẻ cảm thấy luôn được cha mẹ yêu thương, tôn trọng, không xâm phạm quyền riêng tư.

Bé 10 tuổi phát triển những gì?

Sự phát triển xã hội của trẻ 10 tuổi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cha mẹ biết không, trong giai đoạn này bé gái đã trở lên dần điệu đà, chú ý tới ngoại hình còn các bé trai tỏ ra mình nam tính, người lớn hơn. Các bé đều đã để tâm tới những lời khen chê, nhận xét về ngoại hình của mình, con cũng thích chải chuốt hơn. Bởi do trẻ đã cảm nhận được cảm xúc của người khác và có khả năng hiểu các ngôn ngữ cơ thể chính mình.

Đôi lúc trẻ cũng hay cãi nhau với anh chị em trong gia đình, cãi lời bố mẹ, ông bà. Thậm chí là đánh nhau nếu làm trẻ khó chịu, bực bội.

Ba mẹ lưu ý những gì?

10 tuổi nhiều bé đã dùng mạng xã hội để giao lưu, làm quen với nhiều bạn bè. Không gian mạng là thứ rất rộng lớn, khó có thể kiểm soát thông tin đến với trẻ.

  • Vì thế cha mẹ hãy chú ý và luôn để mắt tới trẻ trong việc dùng mạng xã hội. Bên cạnh đó nhiều trẻ ở ngoài là 1 tính cách, con người khác nhưng trên mạng bé lại thể hiện một phần tính cách khác, có phần nổi loạn, cá tính. Mẹ nên nắm bắt được để có những điều chỉnh sao cho phù hợp
  • Việc cha mẹ quan tâm tới con là cần thiết nhưng cũng cần để con có không gian riêng phát triển trong chính thế giới của mình. 
  • Một điều nữa mà cha mẹ cần chú ý là hãy lắng nghe và khơi gợi để con chia sẻ những điều trẻ mong muốn, hay những suy nghĩ, cảm xúc của con về một vấn đề nào đó. Đây vốn là điều mà rất ít các bậc cha mẹ làm hay để tâm tới. Điều đó khiến cho tình cảm giữa bố mẹ và con có phần ngày càng xa cách.

Phát triển nhận thức

  • Dù là bé trai hay bé gái thì trong độ tuổi 10 tuổi con đã có được khả năng suy nghĩ và lắng nghe. Con có thể trò chuyện cả ngày với bạn bè, với thầy cô giáo và người khác. Con cũng thích thú nhiều hơn trong việc sử dụng chat, nhắn tin hay nói chuyện qua điện thoại với mọi người.
  • Trong thời điểm này trẻ cũng phát triển về mặt nhận thức rất tốt, vì thế cha mẹ có thể hướng dẫn, giáo dục con vấn đề giới tính. Cho trẻ làm quen và học hỏi về thế giới của người lớn như cách quản lý tiền bạc, cách giữ gìn các mối quan hệ, các bảo vệ bản thân mình, cách nói chuyện với người thân, bạn bè, người khác giới…
  • Còn trong chương trình học cha mẹ nên cho con học thêm 1 hoặc 2 loại ngoại ngữ, học các chương trình toán, văn học hoặc phát triển thế mạnh bản thân thông qua các môn năng khiếu.

Lúc này trẻ đã bắt đầu giai đoạn tiền dậy thì. (Ảnh: Lovepik.com)

Cột mốc quan trọng của trẻ

Trong giai đoạn 10 tuổi trẻ đã thể hiện sự quan tâm đến các môn thể thao,văn hóa, âm nhạc và dành nhiều thời gian cho những điều mà mình yêu thích. Con cũng học được cách lý luận, đối đáp và phán đoán về những sự vật, điều xảy ra xung quanh mình.

Cha mẹ cần lưu ý những gì

Điều mà cha mẹ lưu ý ở con trong thời điểm này là giúp con thiết lập một thời gian biểu thật khoa học, phù hợp với con. Bởi nhiều trẻ vẫn còn khá mải chơi, bị cám dỗ nhiều thú vui khác mà đôi khi hơi sao nhãng việc học. 

Vì thế hãy tạo ra các quy tắc về việc học cho trẻ, như không xem tivi, không sử dụng điện thoại và giới hạn về thời gian cho trẻ trong các việc. Đừng quên hãy dành cho con những phần thưởng bất ngờ nếu con đạt kết quả tốt cha mẹ nhé.

Các mốc phát triển quan trọng khác của bé 10 tuổi

Ngoài những mốc phát triển về nhận thức, tư duy, thể chất thì trẻ 10 tuổi cũng có những mốc phát triển quan trọng khác mà cha mẹ nên lưu ý để có thái độ quan tâm tới con sao cho đúng mực.

