Nhiều người cho rằng khi trẻ bị cảm thì không nên cho trẻ tiếp xúc với gió để tránh nặng thêm. Vậy “trẻ bị cảm cúm có nên nằm điều hoà hay không?” là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi chăm sóc trẻ em bị cảm cúm. Hãy cùng lắng nghe những giải đáp thắc mắc của Monkey trong bài viết dưới đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Những dấu hiệu trẻ bị cảm cúm
Dấu hiệu trẻ bị cảm cúm thông thường được biểu hiện ra bên ngoài do virus cúm gây ra. Thông thường vì virus sẽ xâm nhập và phá hoại hệ hô hấp bao gồm mũi, cổ họng và phổi nên các triệu chứng thường xảy ra ở mũi, cổ họng của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu thông thường mà trẻ hay gặp phải khi bị cảm cúm:
-
Trẻ có thể bị sốt hoặc chỉ có những triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường. Thông thường sốt không quá cao chỉ khoảng 37.5 độ C - 38 độ C.
-
Cơ thể có hiện tượng ớn lạnh và cơ thể run rẩy do lạnh.
-
Ho khan hoặc ho có đờm tuỳ trường hợp chủng virus cúm khác nhau.
-
Có hiện tượng đau họng.
-
Sổ mũi, chảy nước mũi do chất dịch nhầy tiết ra ở khoang mũi quá nhiều. Chất dịch nhầy thông thường không màu và sau đó chuyển sang màu vàng, xanh và hiện tượng đặc sệt lại.
-
Cơ thể đột ngột mệt mỏi, dấu hiệu nhận biết là khi bé ngủ và người khác lay bé nhưng có thể không có phản ứng lại.
Những triệu chứng thông thường sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày sau khi phát bệnh. Và thời gian trẻ hồi phục là 5 ngày sau đó. Nhưng có một số trường hợp, khi trẻ xuất hiện những biểu hiện dưới đây cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời:
-
Cơ thể sốt cao khoảng 39 độ C - 41 độ C (Cơ thể sốt liên tục trong một ngày) hoặc sốt trên 38.5 độ kéo dài hơn 3 ngày liên tục.
-
Trong quá trình sốt, cơ thể trẻ có xuất hiện các nốt ban đỏ khắp người đặc biệt ở những vùng có nhiệt độ cao.
-
Khó thở hoặc thở nhanh (có cảm giác xương sườn co vào từng nhịp thở của trẻ).
-
Bị mất nước (biểu hiện là tiểu ít, khóc không ra nước mắt,...)
-
Triệu chứng nôn mửa dữ dội xuất hiện.
-
Xuất hiện triệu chứng co giật trong quá trình bị sốt hoặc trong khi bé đang ngủ.
-
Có bệnh nền là bệnh mãn tính và phát triển các triệu chứng thông thường của cúm như ho, sốt,...
Trẻ bị cảm cúm có nên nằm điều hòa?
Trẻ bị cảm cúm có nên nằm điều hoà hay không? Khi vào mùa hè nóng nực, các gia đình thường sử dụng điều hoà để cho căn phòng trở nên dễ chịu và mát mẻ hơn. Nhưng nếu lạm dụng điều hoà cho trẻ nhỏ quá mức sẽ khiến cho trẻ mắc những bệnh về đường hô hấp.
Vì vậy bố mẹ thường có tâm lý khi con bị cảm cúm, bị sốt sẽ không cho bé nằm điều hoà vì sợ bé bị bệnh nặng hơn. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý và bác sĩ nghiên cứu được, khi trẻ bị cảm cúm trẻ vẫn được nằm điều hoà bình thường.
Lý do là vì điều hoà sẽ mang lại một bầu không khí dễ chịu, mát mẻ và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi nghỉ ngơi. Điều hoà còn giúp luân chuyển không khí trong phòng, nguồn không khí mát mẻ này sẽ tiếp xúc trực tiếp với trẻ và an toàn với trẻ. Nhưng bố mẹ cần biết cách sử dụng máy lạnh như thế nào để giúp bé nghỉ ngơi tốt nhất và thời gian lành bệnh nhanh nhất.
