Trẻ con rất tinh nghịch vì tò mò mọi thứ xung quanh trẻ, vì vậy việc bé bị côn trùng cắn là chuyện không thể nào tránh khỏi. Nhiều phụ huynh lo lắng không biết phải xử lý như nào cho đúng khi trẻ bị côn trùng cắn sưng phù. Hãy cùng Monkey tìm hiểu các cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng phù.
Dấu hiệu trẻ bị côn trùng cắn
Vết cắn của những côn trùng như muỗi, rệp, kiến,... thường gây ngứa, nổi mụn đỏ trên da. Da của trẻ em rất mỏng manh và dễ bị kích ứng, thế nên khi bị côn trùng cắn trên da sẽ xuất hiện các vùng da bị đỏ, sưng đỏ có kích thước từ một chấm nhỏ đến 1cm. Không phải kích thước đốt lớn không đồng nghĩa là con trẻ có bất thường.
Nhiều trường hợp côn trùng đốt có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy bố mẹ không nên quá chủ quan khi bị côn trùng cắn. Thông thường vết cắn của côn trùng như muỗi, ong, rệp, kiến,... khá giống nhau như chấm đỏ nổi lên trung tâm chỗ sưng, nổi mề đay một vùng bị cắn. Thông thường côn trùng cắn ở vùng tay, chân, cổ, mặt,... vì những vùng đó thường không được che bởi quần áo.
Đối với bọ chét và rệp sẽ để lại mụn nước đỏ ở bề mặt da của trẻ. Vết cắn từ chuồn chuồn, kiến lửa, rết, bọ cánh cứng sẽ để lại một vùng sưng to và rất đau. Nếu da trẻ quá nhạy cảm, trẻ có thể nổi mề đay và lan ra từ vùng bị đốt lan ra.
Những biểu hiện bị côn trùng cắn thường ở người lớn sẽ mất sau vài ngày. Nhưng da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và yếu do vậy khi trẻ bị côn trùng cắn, những biểu hiện sẽ tạo một vùng cứng nơi bị đốt và kéo dài trong nhiều tháng.
Các biểu hiện của trẻ khi bị các loại côn trùng khác nhau cắn
Tuỳ vào mỗi loại côn trùng mà sẽ có những biểu hiện và dấu hiệu khác nhau. Vì vậy chúng ta cần nhận biết những biểu hiện của từng loại côn trùng để có thể chữa trị phù hợp. Dưới đây là các biểu hiện của mỗi loại côn trùng khác nhau cắn trẻ:
Biểu hiện khi bé bị ong cắn
Khi trẻ bị ong đốt, nọc độc của ong sẽ bị tiêm vào da gây ra những biểu hiện sau ngay tại vết đốt:
-
Cảm giác đau dữ dội tại vết đốt: Khi bị ong đốt, tại vị trí đốt sẽ xuất hiện cảm giác nóng và rát kéo dài từ 1 đến 2 giờ. Có thể kèm theo ngứa ngáy, châm chích.
-
Vết đốt sưng to: Vết đốt sưng tấy khoảng 48 giờ sau khi bị đốt, vết sưng to hay nhỏ thuỳ thuộc vào loài ong chích. Nếu bị đốt ở mắt, tình trạng sưng tấy ở trẻ có thể kéo dài khoảng 7 ngày.
-
Vết ong đốt bị đỏ: Vết ong đốt rất hiếm xảy ra tình trạng bị nhiễm trùng, vì vậy vùng da đốt thường đỏ lên không có nghĩa là bị nhiễm trùng. Vết mẩn đỏ kéo dài khoảng 3 ngày sau khi bị đốt.
Biểu hiện khi bé bị Kiến cắn
Có rất nhiều loại kiến cắn có triệu chứng khác nhau, thông thường trẻ sẽ bị kiến lửa cắn là nhiều nhất. Cụ thể biểu hiện thông thường ở trẻ khi bị kiến cắn là:
-
Vết cắn bị đau và nóng rát tại vị trí đốt kéo dài khoảng 10 phút và không có cảm giác đau bằng ong đốt.
-
Vết cắn bị ngứa sau cơn đau và có thể kéo dài hơn nếu trẻ gãi liên tục.
-
Vết đốt đỏ lên và hiếm khi bị nhiễm trùng do kiến cắn.
