zalo
Cách chữa trẻ bị cảm cúm nhanh khỏi tại nhà đúng cách, hiệu quả
Kỹ năng sống

Cách chữa trẻ bị cảm cúm nhanh khỏi tại nhà đúng cách, hiệu quả

Hồng Nhung
Hồng Nhung

20/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cảm cúm là một trong những loại bệnh thường mắc ở người đặc biệt là trẻ nhỏ. Bố mẹ cần quan sát tình hình bị bệnh của trẻ và đưa ra những cách chữa trẻ bị cảm cúm phù hợp. Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có cách chữa trị khác nhau và những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm. Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.

Những nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ, chủ yếu virus cúm thường lây giữa người nhiễm bệnh hay mang mầm bệnh thông qua đường hô hấp. Có nhiều chủng virus cúm khác nhau phát triển và gây bệnh cho trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ:

  • Trẻ bị lây cảm cúm trực tiếp qua bề mặt, đồ vật: Người bị cúm sử dụng đồ vật mà không khử trùng lại hoặc ho, hắt hơi làm phát tán virus cúm bám lên đồ vật. Virus cúm sẽ bám lên bề mặt, đồ vật một khoảng thời gian và trẻ tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có chứa virus. Sau đó trẻ đưa lên mắt, miệng, mũi.

  • Trẻ bị lây trực tiếp từ người bệnh: Người bị bệnh hay nghi ngờ bị cảm cúm tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Thông qua giao tiếp trực tiếp của người bệnh với trẻ như bắt tay, ôm hôn, hắt hơi hoặc ho gần trẻ. Như vậy sẽ lây virus cúm trực tiếp thông qua giọt bắn.

  • Trẻ bị cảm cúm do lây gián tiếp thông qua môi trường: Môi trường công cộng như nhà trẻ, công viên,... có nhiều người qua lại. Do vậy chúng ta không thể tránh khỏi những người bị cúm đi ngoài đường và ho, hắt hơi để lại virus cúm trong không khí.

Nguyên nhân gây ra cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Nguồn: Sưu tầm internet)

Dấu hiệu trẻ bị cảm cúm

Bệnh cảm cúm thông thường sẽ xuất hiện những triệu chứng khá giống với cảm lạnh. Tuy vậy, triệu chứng cảm cúm sẽ nặng hơn khi bị cảm lạnh. Sau thời gian ủ bệnh là 1 - 2 ngày sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Sốt khoảng 38 độ C kèm theo nổi ban.

  • Nghẹt mũi cản trở quá trình hô hấp.

  • Đau họng, ho có đờm.

  • Sổ mũi, dịch mũi nhiều và dày đặc có thể không màu sau đó chuyển sang màu vàng, xanh.

  • Biếng ăn, nôn mửa, đối với trẻ sơ sinh có thể bỏ bú sữa mẹ.

  • Cơ thể mệt đột ngột và quấy khóc.

Ngoài ra, những triệu chứng nguy hiểm khi trẻ bị cảm cúm có thể có như:

  • Thở nhanh, thở dốc và khó thở.

  • Các đầu ngón tay, ngón chân hoặc môi bắt đầu nhợt nhạt, tái xanh hoặc bầm tím.

  • Các cơn co giật thường xuyên xuất hiện theo từng giai đoạn.

  • Trẻ rơi vào tình trạng không tỉnh táo và không phản ứng trong khi ngủ bị lay dậy.

  • Có những biểu hiện mất nước trầm trọng như tiểu ít, không có nước tiểu trong vòng 8 tiếng đồng hồ, khi khóc không chảy nước mắt.

  • Sốt cao 38.5 độ C kéo dài liên tục trên 3 ngày hoặc sốt cao lên 39 độ C trong một ngày.