Những nguyên tắc cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng điều hòa cho trẻ khi bị cảm cúm
Cơ thể trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy nhiệt độ môi trường cần thích hợp để trẻ có thể phát triển tốt nhất. Nếu thời tiết quá nóng, cơ thể trẻ sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi và dễ bị các bệnh về da. Nếu thời tiết quá lạnh sẽ dễ gây cho trẻ những bệnh về đường hô hấp. Do vậy, khi bố mẹ sử dụng điều hoà cần chú ý đến những vấn đề sau để hỗ trợ quá trình điều trị trẻ bị cảm cúm:
Duy trì nhiệt độ phù hợp
Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm, vì vậy mà nhiệt độ môi trường gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bé. Hơn thế nữa, thân nhiệt của trẻ em lại không giống với thân nhiệt của người lớn. Vì thế mà nhiệt độ phòng nếu phù hợp với người lớn thì chưa chắc đã phù hợp với cơ thể của bé.
Đặc biệt, đối với trẻ em dưới 3 tuổi, hệ thần kinh và trung tâm điều tiết nhiệt độ thân thể chưa hoàn thiện. Do vậy, khi nhiệt độ môi trường chỉ thay đổi một chút cũng khiến trẻ có phản ứng ngay. Nếu nhiệt độ tăng lên một chút thì cơ thể trẻ bắt đầu toát mồ hôi và thấy nóng nực. Cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những tình trạng bệnh về da như rôm sảy, phát ban,... Còn nếu nhiệt độ giảm một chút, trẻ sẽ bị lạnh và bị những bệnh về hô hấp.
Tại các phòng nuôi dưỡng sơ sinh ở bệnh viện, nhiệt độ phù hợp là mức 27 - 29 độ C. Mức nhiệt độ này phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi khi trẻ bị cảm cúm.
Đối với trẻ trên 3 tuổi, hệ thần kinh và trung tâm điều tiết nhiệt độ thân thể đã hoàn thiện hơn. Vì vậy khi trẻ bị cảm cúm, bố mẹ vẫn có thể sử dụng điều hoà ở mức phù hợp là 26 - 27 độ C. Mức nhiệt này giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi phải chịu những triệu chứng của cảm cúm.
Không bật nên điều hòa liên tục 24/24 khi trẻ bị cảm
Điều hoà khi bật liên tục 24/24 giờ, không khí liên tục luân chuyển khiến cho căn phòng của bạn trở nên mát mẻ. Nhưng đến một thời điểm nhất định, không khí lạnh bên trong sẽ bị bão hoà và không khí bắt đầu chuyển sang lạnh, tù đọng bên trong căn phòng.
Lúc này không khí trở nên vô cùng độc hại cho hệ hô hấp của bé. Do vậy, bố mẹ cần chú ý giám sát thời gian bật điều hoà. Nên tắt điều hoà tối thiểu 2 lần, sau khi tắt điều hoà thì mẹ hãy mở cửa phòng, bật quạt để không khí xấu đi ra ngoài. Ánh nắng tự nhiên giúp không khí trong phòng lưu thông tốt hơn, nhờ vậy cũng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuân thủ nguyên tắc 3 phút
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai môi trường khác nhau giữa phòng có máy lạnh và không có máy lạnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé. Nếu để trẻ đang nằm phòng lạnh đột ngột đi ra bên ngoài thì sẽ khiến tình trạng của bé trở nên trầm trọng hơn.
Do sự nguy hiểm đó mà bố mẹ hãy tuân thủ nguyên tắc 3 phút khi sử dụng điều hoà cho trẻ. Trước khi đứa trẻ ra ngoài từ nơi có điều hoà đến nơi không có điều hoà cần mở cửa trước đó 3 phút, cho bé đứng gần chỗ cửa để bé có thể từ từ thích ứng với không khí bên ngoài. Sau đó mới cho bé ra ngoài nơi không có máy lạnh.