-
Khi bé bị kiến cắn, tại vị trí bị cắn có thể sưng tấy trong khoảng thời gian 24 giờ. Trường hợp bé bị nặng hơn vết sưng tấy có thể lan ra những vùng da khác.
-
Có thể xuất hiện mụn nước nhỏ, mụn mủ ngay tại chỗ đốt sau vài giờ bị cắn. Mụn nước bắt đầu phát triển và có thể bị vỡ sau khoảng 1 - 2 ngày và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Ngoài ra, có trường hợp sau khi bị kiến cắn trẻ có thể bị dị ứng và gây sưng mặt, nổi mề đay khắp cơ thể. Tình trạng này khá nguy hiểm vì trẻ sốc phản vệ do cơ thể không chịu được độc tố của kiến.
Biểu hiện khi bé bị Bọ chét cắn
Thông thường khi bị bọ chét cắn, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện vết sưng nhỏ, sau đó dần đổi thành màu đỏ. Những biểu hiện khác khi bị bọ chét cắn như sau:
-
Vết cắn rất nhỏ với một chấm đỏ trên da trẻ.
-
Sau đó xuất hiện từng nhóm hoặc một vài vết cắn, vết cắn có thể xuất hiện nhiều hơn và hình thành một dày dài màu đỏ.
-
Trên vùng da bị bọ chét cắn ở trẻ có thể có đóng vảy và sau đó được bao quanh vòng tròn đỏ nhạt.
Lưu ý: Có một số trường hợp bọ chét cắn có thể không có dấu hiệu gì nên không được chú ý. Thông thường vết cắn bọ chét thường xuất hiện quanh bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân,...
Những biểu hiện khi bé bị Bọ ve cắn
Bọ ve cắn thường vô hại và không gây triệu chứng gì nhiều. Mặc dù vậy nếu trẻ bị dị ứng với vết cắn của bọ ve trẻ có xuất hiện những biểu hiện:
-
Đau, phát sưng tại chỗ vết bọ ve cắn.
-
Phát ban nơi bị đốt hoặc lan ra ngoài những vết đốt.
-
Cảm giác nóng rát tại vết bọ ve cắn.
-
Nổi mụn rộp ngay trung tâm bọ ve cắn.
-
Cảm giác khó thở.
Trong trường hợp bọ ve mang bệnh có thể lây nhiễm cho trẻ khi chúng cắn vào vùng bị bệnh. Các bệnh lây truyền mà bọ ve gây ra có thể làm bé xuất hiện một loạt triệu chứng và phát triển trong vài tuần sau khi bọ ve cắn.
Những biểu hiện của trẻ khi bị Rệp cắn
Rệp cắn ở người để hút máu, vết cắn trên da và thường có những biểu hiện:
-
Vết cắn xuất hiện màu đỏ, thường có một đốm đỏ đậm ở giữa trung tâm.
-
Ngứa ngay tại vết cắn và trẻ có xu hướng gãi nhiều nơi bị cắn, vùng da bị rộp và rát.
-
Các vết cắn có hiểu hiện phân tán hoặc cụm lại thành một vùng lớn.
-
Thông thường rệp cắn tại cổ tay, cánh tay, bàn tay và trên mặt của bé.
-
Có trường hợp không phản ứng với vết cắn của rệp, có những trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng như ngứa liên tục, mụn nước và nổi mề đay đầy người.
Các biểu hiện của trẻ khi bị Kiến ba khoang cắn
Kiến ba khoang thường cắn tại những vùng da dễ tổn thương nhất là cổ, tay, chân và lưng của trẻ. Tuỳ vào mỗi vị trí mà vết cắn làm tổn thương da khác nhau. Có thể vết cắn của kiến ba khoang ở trẻ xuất hiện ở từng vùng hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể trẻ.
Dấu hiệu kiến ba khoang đốt trẻ dễ nhận biết là tình trạng sưng đỏ và rát ngay tại vị trí bị đốt. Sau đó vết cắn phát triển thành mụn nước to hoặc phỏng nước trên diện rộng. Trong khoảng thời gian xuất hiện mụn nước, trẻ sẽ có cảm giác đau rát và những triệu chứng đi kèm như sốt, nổi hạch.
Thời gian vùng da tổn thương hồi phục khi bị kiến ba khoang đốt khá lâu khoảng 2 - 3 tuần kể từ khi bị cắn. Chất độc ba khoang khi dính vào mắt sẽ khiến mắt sưng tấy và đỏ sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu khác.