  • Đây là độ tuổi con có sự phát triển mạnh về chiều cao, vòng ngực và cả tâm sinh lý. Trẻ đã bắt đầu quan tâm tới chuyện béo gầy, cao thấp, vì thế hãy tư vấn cho trẻ biết đâu là một chế độ ăn lành mạnh với con. Những món nào tốt và không tốt cho sức khỏe.
  • Lúc này nhiều trẻ cũng thích mình có một không gian riêng thay vì ngủ chung với bố mẹ. Con trở nên kín đáo hơn trước mặt người lớn trong vấn đề tắm, gội, thay quần áo.
  • Trong chuyện ăn mặc, quần áo, tóc tai con cũng dần định hình phong cách, mong muốn được mặc hoặc cắt một kiểu đầu giống ai đó thay vì như trước kia để cho bố mẹ chỉ định.

Những thay đổi này tuy nhỏ nhưng cũng đủ thấy con bạn đang dần trưởng thành và muốn được bố mẹ coi con như một người lớn.

Giai đoạn này cha mẹ cần lắng nghe con nhiều hơn. (Ảnh: Lovepik.com)

Ba mẹ cần quan tâm con như thế nào?

Dạy trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt khi con bắt đầu bước vào độ tuổi có những thay đổi nhất định về mặt tâm sinh lý. Nếu không thực sự hiểu con và có cách dạy con khoa học thì dù chỉ là một chuyện nhỏ cũng có thể xảy ra xung đột trong gia đình hoặc khiến trẻ bất mãn, chán ghét bố mẹ, dần dần hình thành nên những suy nghĩ lệch lạc bên trong con. Vậy cha mẹ cần quan tâm con như thế nào?

Sự quan tâm của ba mẹ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tâm sự cùng con

Nếu trước kia cha mẹ luôn yêu cầu con làm theo những gì mình cho là đúng thì giờ đây cách dạy này không còn phù hợp với trẻ 10 tuổi. Lúc này con thích được mẹ đối xử như một người trưởng thành, nhẹ nhàng, lắng nghe con nhiều hơn.

Cách tốt nhất khi có vấn đề gì thay vì quát mắng hãy lắng nghe, tâm sự cùng con để thấu hiểu con đang gặp phải những khúc mắc gì, từ đó mẹ hãy đưa ra cho con những lời khuyên. Cách này vừa hiệu quả lại khiến con giải tỏa được khúc mắc trong lòng và cũng là cách giúp cha mẹ hiểu con cái mình hơn.

Tâm sự không nhất thiết phải là ở nhà mà đó có thể là các buổi đi cà phê, đi xem phim hoặc đến bất cứ nơi nào mà con cảm thấy thích thú, thoải mái nhất mẹ nhé.

Quan tâm con

Cha mẹ nào cũng luôn yêu thương và dành tình cảm cùng những điều tốt đẹp cho con. Nhưng đôi khi cách thể hiện hoặc những lời nói mang phần nghiêm khắc khiến trẻ thu mình lại và ngại trao đổi với bố mẹ hơn. Vì thế, hãy quan tâm con nhiều hơn từ những điều nhỏ nhất.

Đặc biệt trong cuộc sống bận rộn như hiện nay nhiều cha mẹ thường phó mặc con cho ông bà hoặc người giúp việc, chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất khiến cho  việc quan tâm trẻ chưa được đúng mực. Điều này không chỉ làm trẻ cảm thấy thiếu thốn tình cảm mà còn khiến cho mối quan hệ giữa con và bố mẹ chưa thật khăng khít. 

Cha mẹ nên tạo điều kiện để con được học tập và phát triển tốt. (Ảnh: Lovepik.com)

Tạo cơ hội cho con được phát triển cả thể chất và tinh thần

Không chỉ sức khỏe thể chất mà sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ cũng như những cảm nhận về thế giới xung quanh. Yếu tố sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến cách trẻ đương đầu với thách thức và căng thẳng về sau. Vì thế cha mẹ hãy tạo điều kiện để con được thoải mái phát triển trong khuôn khổ cho phép.

Về thể chất hãy khuyến khích con tham gia các câu lạc bộ, những đội bóng hay đăng ký cho con các lớp học võ, học bơi, học múa, đàn để con vừa nâng cao kỹ năng sống, vừa có sự phát triển tốt về mặt thể chất. Bên cạnh đó hãy chú ý đến chế độ ăn uống để con có sức khỏe phục vụ cho việc học tập, rèn luyện bản thân.

Hạn chế đánh mắng, trách móc, chì chiết trẻ khi con làm sai hoặc không thực hiện mong muốn như cha mẹ kỳ vọng. Trong độ tuổi 10 tuổi, con rất nhạy cảm với những lời nói mang tính sát thương, dễ tủi thân và dần hình thành nên những suy nghĩ tiêu cực. Tốt nhất hãy cho con khoảng trời riêng để bé được sống, phát triển theo đúng tính cách mình muốn. 