Không để điều hòa xốc thẳng vào người bé
Khi bé bị cảm cúm, nếu gió điều hoà hay quạt xốc thẳng vào người bé, mặt hay đầu,... sẽ khiến cho tình trạng bệnh cảm cúm ở trở nên nghiêm trọng hơn. Luồng gió khá mạnh khiến cho không khí xung quanh trẻ bị đẩy nhanh gây khó khăn trong hô hấp.
Do đó, khi mẹ sử dụng máy lạnh để làm mát cho trẻ, mẹ đặt điều hoà trên cao, không chủ động hướng cách quạt của máy lạnh trực tiếp vào người của trẻ. Tốc độ quạt của máy lạnh nên ở mức thấp nhất và nên để quạt quay theo chế độ luân chuyển không khí liên tục trong phòng để không khí luôn mát.
Xem thêm:
- Đề phòng nguy cơ nhiễm bệnh và điều trị trẻ 9 tháng tuổi bị cảm cúm
- Cách chữa trẻ bị cảm cúm nhanh khỏi tại nhà đúng cách, hiệu quả
Vệ sinh điều hòa sạch sẽ
Máy điều hoà được ví như “lá phổi” của căn phòng, ngôi nhà. Ngoài chức năng làm mát, máy lạnh còn đóng vai trò như một máy lọc không khí bên trong căn phòng của bạn. Nhờ vậy mà không khí bên trong căn phòng được lọc sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
Vì vậy, trong một thời gian hoạt động nhất định của máy điều hoà sẽ tích tụ các bụi bẩn, vi khuẩn vào bên trong máy lọc khí của điều hoà. Vì vậy, trong những lần sau sử dụng điều hoà, không khí sẽ bắt đầu nhiễm bẩn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của trẻ em và cả những người xung quanh.
Bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ điều hoà, vệ sinh hệ lọc không khí bên trong máy lạnh đảm bảo không khí lọc ra là không khí trong lành.
Bổ sung nước cho trẻ
Trẻ bị cảm cúm có nên nằm điều hoà hay không? Điều hoà giúp trẻ dễ dàng lưu thông không khí và thoáng mát dễ chịu hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ nước cho trẻ vì có thể điều hoà khiến cơ thể trẻ dễ bị mất nước và da dễ bị khô hơn.
Khi cơ thể bị mất nước, cơ thể dễ bị suy nhược, ngoài ra dễ bị táo bón do phân cứng khó tiêu. Nếu bố mẹ nào muốn cho bé bị cảm cúm nằm quạt hay điều hoà thì có thể bổ sung thêm nước lọc hoặc sữa công thức, nước trái cây, canh súp cho trẻ nhỏ. Nhưng đối với trẻ sơ sinh thì nên cho trẻ bú sữa mẹ để có thể bổ sung nước đầy đủ nhất.
Sử dụng máy làm ẩm không khí
Sử dụng điều hoà có thể gây khô không khí khiến khoang mũi của trẻ dễ bị khô, phụ huynh có thể sử dụng một chậu nước hoặc sử dụng thêm máy phun sương, tạo độ ẩm,... Điều này giúp tạo điều kiện cân bằng không khí bên trong phòng, giúp quá trình điều trị cảm cúm của trẻ dễ dàng hơn.
Chú ý vệ sinh máy làm ẩm không khí thường xuyên để tránh bị ẩm mốc, chứa khói độc gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ. Trong quá trình sử dụng máy làm ẩm không khí, bố mẹ cũng nên chú ý nếu không khí bên trong quá ẩm, biểu hiện là hơi nước đọng trên các bề mặt, đồ vật bên trong phòng.
Đắp chăn mỏng cho trẻ
Trong khi sử dụng máy lạnh để làm mát cho bé, mẹ có thể sử dụng một chiếc chăn mỏng để giữ ấm cơ thể cho bé, giúp bé làm mát vừa đủ mà không bị lạnh quá. Mẹ nên che chăn từ phần ngực xuống để giữ ấm, tránh che kín mặt vì có thể khiến trẻ bị khó thở.