Chấy cắn sẽ xuất hiện các triệu chứng nào ở trẻ
Chấy rận thường ký sinh trên các vùng có lông tóc như đầu là chủ yếu. Dưới đây là những biểu hiện, triệu chứng khi trẻ bị chấy cắn:
-
Đau và ngứa dữ dội kèm theo nhiều mẩn đỏ tại nơi có chấy như da đầu,...
-
Xuất hiện cảm giác có ký sinh trùng di chuyển trên vùng da của mình.
-
Phát hiện nhiều trứng chấy hoặc chấy rận tại các nơi như da đầu, sợi tóc, quần áo người bị cắn.
Cần làm gì khi trẻ bị côn trùng đốt sưng phù
Sau khi nhận biết các biểu hiện trẻ bị côn trùng cắn sưng phù, bố mẹ cần có những phương pháp chữa trị và sơ cứu kịp thời. Điều này sẽ hạn chế tối thiểu việc trẻ bị dị ứng hoặc tổn thương lan ra các vùng da khác của cơ thể trẻ. Dưới đây là những phương pháp sơ cứu chữa trị khi trẻ bị côn trùng cắn:
Xử lý nhanh khi bị côn trùng cắn
Việc xử lý nhanh và cấp thiết giúp hạn chế việc nọc độc của một số côn trùng lan ra các vùng khác của cơ thể. Sau khi phát hiện trẻ bị côn trùng cắn sưng phù, bố mẹ nên ngay lập tức sơ cứu ban đầu kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp xử lý nhanh khi trẻ bị côn trùng cắn:
Lấy nọc
Có nhiều loại côn trùng khi cắn sẽ đưa nọc độc đi vào cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ còn yếu và nhầm lẫn nọc độc của côn trùng là vật thể lạ. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt những phản ứng dị ứng để chống lại mọi độc tố.
Do vậy, ngay sau khi bố mẹ phát hiện những triệu chứng của trẻ khi bị côn trùng cắn sưng phù, bố mẹ nên lấy nọc từ vị trí côn trùng cắn ra để tránh việc nọc độc liên tục xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Sát trùng vết cắn
Khi phát hiện những triệu chứng sưng tấy ở trẻ, xuất hiện những đốm đỏ, vết phỏng đỏ xung quanh vùng bị cắn. Bố mẹ nên xử trí nhanh vết thương nhằm tiêu trùng và phòng tránh độc tố lan rộng ra các vùng da khác.
Đầu tiên bố mẹ cần sát trùng vết đốt bằng cách rửa kỹ vết đốt bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng. Sau đó lau sạch vết thương và lấy đá lạnh chườm lên vùng da bị tổn thương đối với những vết cắn bị sưng ngứa và đau rát.
Chú ý: Trong quá trình trẻ nổi mẩn, nổi những vết đỏ gây khó chịu, bố mẹ không được cho trẻ gãi nhiều lên vết ngứa. Điều này có thể khiến nọc độc của những côn trùng có độc đâm sâu vào da hơn nữa.
Một số cách làm giảm vết sưng tấy do côn trùng cắn
Trẻ bị côn trùng đốt sẽ có những biểu hiện sưng to và có thể gây đau rát hoặc ngứa ngáy ngay vết thương nhiều hơn và khó chịu hơn người lớn. Do hệ miễn dịch của bé còn quá non nớt nên chưa thích ứng kịp với những vấn đề trên. Vậy làm cách nào để làm giảm vết sưng tấy do côn trùng cắn? Bố mẹ có thể tham khảo những mẹo làm giảm vết sưng tấy như sau:
Chườm đá lạnh
Khi phát hiện ra trẻ bị côn trùng cắn sưng phù, mẹ hãy nhanh chóng sử dụng một viên đá và lập tức chườm lên tức thì xung quanh vết đốt. Bố mẹ hãy tiếp tục chườm đá lạnh ngay tại vết đốt khoảng 3 - 5 phút để giúp dịu cơn khó chịu ngứa ngáy của trẻ.
Bôi nha đam
Nha đam có tác dụng làm mát vì vậy nha đam là sự lựa chọn tuyệt vời khi làm dịu vết thương do côn trùng cắn ở trẻ. Ngoài ra, nha đam còn có tính khử trùng tuyệt vời giúp khử trùng nhanh chóng hợp lý những vết thương do côn trùng đốt.