Thông thường sau khi xuất hiện các triệu chứng của cảm cúm và được điều trị thì bệnh cúm sẽ thuyên giảm và biến mất khoảng 1 tuần sau đó. Nhưng nếu trong quá trình chăm sóc cơ thể trẻ vẫn xuất hiện những triệu chứng và có biểu hiện nặng hơn thì trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị nhiễm virus cúm (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cách chữa trẻ bị cảm cúm nhanh khỏi tại nhà

Sau khi phát hiện những triệu chứng của cảm cúm ở trẻ, bố mẹ cần có những cách chữa trẻ bị cảm cúm kịp thời. Đồng thời chăm sóc để bệnh cảm cúm ở bé có thể nhanh chóng khỏi nhất có thể. Phụ huynh có thể áp dụng các cách chữa trị khi trẻ bị cảm cúm hiệu quả dưới đây:

Sử dụng bình xịt rửa mũi cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh khi bị cảm cúm, triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi sẽ khiến cho trẻ khó chịu vì không thở được. Vệ sinh mũi giúp trẻ dễ thở hơn và có thể ngủ mà không bị khó chịu:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Phụ huynh cần chuẩn bị dụng cụ hút chất dịch nhầy ra và sau đó sử dụng bình xịt mũi để xịt mũi cho trẻ.

  • Đối với trẻ nhỏ: Nhẹ nhàng giúp trẻ xì mũi để làm thông mũi sau đó chuẩn bị dụng cụ xịt mũi để vệ sinh mũi cho bé.

Hướng dẫn cách sử dụng chai xịt mũi vệ sinh mũi cho trẻ:

  • Sau khi xì mũi hay hút hết chất nhầy ở trẻ sơ sinh thì bố mẹ chuẩn bị các dụng cụ xịt vệ sinh mũi.

  • Ấn nhẹ vào một bên mũi để bịt một bên mũi lại.

  • Lấy bình xịt mũi nhẹ nhàng chèn đầu chai xịt rửa mũi vào bên mũi còn lại.

  • Hít thật sâu khi bố mẹ bóp chai thuốc để thấm thuốc vào xoang.

  • Có thể xịt mũi vệ sinh cho trẻ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhãn thuốc.

Lưu ý khi sử dụng bình xịt vệ sinh mũi cho trẻ:

  • Bố mẹ không nên xịt mũi, vệ sinh mũi quá nhiều lần để tránh bị rách màng trong khoang mũi.

  • Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng để tránh làm đau trẻ.

  • Nên sử dụng xịt mũi xịt ít nhất 4 lần trong ngày để đảm bảo hiệu quả.

  • Khi trẻ có cảm giác khó chịu thì hãy ngừng sử dụng bình xịt ngay lập tức.

Sử dụng bình xịt vệ sinh mũi giúp thông thoáng mũi, trẻ dễ thở hơn (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cho trẻ tắm nước gừng giải cúm

Gừng là một trong những loại thảo dược an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy các mẹ thường xuyên sử dụng gừng để trị cảm cho bé. Tắm nước gừng là một phương pháp làm ấm cơ thể trẻ hiệu quả, hơi nước gừng gíup mũi bé thông thoáng và góp phần tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng tuần hoàn máu, kích thích thải độc và giúp trẻ dễ chịu hơn. Góp phần giảm nốt ban, ngứa và rôm sảy khi bị cảm cúm ở trẻ. Dưới đây là cách pha nước gừng tắm cho trẻ hiệu quả:

  • Trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt cảm: mẹ sử dụng 3 nhánh gừng giã nhuyễn. Sau đó cho gừng vào một chén nước để tinh dầu dừa hoà tan vào nước ấm. Cuối cùng là cho hỗn hợp này vào chậu nước ấm với nhiệt độ vừa phải để tắm cho bé.

  • Tắm cho trẻ khoảng 5 - 10 phút rồi quấn khăn ấm, nhanh chóng mặc quần áo để tránh trẻ bị nhiễm lạnh lại. Nên tắm trong phòng kín để tránh trẻ bị nhiễm lạnh.

  • Mẹ có thể sử dụng hỗn hợp gừng, sả rửa sạch và đập dập, sau đó cho vào xoong nấu sôi để lấy tinh dầu. Sau đó cho hỗn hợp vào một chậu tắm nhỏ, đổ ít nước sôi vào và bắt đầu xông cho trẻ.

  • Nếu các triệu chứng cảm cúm của trẻ chưa dứt: đối với trẻ trên 3 tháng tuổi sử dụng gừng hoà vào nước ấm và ngâm trẻ vào khoảng 5 phút. Sau đó sử dụng thêm tinh dầu tràm thoa vào lòng bàn chân, lưng và cổ của trẻ và mặc ấm vào.