Khi trẻ bị cảm cúm, cơ thể dễ bị suy nhược và hệ miễn dịch còn bị yếu nếu nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ không khí chênh lệch quá cao sẽ khiến cho cơ thể dễ bị bệnh nặng hơn. Đặc biệt, không nên dùng chăn dày khi sử dụng máy lạnh cho trẻ vì sẽ khiến cho cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu.
Chỉ bật điều hòa khi thời tiết nóng bức
Khi nhiệt độ môi trường thấp, cho trẻ nằm trong điều hoà thấp khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh nặng hơn. Nhiệt độ thấp do phòng kín, quá trình truyền tải không khí liên tục làm cho nhiệt độ càng thấp hơn.
Virus cúm thường phát triển mạnh mẽ và sức lây lan cao khi nhiệt độ thấp và độ cẩm cao. Thế nên phụ huynh nên hạn chế cho bé nằm điều hoà khi thời tiết mát mẻ, có thể sử dụng một chiếc quạt nhỏ hoặc mở cửa gió nhẹ vào phòng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.
Chăm sóc trẻ bị cảm cúm như thế nào?
Khi trẻ bị cảm cúm, cơ thể trẻ sẽ có những triệu chứng khó chịu khiến cho trẻ. Vậy trẻ bị cảm cúm có nên nằm điều hoà cần chăm sóc như thế nào. Dưới đây là những phương pháp chăm sóc trẻ bị cảm cúm hiệu quả giúp trẻ nhanh khỏi:
Hướng dẫn chăm sóc trẻ
Cha mẹ cần chú ý trong quá trình chăm sóc cơ thể trẻ khi bị cảm cúm và thực hiện chăm sóc trẻ theo những hướng dẫn dưới đây:
-
Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi nhằm vệ sinh mũi và giữ ẩm cho mũi của trẻ, tránh cơ thể bị khô mũi.
-
Cung cấp đầy đủ nước và chất điện giải cho cơ thể của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh cần cung cấp đầy đủ sữa mẹ cho trẻ để cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng, hệ miễn dịch đầy đủ.
-
Khi trẻ ngủ, nên đắp một chiếc chăn mỏng nhẹ cho bé để che kín vùng bụng, tay chân để tránh tình trạng trẻ bị lạnh.
-
Trẻ thường dễ toát mồ hôi nếu bị cảm cúm, nên mặc cho trẻ những quần áo, tất thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton giúp cơ thể dễ chịu hơn.
-
Đối với những bé còn mặc tã, nên cho bé thay tã thường xuyên. Điều này tránh để bé bị hăm tã, tránh lạnh cho bé.
-
Khi sử dụng máy điều hoà, nên để chế độ quạt gió dễ chịu cho bé nghỉ ngơi. Bên cạnh đó cũng cần bật quạt thông gió để luồng không khí lạnh phát tán ra bên ngoài môi trường.
-
Vào buổi sáng sớm khoảng 6 - 7 giờ sáng, không khí trong lành và là thời điểm thích hợp để trẻ tắm nắng, cung cấp vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.
-
Điều hoà chỉ được bật khi thời tiết quá nóng bức, cơ thể khó chịu. Nếu thời tiết mát mẻ hoặc hơi lạnh thì không nên bật điều hoà, vì thời tiết này virus hoạt động mạnh mẽ.
-
Nên lưu ý cho trẻ đi ngoài trời nóng vào phòng lạnh, cần cẩn thận lau mồ hôi và nghỉ ngơi khoảng 3 phút sau đó mới đi vào phòng lạnh.
Cho trẻ ăn gì, uống gì để nhanh khỏi
Dinh dưỡng từ đồ ăn, nước uống sẽ giúp trẻ bị cảm cúm nhanh khỏi bệnh hơn. Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể giúp trẻ phát triển toàn diện nhất có thể. Dưới đây là những món ăn, thức uống trẻ cần bổ sung khi bị cảm cúm:
Những thực phẩm cung cấp Vitamin C cho cơ thể bị cảm
Những thực phẩm chứa vitamin C là lựa chọn hàng đầu trong quá trình chăm sóc trẻ bị cảm cúm. Nhóm thực phẩm vitamin C bao gồm trái cây họ cam, cà chua,... Vitamin C góp phần quan trọng giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cải thiện được những triệu chứng do cảm cúm gây ra.