Bố mẹ sử dụng một chút gel nha đam cất vào tủ lạnh khoảng 10 - 15 phút cho gel nha đam mát lên, sau đó sử dụng gel nha đam vừa rồi thoa đều lên vết côn trùng cắn. Để khoảng 3 -5 phút mới rửa lại bằng nước sạch. Trong quá trình bố mẹ ủ nha đam để làm giảm ngứa và sưng to cho bé, mẹ không nên cho con chạm vào nơi bị cắn có ủ nha đam.
Dùng baking soda
Baking soda có rất nhiều công dụng như làm đẹp, chế biến thức ăn, vệ sinh nhà cửa,... Và Baking soda còn có công dụng khác là giúp giảm vết sưng tấy khi bị côn trùng cắn. Mẹ hãy sử dụng một chút bột baking soda sau đó hoà với một ít nước và thoa lên vết côn trùng cắn sưng to và ngứa ngáy để làm dịu cơn khó chịu của bé.
Dùng xà phòng
Xà bông khô hoặc xà bông có chứa thành phần Natri sau khi hoà tan vào nước sẽ tạo ra một dung dịch mang tính kiềm (dung dịch NaOH). Dung dịch này có công dụng làm trung hoà các chất độc gây ngứa mang tính acid và giúp dịu nhẹ vết côn trùng đốt nhanh lành hơn.
Bố mẹ nên nhanh chóng thực hiện các bước sau khi gặp côn trùng cắn:
-
Sử dụng xà phòng và nước thoa lên vết côn trùng cắn.
-
Giữ nguyên khoảng 2 - 3 phút để dung dịch tiến hành khử trùng.
-
Sau khi hết thời gian, bố mẹ sử dụng nước để rửa sạch lại xà bông, nên rửa bằng nước ấm để có tính sát khuẩn cao hơn.
Đắp khoai tây lên vết sưng
Khoai tây có tác dụng tốt trong việc xử lý vết thương bị côn trùng đốt sưng tấy nhanh chóng và hiệu quả cao. Khoai tây giúp cho vết cắn khi bé bị côn trùng đốt sưng tấy, ngứa ngáy, sưng đỏ và giúp vết thương không để lại sẹo sau này. Bố mẹ có thể thực hiện các bước sau:
-
Rửa sạch khoai tây để tránh bị bám bụi bẩn.
-
Cắn một lát hoặc một vài lát khoai tây.
-
Sử dụng khoai tây thoa đều lên vết thương côn trùng cắn.
-
Giữ cho tinh chất khoai tây thấm vào vết thương do côn trùng cắn.
Đọc thêm: Trẻ bị côn trùng cắn cần xử lý như thế nào? Trẻ bị côn trùng cắn bôi gì
Mật ong giảm sưng
Mật ong có khả năng kháng sinh chữa bệnh rất tốt, ngoài ra trong mật ong còn có các tinh chất giúp chống nhiễm trùng ở trẻ khi bị côn trùng cắn sưng phù. Mật ong cũng có tác dụng giúp giảm ngứa và giảm sưng hiệu quả. Bố mẹ có thể thực hiện các bước như sau:
-
Sử dụng mật ong và thoa đều vào phần da bị muỗi đốt. Lưu ý không nên sử dụng mật ong nếu trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi bị côn trùng đốt.
-
Để mật ong thấm vào vết cắn khoản 10 phút và rửa sạch với nước sạch.
Kem đánh răng giảm sưng ngứa
Phương pháp sử dụng kem đánh răng giúp giảm sưng phù khi côn trùng cắn hiệu quả. Trong thành phần của kem đánh răng có tác dụng kháng viêm và ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nọc độc của côn trùng gây bệnh. Phụ huynh nên áp dụng cách sử dụng kem đánh răng giảm sưng ngứa ở trẻ nhỏ khi bị côn trùng cắn như sau:
-
Sử dụng kem đánh răng thoa lên vết côn trùng cắn một lớp mỏng nhẹ. Lưu ý nên thoa từng ít một để tránh tình trạng trẻ bị nóng và bỏng da do kem đánh răng.
-
Để kem đánh răng khử trùng, kháng viêm khoảng 3 - 5 phút và rửa lại với nước sạch.
Bôi kem em bé
Đối với trẻ có làn da vô cùng nhạy cảm, nhất là làn da của trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Khi bé bị côn trùng đốt sẽ có thể xảy ra tình trạng kích ứng và sốc phản vệ do nọc độc của côn trùng. Vì vậy mẹ có thể sử dụng kem em bé để làm dịu lại các biểu hiện của vết cắn. Trong kem dưỡng của em bé có thành phần làm mát, làm dịu nhẹ làn da giúp giảm kích ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da vô cùng nhạy cảm.
