zalo
Trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm phải làm sao?
Kỹ năng sống

Trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm phải làm sao?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

22/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cảm cúm là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì thể trạng cơ thể yếu và sức đề kháng chưa cao. Vậy khi bé bị cảm cúm, cha mẹ cần xử lý như thế nào để bé nhanh hết bệnh và không để lại biến chứng. Hãy cùng Monkey tìm hiểu về trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm phải chăm sóc như thế nào qua bài viết sau đây. 

Phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ 8 tháng

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng chúng có triệu chứng gần như nhau nên nhiều bố mẹ cứ nghĩ hai bệnh là một. Sau đây là cách phân biệt các triệu chứng giữa cảm cúm và cảm lạnh. 

Cảm lạnh 

Cảm lạnh là một căn bệnh rất thường gặp, gồm nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau điểm hình nhất là các chủng Rhinovirus, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác nhau. Một số loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến là Enterovirus, Coronavirus,...

Đối với bệnh cảm lạnh thông thường, bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới mũi họng và các xoang. Bé thường sẽ bị ngạt mũi, chảy nước mũi và có sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và có hơi gai lạnh. Thường thì những triệu chứng này sẽ biểu hiện từ từ và sẽ khiến cơ thể mệt mỏi khoảng 3 đến 4 ngày và sẽ hết trong vòng 7 đến 10 ngày.

Cảm lạnh là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng không quá nghiêm trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cảm cúm 

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp và gây ra bởi virus cúm và thường là do hai chủng virus A và B gây ra.

  • Một số biểu hiện đặc trưng của người bị cảm cúm là:

  • Sốt cao trên 39 độ kèm theo các cơn ớn lạnh.

  • Ho khan, sổ mũi và nghẹt mũi.

  • Ăn uống kém hơn bình thường hoặc bỏ bú.

  • Trẻ ngủ không ngon giấc và dễ quấy khóc.

  • Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng khác như nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Vì cảm cúm và cảm lạnh có nhiều triệu chứng tương tự nhau nên khó có thể phân biệt chúng nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Thông thường cảm lạnh sẽ giảm nhẹ sau 7 đến 10 ngày mặc dù các triệu chứng của cảm lạnh có thể kéo dài đến 2 tuần. Đối với cảm cúm, triệu chứng của cảm cúm sẽ đến nhanh hơn và có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Cảm cúm thường sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tuần, bị lâu hơn và khó điều trị hơn. 

Sốt cao và kéo dài là biểu hiện của bé bị cảm cúm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm

Trẻ 8 tháng tuổi có những đặc điểm và có những sự thay đổi so với những bé tháng 7 và 6 tháng tuổi. Vậy nên cách chăm sóc cũng có những sự khác biệt nhất định, cụ thể:

Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý 

Khi bé bị cảm cúm, cách tốt nhất để bé nhanh chóng hồi phục đó là để bé nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn bình thường một chút. Tạo thêm thời gian để các cơ quan hồi phục lại, chống lại các khả năng bị nhiễm trùng hay viêm nhiễm. Mẹ hãy tìm một nơi thật thoải mái và mát mẻ để bé nằm chơi tại giường. Hãy nói chuyện và tương tác với bé để bé vui vẻ và thoải mái hơn. 

Tương tác với trẻ để trẻ luôn thoải mái và vui vẻ hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Làm ẩm không khí xung quanh bé để bé dễ hít thở 

Bé bị cảm cúm sẽ bị sổ mũi thường xuyên, việc này khiến bé rất khó hít thở do dịch nhầy trong mũi bé làm bé nghẹt mũi. Chính vì vậy, việc làm ẩm không khí xung quanh bé có tác dụng nới lỏng dịch nhầy trong mũi bé để bé dễ hít thở hơn. Bên cạnh đó mẹ có thể cho bé tắm nước ấm để giúp bé thêm thư giãn. 