Cách giáo dục bé 10 tuổi kỹ năng sống

Thực tế có rất nhiều kỹ năng cha mẹ cần trang bị cho trẻ 10 tuổi, điều này sẽ là tiền đề để bé được phát triển và hình thành những nhân cách tốt cũng như có nhiều kiến thức sống hơn.

10 tuổi trẻ tỏ ra khá bướng bỉnh, khó bảo. (Ảnh: Lovepik.com)

Giáo dục kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp không đơn thuần là cách chúng ta nghe và nói mà đây thực chất là một nghệ thuật đòi hỏi sự phối hợp nhiều kỹ năng để đạt hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin giúp đối phương hiểu những gì mình nói và biết những gì mình muốn. Vì thế đây là một kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống.

Ở trẻ 10 tuổi, cha mẹ dạy con kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn con cách biểu đạt cảm xúc, cách thể hiện lời nói sao cho đúng với từng đối tượng. Và quan trọng nhất chính là tôn trọng người đối diện.

Trong giao tiếp mình không nên có những hành động như: cắt lời người khác, trả lời thô lỗ, không cướp lời, nên góp ý chân thành và nói chuyện với nhau dựa trên tinh thần hỗ trợ. Cha mẹ cũng nói cho con rằng, giao tiếp đôi khi không chỉ giới hạn trong lời nói mà chúng ta còn có thể giao tiếp bằng ánh mắt, bằng hành động.

Giáo dục kỹ năng tự chăm sóc và tự phục vụ bản thân

Giáo dục kỹ năng tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân chính là rèn cho cho học được tính tự lập. Thay vì làm hết tất cả mọi việc, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ tự học cách chăm sóc bản thân. Bước đầu con cần biết tắm gội, gấp quần áo, làm sạch nơi ở. Tiếp theo dạy con cách nấu những món ăn đơn giản để phục vụ bữa ăn cho chính mình. 

Đây là những việc làm hết sức cơ bản mà trẻ 10 tuổi nào cũng nên biết. Khi trẻ nắm được những kỹ năng sống này con có thể tự tin hơn dù sống ở bất cứ đâu và cha mẹ cũng không cần quá vất vả trong việc chăm sóc con.

Nhiều gia đình xung đột vì cách giáo dục con. (Ảnh: Lovepik.com)

Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân

Trước thực trạng xã hội hiện nay việc cha mẹ dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân là điều hết sức quan trọng và là yếu tố đầu tiên cần để tâm tới. Ở mỗi giới tính cha mẹ cần có những cách giáo dục sao cho phù hợp.

Bé gái

Giáo dục bé gái tự bảo vệ bản thân. (Ảnh: sưu tầm internet)

Đối với bé gái, kỹ năng bảo vệ bản thân đầu tiên bạn cần nhắc con là không được để cho bất cứ ai động vào cơ thể mình và cách làm thế nào khi bé bị người khác bắt nạt hay có những hành vi không đúng chuẩn.

10 tuổi bạn đã có thể dạy con về giới tính, vấn đề tình dục và cả những biện pháp tránh thai. Nếu cha mẹ không dạy con, rất có thể xã hội sẽ dạy con những điều sai trái về việc này.

Hãy hướng dẫn trẻ, độ tuổi này của con nên xem và học những gì còn những loại phim, tranh ảnh nào bé nên tránh xa. Và chỉ cho con bạn biết những thứ luôn cần có đem theo bên mình phòng những trường hợp bất đắc dĩ có thể tới.

Bé trai

Dạy bé kỹ năng tự bảo vệ bản thân. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dạy trẻ trai kỹ năng bảo vệ bản thân trong đó có việc bảo vệ bản thân khỏi bị xâm hại, biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Hoặc bảo vệ bản thân khi chơi, tham gia bất cứ một hoạt động nào đó.

Với các bé trai kỹ năng mà cha mẹ chú trọng là dạy con phân biệt được đâu là những hoạt động tốt, đâu là không. Đâu là cái trẻ nên xem, chỗ nên chơi và chỗ nào là nơi nguy hiểm thiếu sự an toàn… Khi đã giáo dục đầy đủ những kỹ năng bảo vệ bản thân, cha mẹ có thể phần nào yên tâm về con mình.

Suy nghĩ của trẻ trong độ tuổi 10 tuổi vốn còn rất non nớt, vì thế cha mẹ vẫn phải cần dành rất nhiều thời gian đồng hành cùng con trên chặng đường phía trước. Khi được giáo dục tốt, trẻ 10 tuổi sẽ có tiền đề vững vàng để con trở thành người có ích cho chính gia đình và xã hội.

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn quần áo trẻ em 9-10 ba mẹ nên biết

Ngoài những kỹ năng, kiến thức trong việc nuôi dạy bé 10 tuổi, ba mẹ cần hiểu và nắm rõ về con mình trong từng giai đoạn. Hy vọng những kiến thức Monkey chia sẻ trên về những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ 10 tuổi, sẽ hữu ích cho ba mẹ trong quá trình

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!