Tắm nước gừng chữa cảm cúm - cách chữa bệnh cảm hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm internet)

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Trong quá trình trẻ bị cảm cúm, cơ thể trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn,... Nếu trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và kịp thời, tình trạng bệnh cảm cúm ở trẻ sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chúng ta có những cách bổ sung chất dinh dưỡng như sau:

Cho trẻ sơ sinh bú đều đặn sữa mẹ 

Trẻ sơ sinh có nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ. Do vậy khi trẻ bị cảm cúm, cơ thể trẻ sẽ mệt mỏi và những triệu chứng của cảm cúm khiến cơ thể mất năng lượng.

Trong sữa mẹ chứa chất dinh dưỡng và kháng sinh cung cấp đầy đủ cho trẻ sơ sinh. Nếu mẹ đã tiêm vaccine cúm thì trẻ sơ sinh cũng được cung cấp hệ miễn dịc

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và cung cấp hệ miễn dịch chống lại virus cúm hiệu quả cho trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm internet)

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ lớn

Khi trẻ bị cảm cúm, thường trẻ sẽ chán ăn vì vậy bố mẹ có thể bổ sung những món ăn tốt cho trẻ như sau:

  • Cháo thịt bằm gừng tươi: cháo giúp trẻ dễ ăn và dễ tiêu hoá bổ sung năng lượng kịp thời cho trẻ hơn.

  • Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: bên cạnh chất đạm, mẹ cũng cần bổ sung cho bé những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời. Đặc biệt, cung cấp giàu chất xơ và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ.

  • Chuối: chuối là một trong những loại trái cây mềm, có công dụng làm giảm các triệu chứng tiêu chảy và buồn nôn. Trong chuối chứa một loại protein giúp cơ thể chống lại virus cúm và một vài bệnh nguy hiểm.

  • Uống nhiều nước và cung cấp đầy đủ chất điện giải: triệu chứng cảm cúm ở trẻ là thường xuyên nôn mửa, tiêu chảy. Do vậy, trẻ cần được cung cấp chất điện giải và nước nhanh chóng.

Cho trẻ lớn ăn cháo, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp nhanh khỏi bệnh cúm (Nguồn: Sưu tầm internet)

Một số mẹo dân gian chữa cảm cúm cho trẻ

Thay vì dùng thuốc kháng sinh để chữa cảm cúm cho trẻ, bố mẹ có thể sử dụng những bài thuốc dân gian chữa cúm hiệu quả. Những bài thuốc này có thể giúp hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này của trẻ:

Sử dụng tỏi trị cảm hiệu quả

Sử dụng tỏi đối với trẻ trên 2 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ngửi tỏi bằng cách đập dập một tép tỏi và sau đó gói vào miếng vải. Có thể để đầu giường cho trẻ ngửi lúc đi ngủ hoặc có thể cài lên áo để bé có thể ngửi tỏi cả ngày.

Sử dụng tỏi nướng, giã nhuyễn và pha với nước ấm cho bé uống khi bé trên 6 tháng tuổi. Trước đó, mẹ nên cho bé ăn no trước khi uống tỏi nướng để tránh hại dạ dày trẻ.

Xem thêm: Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị cảm cúm phải làm sao?

Sử dụng lá kinh giới chữa cảm cho bé

Theo y học phương Đông, lá kinh giới có tác dụng trị cảm cúm hiệu quả. Lá kinh giới giúp thải khí độc qua toát mồ hôi, lợi tiểu. Mẹ có thể áp dụng chữa trẻ bị cảm cúm. 

Mẹ có thể sử dụng lá kinh giới giã nát sau đó trộn mới một chút đường phèn và sau đó hấp lên cho trẻ 9 tháng tuổi trở lên uống. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì có thể thay thế đường phèn bằng mật ong và hấp cách thuỷ cho bé ăn.

Sử dụng lá kinh giới trong bài thuốc dân gian giúp trị cảm hiệu quả cho bé trên 9 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm internet)

Bài thuốc chữa cảm cúm với lá húng chanh

Sử dụng lá húng chanh cùng quất, đường phèn chữa cảm cúm hiệu quả. Trong lá húng chanh chứa các tinh dầu cavaron, tinh dầu này có tác dụng giảm đờm và giảm ho hiệu quả kết hợp với đường phèn giúp thông cổ họng cho bé.