Ngoài các thực phẩm chứa vitamin C, mẹ cũng có thể bổ sung thêm vitamin C cho bé bằng cách sử dụng các loại sủi chứa vitamin C. Điều này sẽ giúp vitamin C nạp trực tiếp vào cơ thể.
Các loại ngũ cốc bổ sung cho cơ thể
Các loại ngũ cốc và bột yến mạch chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hoá polyphenol và các chất xơ beta - glucan. Những chất này giúp trẻ tăng cường sức đề kháng nhanh chóng giúp quá trình phục hồi hệ miễn dịch đầy đủ và hoàn thiện hơn cho trẻ.
Nhóm thực phẩm chứa dồi dào protein
Protein là chất không thể thiếu trong quá trình hình thành hệ miễn dịch và phát triển cơ thể ở trẻ nhỏ. Những loại thực phẩm chứa dồi dào protein bao gồm các loại gia cầm, cá, trứng, sữa,... Ngoài ra, trong những thực phẩm còn chứa các chất dinh dưỡng B6, B12, khoáng chất có lợi cho cơ thể như selen, kẽm,... Những chất này giúp duy trì, ổn định hệ miễn dịch ở mức bình thường nếu trẻ đang bị cảm cúm.
Nhóm thực phẩm rau củ chứa Glutathione
Những rau củ chứa Glutathione bao gồm vỏ chanh, bưởi, tỏi, gừng, mật ong,... là những thực phẩm có tác dụng kháng viêm, góp phần tăng cường chức năng miễn dịch. Nhờ đó mà giúp cơ thể trẻ ngăn chặn khỏi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Nhóm thực phẩm giàu probiotics
Những thực phẩm giàu probiotics này có lợi cho hệ tiêu hoá và các lợi khuẩn có trong thực phẩm cũng khiến hệ miễn dịch ở trẻ hoạt động tốt hơn. Những lợi khuẩn góp phần ngăn chặn virus và vi khuẩn gây cảm cúm ở trẻ. Thực phẩm giàu probiotics bao gồm các loại sữa chua, sữa chua uống,...
Bổ sung sữa mẹ đầy đủ khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và duy nhất của trẻ. Vì vậy, nếu bé bị cảm cúm và có những biểu hiện chán bú, buồn nôn thì nên có những biện pháp cho trẻ bú sữa đầy đủ.
Ngoài cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh, sữa mẹ còn chứa sức đề kháng cho trẻ có khả năng chống lại virus, vi khuẩn gây cảm cúm. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm thức ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé.
Trên đây là những giải đáp của Monkey về thắc mắc “trẻ bị cảm cúm có nên nằm điều hoà hay không?” gửi đến phụ huynh. Hy vọng, bài viết này sẽ giải đáp nghi vấn khi cho trẻ cảm cúm nằm điều hoà và biết những lưu ý khi cho trẻ nằm điều hoà. Ngoài ra, bố mẹ cũng tham khảo được những thức ăn mà trẻ nên ăn khi bị cảm cúm và cách chăm sóc trẻ như thế nào. Đừng quên đăng ký và theo dõi Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về Nuôi dạy trẻ phát triển toàn diện nhất.
Tham khảo nguồn nước ngoài
Is it true that air conditioning is bad for babies with a flu or cough? Or just the change of temperature? -Ngày truy cập 17/08/2022 -https://www.quora.com/Is-it-true-that-air-conditioning-is-bad-for-babies-with-a-flu-or-cough-Or-is-just-the-change-of-temperature
Flu season; how air conditioning can help - Ngày truy cập 17/08/2022
https://www.qualityac.com.au/blog/flu-season-air-conditioning-can-help/