  • Hãy sắm ngay một máy phun sương tạo độ ẩm để trị cảm cúm cho bé tại nhà. Nếu không, mỗi khi đi tắm, mẹ hãy dùng vòi hoa sen để phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm và cho trẻ tắm trong phòng này. 

  • Đối với máy phun sương tạo độ ẩm, mẹ nên kiểm qua và vệ sinh thường xuyên để tránh các trường hợp máy phun sương bị ẩm mốc và phun ra hơi độc. Mẹ nên để máy phun hơi ẩm ở phòng ngủ khi bé đi ngủ hoặc đặt ở phòng khách nếu bé chơi ở phòng khách.  

  • Bên cạnh đó, mẹ có thể thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà vào bồn tắm hoặc máy phun tinh dầu, hương bạc hà sẽ giúp thông mũi hiệu quả. Nếu bé không muốn tắm, mẹ hãy thử bật nước nóng chảy để tạo hơi ẩm trước khi tắm cho bé.

Làm ẩm không khí để bé dễ hít thở hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rửa mũi cho bé 

Trẻ 8 tháng tuổi còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi vậy nên bé rất cần sự giúp đỡ của mẹ và dụng cụ rửa mũi chuyên dụng. 

Xem thêm: Trẻ sơ sinh có bị lây cảm cúm không? Giải đáp thắc mắc về bệnh cảm cúm ở trẻ.

Lưu ý: Mẹ không nên dùng phương pháp này cho bé quá nhiều lần, cụ thể là 4 ngày liên tục vì có thể sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi, mũi của bé sẽ bị khô và bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và dụng cụ vệ sinh mũi chuyên dụng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng dầu nóng cho bé 

Một số các loại dầu dành cho trẻ 8 tháng bị cảm như dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có công dụng trị cảm cho bé nhưng lại giúp bé làm giảm các cảm giác khó chịu do cảm cúm gây nên. 

  • Để trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm mà không bị khó chịu bởi các dịch nhầy ở mũi nhờ có cảm giác mát lạnh có được ở nhờ các sản phẩm dầu dành cho em bé. Mẹ yên tâm rằng những sản phẩm dầu nóng dành cho bé này hoàn toàn an toàn đối với bé từ 3 tuổi trở lên. Vậy nên bé 8 tháng tuổi đã có thể sử dụng mà không cần sợ dầu quá nóng gây hại cho làn da non nớt của bé. 

  • Tinh dầu tốt là loại tinh dầu thường chứa các thành phần như petrolatum đầu và tinh dầu bạch đàn. Một số thành phần có hại mẹ không nên cho bé sử dụng đó là long não và tinh dầu bạc hà có trong dầu nóng không nên sử dụng trực tiếp trên da của bé dưới 2 tuổi.

  • Buổi tối để bé ngủ ngon hơn, mẹ hãy dùng một ít dầu nóng để mát xa vào ngực, vào cổ và vào lưng của bé. Việc này giúp bé thư giãn, dễ chịu và để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Lưu ý, mẹ tránh để dầu tiếp xúc với khu vực miệng, mũi, mắt và khu vực xung quanh mắt hay bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bé. 

Mát xa cho bé bằng dầu nóng để bé thoải mái và ngủ thật ngon (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho bé uống thật nhiều nước và bú nhiều

Cho trẻ bú thật nhiều vì sữa mẹ là cách tốt nhất để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé, để bé luôn khỏe mạnh và nhanh hết bệnh. Uống nước nhiều cũng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ đồng thời còn làm loãng dịch mũi của bé và giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Bé 8 tuổi đã có thể uống nước trắng, mẹ có thể cho bé uống nước trắng kết hợp với bú để nhanh có tác dụng hơn. 

Bé có thể không thích nước lọc nên mẹ có thể cho bé uống thử nước ép trái cây tươi và không thêm đường. Bên cạnh đó, có một số loại trà thảo mộc rất tốt và an toàn cho bé, tuy nhiên mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng. 