Kết hợp mật ong với chanh, tắc chữa cảm cúm cho bé trên 1 tuổi

Mật ong và chanh, tắc chữa cảm cúm cho trẻ hiệu quả. Tắc chanh có tác dụng làm thông cổ họng giảm đờm, mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chứa hơn 70 chất khác nhau, giúp dịu cổ họng và tăng cường hệ miễn dịch.

Mẹ chuẩn bị một cốc nước sôi vừa đủ cho bé uống sau đó cho nước cốt chanh vào đun sôi trong khoảng 2 phút. Tắt bếp và cho mật ong vào, để nguội bớt thì cho bé uống giải cảm cúm.

Bài thuốc dân gian mật ong với chanh tắc giúp trị cảm hiệu quả cho bé trên 1 tuổi (Nguồn: Sưu tầm internet)

Hành lá trị cảm cúm 

Hành lá có tính sát khuẩn bên trong khoang họng để trẻ có thể nhanh chóng cảm cúm. Hành lá có thể cho vào canh hầm xương, cháo trắng để cho bé ăn. Nếu trẻ ăn hoặc uống canh mà trẻ toát nhiều mồ hôi thì chứng tỏ có hiệu quả trị bệnh.

Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ

Khi cơ thể trẻ bị cảm cúm, những triệu chứng khiến cho bé mệt mỏi, uể oải. Những triệu chứng gây khó chịu cho trẻ sơ sinh và trẻ lớn khiến trẻ không thể nào nghỉ ngơi đầy đủ được.

Hãy cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để trẻ có thể nạp lại năng lượng tiêu hao quá nhiều khi đang bị cảm cúm. Đối với trẻ sơ sinh, hãy cố gắng cho trẻ ngủ đủ số giờ mà trẻ cần ngủ để bổ sung năng lượng đầy đủ giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn.

Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ giúp trẻ cung cấp năng lượng và mau khỏi bệnh (Nguồn: Sưu tầm internet)

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm

Trong thời gian trẻ bị cảm cúm, bố mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để có thể chăm sóc trẻ khoẻ hơn. Tránh tình trạng bố mẹ chăm sóc không đúng cách khiến cho tình trạng ở bé nặng thêm và xuất hiện những biến chứng không đáng có. Dưới đây là những điều bố mẹ nên lưu ý:

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh tuỳ tiện để tránh những hậu quả sau này. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cho trẻ uống thuốc nào và có hợp lý hay không.

  • Tuyệt đối không được cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng các bài thuốc chữa trị cảm cúm dân gian bằng mật ong. Mật ong sẽ khiến cho trẻ sơ sinh bị ngộ độc bào tử botulinum.

  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên cho trẻ, khi phát hiện trẻ sốt trên 39 độ C nên đưa đến các cơ sở y tế kịp thời để được chữa trị.

  • Đối với những trường hợp trẻ bị cảm cúm bình thường sẽ có những triệu chứng cụ thể và sẽ hết  5 - 7 ngày sau đó.

  • Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu nặng thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để được xử lý. Tránh những trường hợp xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, khó chữa.

  • Tránh để trẻ ngoài môi trường dễ nhiễm lạnh để tránh các tình trạng bị cảm cúm nặng hơn.

Cha mẹ cần lưu ý những điều trên khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm (Nguồn: Sưu tầm internet)

Phòng ngừa nguy cơ mắc cảm cúm ở trẻ nhỏ

Bố mẹ không thể ngăn ngừa tuyệt đối các nguy cơ gây cảm cúm ở trẻ nhỏ. Nhưng có thể hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh cảm cúm để bảo vệ trẻ an toàn. Dưới đây là những phương pháp phòng ngừa các nguy cơ mắc cảm cúm ở trẻ em:

Tiêm phòng virus cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Theo tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần đi tiêm phòng cảm cúm đầy đủ, nhắc lại mũi tiêm hằng năm. Vaccine này sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi những virus cúm nguy hiểm.