Khi nào thì đưa trẻ đi bệnh viện?
Trong nhiều trường hợp nguy hiểm, nếu trẻ bị côn trùng cắn sưng phù không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những biểu hiện nặng ở vết thương do bị côn trùng cắn. Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý những biểu hiện sau để tránh việc vết thương do côn trùng cắn gây ảnh hưởng vô cùng xấu đối với sức khoẻ của trẻ sau này:
-
Vết cắn bị nhiễm trùng biểu hiện là sưng đỏ, đau sưng tấy, chảy dịch hôi và kèm theo các cơn sốt liên tục.
-
Mặc dù đã sử dụng các biện pháp chữa trị kịp thời nhưng vết cắn của trẻ có thể ngứa hoặc đau nhiều hơn nữa.
-
Nếu bé có tiền sử bị phản ứng dị ứng như sốc phản vệ, cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu phát hiện các biểu hiện con của bạn đang bị côn trùng cắn.
-
Trẻ cảm thấy khó thở, thở nhanh và biểu hiện nôn ói, đau đầu dữ dội.
Phòng ngừa trẻ bị côn trùng cắn sưng phù
Mặc dù trẻ con có tính tình hiếu động, tinh nghịch nhưng bố mẹ không thể nào bảo vệ tuyệt đối trẻ khỏi những nguy cơ bị côn trùng cắn sưng tấy. Nhưng bố mẹ có thể hạn chế các nguy cơ côn trùng cắn trẻ. Bố mẹ nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:
Sử dụng cửa lưới ngăn côn trùng
Bố mẹ có thể xây dựng những chiếc cửa lưới chống sự xâm nhập của những côn trùng bay lượn như muỗi, ong,... vào bên trong nhà của bạn. Điều này giúp hạn chế việc côn trùng cắn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác
Một số biện pháp khác giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị côn trùng đốt sưng phù như sau:
-
Sử dụng thuốc chống côn trùng. Bố mẹ nên lựa chọn những sản phẩm chống côn trùng có thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính cho da trẻ em. Lựa chọn sản phẩm cũng cần dựa vào các loại côn trùng mà mẹ muốn tránh khỏi chúng và xịt vào những khoảng thời gian cần được bảo vệ.
-
Cho bé mặc quần áo màu nhạt và kín đáo giúp hạn chế sự thu hút của các loại côn trùng. Nếu bố mẹ dẫn bé đến những nơi có cây cối, ẩm ướt, mẹ nên cho bé mặc quần áo dài, tất dài để tránh bị cắn vào những vùng da bị hở.
-
Không nên cho trẻ đi chân trần ra ngoài đùa nghịch.
-
Không sử dụng các sữa tắm, dầu gội chứa hương hoa và thơm lâu tránh thu hút những loại côn trùng như ong, bọ,...
-
Dạy trẻ cách tránh né côn trùng, không nên bắt hoặc trêu chọc những loại côn trùng nhỏ.
-
Nên bịt kín những lỗ thủng trên cửa sổ và cửa ra vào nhằm ngăn chặn sự xâm nhập bên ngoài của côn trùng.
-
Vệ sinh sạch sẽ vật nuôi, thú cưng để đảm đảm bảo chúng không mang bọ chét, ve chó trên người.
-
Đổ nước trong những vật chứa nước như máng xối, chậu hoa, thùng nước không sử dụng, tránh sự sinh sôi và nảy nở của ruồi, muỗi,...
Trên đây là những chia sẻ về các biện pháp xử lý và dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị côn trùng cắn sưng phù mà Monkey đã tổng hợp. Hy vọng bố mẹ sẽ được trang bị kinh nghiệm bổ ích trong việc bảo vệ và nuôi dạy trẻ thật tốt. Đừng quên theo dõi và đăng ký Monkey để được cập nhật thêm rất nhiều kiến thức bổ ích mới lạ hỗ trợ bé phát triển toàn diện.
Insect bites and insect stings - Ngày truy cập 23/08/2022
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/insect-bites-stings
How to Identify and Treat Insect Bites on Babies - Ngày truy cập 23/08/2022
https://momlovesbest.com/insect-bites-on-babies