Trẻ 8 tháng đã có thể ăn dặm nên mẹ có thể cho bé uống nước súp xương, nước súp gà,... vừa bổ sung chất dinh dưỡng, vừa cấp nước cho bé.

Cho bé uống nước nhiều để bé không bị mất nước trong quá trình bị bệnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn cho bé ngủ 

Nâng đầu của bé khi ngủ có thể giúp bé dễ chịu hơn và dễ ngủ hơn, mẹ có thể dùng khăn gấp lại hoặc dùng gối. Tuy nhiên nằm gối quá cao không thích hợp đối với trẻ dưới 1 tuổi. Thay vào đó, mẹ có thể thay bằng một số cách sau:

  • Nếu để bé ngủ trong nôi hoặc trong cũi, mẹ chỉ nên gối đầu cho bé cao hơn một chút, không nên kê cao thêm chân của nôi hoặc cũi vì như vậy không đảm bảo chắc chắn và ổn định. 

  • Nếu bé ngủ trong xe đẩy, cho bé vào xe đẩy, nâng cao đầu xe để bé dễ ngủ hơn, việc này giúp thông mũi và khiến bé dễ chịu hơn. 

Nâng đầu của bé lên cao để bé dễ ngủ và dễ thở hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chú ý vệ sinh khi thay tã và bỉm cho bé 

Việc giữ vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bé. Trong quá trình thay tã bỉm cho bé, bố mẹ hãy chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như vệ sinh tã bỉm cho bé. Nếu không nguy cơ vi khuẩn, virus ghi bệnh sẽ xâm nhập vào bé theo đường này. Chính vì vậy bố mẹ hãy đảm đảm giữ gìn vệ sinh khi chăm sóc cho bé trong quá trình bé bị cảm cúm nhé. 

Mẹ chú ý giữ vệ sinh trong việc thay tã cho bé để bảo vệ bé khỏi vi khuẩn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cung cấp chất dinh dưỡng để bé phục hồi

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn còn bú mẹ vậy nên không nên vì trẻ ốm hay mệt trong người mà cho trẻ bú ít lại. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng hàng đầu và tốt nhất giúp trẻ tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó trẻ 8 tháng tuổi đã có thể ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm chứa các dưỡng chất có lợi cho quá trình hồi phục của bé cụ thể:

  • Tinh bột: Bột ăn liền dành cho bé.

  • Chất béo: Dầu gấc, bơ lạt,...

  • Protein: đùi gà, ức gà, cá hồi, lòng đỏ trứng, đậu hũ,... đối với những thực phẩm như đùi gà, ức gà, mẹ có thể xay nhuyễn và nấu chung với cháo cho bé ăn. 

  • Chất xơ: Cà rốt, cà chua, bông cải, đậu Hà Lan, khoai tây, khoai lang,... Mẹ có thể hầm cho nhuyễn và lấy nước nấu cháo cho bé. 

  • Vitamin C: Mẹ có thể dùng các loại trái cây giàu vitamin để ép lấy nước cho bé uống như táo, cam, dưa hấu, nho,...

Cung cấp cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng để bé nhanh phục hồi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không dùng mật ong đối với trẻ 8 tháng tuổi

Mật ong được biết đến là một trong những thực phẩm tốt để chữa cảm cúm tuy nhiên đối với những trẻ dưới 12 tuổi thì mật ong được đánh giá là không an toàn và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Cụ thể như sau:

  • Thành phần botulinum có trong mật ong và các thành phần từ mật ong có thể biến thành vi khuẩn trong ruột và tạo ra độc tố thần kinh có hại cho cơ thể. Trẻ có thể ăn kém đi, bỏ bú, táo bón, khó thở,... và một số em bé có thể bị co giật với tác dụng của mật ong. 

  • Trẻ 8 tháng tuổi đã mọc răng, vì vậy mật ong có tác dụng xấu với răng của trẻ. Do bé còn nhỏ nên hàm lượng canxi có trong răng chưa đủ nhiều, răng của bé chưa đủ khoẻ nên mật ong có thể làm hư răng của bé. Vậy nên mẹ không nên cho bé sử dụng mật ong khi bé chưa đủ tuổi để tránh những trường hợp có hại như trên. 

Mật ong với bé 8 tháng tuổi được đánh giá là không an toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi bị cảm 

Đối với trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm khi có các biểu hiện sau, mẹ cần nhanh chóng gọi điện hoặc đưa bé ngay đến bệnh viện để được các bác sĩ chữa trị. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc để tránh những trường hợp không hay xảy ra. 

  • Tã không ướt nhiều như bình thường, bé khóc không ra nước mắt.

  • Trẻ sốt cao 38, 9 độ trong hơn 1 ngày và sốt cao hơn 38,3 trong hơn 3 ngày. 

  • Mắt của bé chuyển thành màu đỏ hoặc vàng và có nhiều rỉ mắt. 

  • Ho kéo dài hơn 1 tuần không khỏi, nước mũi chuyển thành màu xanh và màu vàng trong hơn 2 tuần. 

Nếu không nhanh đưa trẻ đến bệnh viện, bé có thể sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Viêm nhiễm trùng tai: Khoảng 5 đến 15% trẻ sơ sinh bị cảm cúm sẽ phát triển thành nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai thường xảy ra do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào gian phía sau màng nhĩ.

  • Trẻ bị thở khò khè: Cảm cúm có thể gây thở khò khè ngay cả khi bé không có tiền sử bệnh hen suyễn. 

  • Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp về đường hô hấp: Bao gồm các bệnh về viêm họng do Streptococcus, viêm xoang, viêm phổi viêm phế quản và các bệnh về thanh quản. Các trường hợp nhiễm khuẩn này cần được các bác sĩ đánh giá và đưa ra hướng điều trị phù hợp. 

Đưa bé đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng kéo dài (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn phòng ngừa nguy cơ bị lây cảm cúm cho trẻ 

Cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi bệnh cảm cúm đó là đi tiêm ngừa cảm cúm đối với trẻ trên 6 tháng tuổi. Vậy nên đối với trẻ 8 tháng tuổi mẹ đã có thể dẫn bé đi tiêm vắc xin phòng cúm. Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh cảm cúm, bố mẹ nên tuân theo một số các nguyên tắc sau đây để bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay sát khuẩn trước khi cho bé ăn hay trước khi chăm sóc bé. Khi đi từ bên ngoài về nhà nên tắm rửa thay đồ trước khi bế bé bởi trên người của bố mẹ có thể chứa rất nhiều những bụi bẩn và vi khuẩn. Chúng sẽ bám lên người bé và đó là một trong những nguyên nhân khiến bé bị bệnh.

  • Không cho người bị bệnh tiếp xúc với bé, virus có thể truyền sang người bé thông qua đường giao tiếp nói chuyện thông thường hoặc qua đường giọt bắn khi người bệnh ho và hắt hơi vào không khí. 

  • Giáo dục mọi người khi ho và hắt hơi nên dùng một tờ khăn giấy thay vì hắt hơi vào không khí. Sau khi ho xong, hãy nhanh chóng rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Tiêm phòng cho bé để phòng tránh nguy cơ bé bị cảm cúm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về cách xử lý và chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi bị cảm cúm. Hy vọng với những thông tin mà Monkey chia sẻ, bố mẹ sẽ có thể chăm sóc cho bé tốt hơn và bé sẽ nhanh hồi phục hơn. Chúc bố mẹ thành công trên con đường nuôi dạy trẻ và chăm sóc đời sống gia đình. Đừng quên theo dõi website của Monkey để được cập nhập nhiều hơn những thông tin bổ ích nhé. 

The Flu (Influenza Virus) in Babies and Toddlers - 5/7/2022

https://www.whattoexpect.com/childrens-health-and-safety/childrens-flu.aspx

Your Baby and the Flu: FAQ - 5/7/2022

https://www.webmd.com/children/your-baby-flu-faq

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!