Các chủng virus cúm luôn biến đổi qua mỗi năm. Do vậy các vaccine được tạo ra liên tục để phù hợp phòng tránh các chủng virus mới này. Sau khoảng thời gian, kháng thể do vaccine cúm tạo ra sẽ suy yếu dần. Do đó cần tiêm phòng virus cúm đầy đủ để luôn bổ sung kháng thể miễn dịch với virus cúm.

Tiêm phòng vaccine cúm cho trẻ trên 6 tuổi để bảo vệ khỏi virus cúm (Nguồn: Sưu tầm internet)

Tiêm phòng cho những người xung quanh tiếp xúc với trẻ đặc biệt là người mẹ

Việc tiêm phòng cho những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với trẻ để hạn chế tối đa nguồn lây virus cúm. Những thành viên trong gia đình cũng cần được tiêm vaccine nhắc lại mỗi năm để phòng trường hợp kháng thể miễn dịch với virus cúm bị giảm.

 Đặc biệt, mẹ là người chăm sóc trẻ trực tiếp và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cũng như cung cấp hệ miễn dịch cho trẻ. Khi mẹ tiêm phòng vaccine cúm, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vaccine nên hệ miễn dịch virus cúm là từ sữa mẹ.

Vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên

Virus cúm có thể bám trên các bề mặt, đồ vật hoặc có thể có trong không khí, nếu không may trẻ tiếp xúc thì khả năng mắc cảm cúm rất cao. Cơ thể trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch trẻ còn rất yếu kém so với người lớn vì vậy chỉ cần một lượng nhỏ virus cúm xâm nhập cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm cúm.

Cách tốt nhất để phòng bệnh cúm là thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn các bề mặt, đồ vật trong gia đình. Các thành viên trong nhà nên rửa tay sau khi đi từ bên ngoài về. Đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh cúm cần tiến hành thay quần áo, khử khuẩn và rửa tay sau đó mới tiếp xúc với trẻ.

Đặc biệt, khi trong gia đình có người bị cảm cúm, chúng ta nên cách ly người bệnh với trẻ. Nên cho người bệnh sử dụng bát đũa, cốc,... riêng và nên khử khuẩn xung quanh nhà mỗi ngày để phòng virus cúm lây sang các thành viên khác và lây cho bé.

Vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên hạn chế virus cúm xâm nhập (Nguồn: Sưu tầm internet)

Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh cúm

Nếu người lớn có dấu hiệu nhiễm cảm cúm hoặc nghi bị nhiễm cảm cúm thì không nên tiếp xúc với bé. Người bệnh cúm nên hạn chế tiếp xúc với trẻ ít nhất 5 ngày kể từ ngày khỏi bệnh.

Đối với mẹ bị cúm có bé dưới 12 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cung cấp cho trẻ phát triển và khoẻ mạnh. Khi mẹ bị nhiễm virus cúm, sữa mẹ sẽ không chứa các virus cúm gây hại nên trẻ hoàn toàn có thể bú sữa mẹ đều đặn.

Nếu trường hợp mẹ bị cảm cúm nặng không cho bé bú được, mẹ có thể vắt sữa mà nhờ người khác cho trẻ bú. Không nên tiếp xúc trực tiếp với trẻ khi bị cảm cúm và sau khi khỏi bệnh ít nhất 5 ngày để tiêu diệt hoàn toàn virus cúm.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm cúm hoặc có dấu hiệu cảm cúm (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chữa trẻ bị cảm cúm hiệu quả, đúng cách mà Monkey chia sẻ đến phụ huynh. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bố mẹ trang bị cho mình những kiến thức khi chăm sóc trẻ. Từ đó giúp trẻ có một môi trường phát triển hơn và khoẻ mạnh hơn sau này. Đừng quên theo dõi Monkey để cập nhật thêm những kiến thức mới mỗi ngày về nuôi dạy và chăm sóc trẻ.

The flu (ìnluenza Virus) in Babies and Toddlers - Ngày truy cập 13/08/2022

https://www.whattoexpect.com/childrens-health-and-safety/childrens-flu.aspx 

How to care for a Child With the Flu - Ngày truy cập 13/08/2022

https://www.verywellhealth.com/caring-for-a-child-with-the-flu-770774 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey