Trẻ bị ngộ độc nên ăn gì? Phòng ngừa nguy cơ ngộ độc ở trẻ
Kỹ năng sống

Trẻ bị ngộ độc nên ăn gì? Phòng ngừa nguy cơ ngộ độc ở trẻ

Hồng Nhung
Hồng Nhung

28/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ bị ngộ độc thức ăn là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Trẻ nhỏ thường thích ăn vặt nên nguy cơ bị ngộ độc thức ăn là rất dễ. Vậy gặp trường hợp như vậy bố mẹ cần xử lý như thế nào? Trẻ bị ngộ độc nên ăn gì và tránh ăn những món gì. Hãy cùng Monkey tìm hiểu về cách xây dựng thực đơn cho trẻ qua bài viết dưới đây.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Dấu hiệu của trẻ bị ngộ độc

Nếu bé bị ngộ độc, mẹ sẽ thấy bé có những triệu chứng xuất hiện từ 2 đến 48 giờ sau khi bé ăn thức ăn đó. Các triệu chứng sẽ kéo dài trong vòng 1 ngày hoặc 2 ngày. Đối với những trường hợp nghiêm trong hơn, triệu chứng có thể kéo dài đến một tuần. 

Đối với trẻ nhỏ, có thể khó phân biệt ngộ độc thực phẩm hơn là bệnh viêm dạ dày bởi chúng có triệu chứng tương tự nhau. 

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm hay gặp là trẻ bị nôn mửa, trẻ bị tiêu chảy, bị đau bụng, buồn nôn, sốt, ớn lạnh, đau đầu, quấy khóc quá mức.

Đối với trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, trẻ sẽ có những biểu hiện như nôn mửa trong hơn 3 ngày, đau đầu và đau bụng dữ dội, có máu trong phân và chất nôn, bụng căng cứng, buồn ngủ, mất nước.

Đau bụng, đổ mồ hôi lạnh là những dấu hiệu của trẻ bị ngộ độc (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị ngộ độc

Khi gặp trường hợp trẻ bị ngộ độc, bố mẹ cần biết và làm theo những cách xử lý sau đây

Gây nôn 

Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là ngưng cho bé ăn thực phẩm bị nhiễm độc mà mẹ nghi ngờ đó là nguyên nhân gây ngộ độc. Nôn chính là cách thức, là bản năng đào thải chất độc ra ngoài cơ thể tức thì. Nếu bé có thể nôn được thì đây là một dấu hiệu tốt, tức là chất độc đã được đào thải ra bên ngoài. Trong trường hợp bé chưa thể nôn được hay bé chưa nôn hết, bố mẹ hãy chủ động gây nôn cho trẻ. 

Tư thế nôn đúng cách là đặt bé nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang một bên rồi dùng ngón tay nhấn mạnh vào cuống lưỡi để trẻ nôn thức ăn ra. Mẹ hãy thật khéo léo để tránh làm xây xát họng trẻ. Đặc biệt, không được gây nôn cho trẻ khi trẻ đang nằm ngửa vì tư thế này rất dễ làm bé bị sặc, khiến thức ăn bị trào ngược lên mũi gây ngạt và có thể ngạt xuống phổi, rất nguy hiểm. Trong quá trình gây nôn, luôn chuẩn bị khăn để lau chùi và khăn mềm để lau miệng trẻ.

Sau khi sơ cứu, nếu trẻ quan sát thấy tình hình sức khoẻ của trẻ chưa hồi phục, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến các trung tâm y tế gần nhà để được các bác sĩ thăm khám và chăm sóc.

Gây nôn cho trẻ là biện pháp để đẩy chất độc từ bên trong cơ thể ra ngoài (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Bổ sung nước và chất điện giải cho bé

Khi nôn và đi ngoài quá nhiều, bé sẽ dễ bị mất nước và bị rối loạn điện giải. Nếu cơ thể không được bù nước và điện giải thì sẽ dẫn đến tình trạng mất nước trầm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên mẹ cần phải pha oresol (chất điện giải) theo đúng liều lượng và hướng dẫn, cho bé uống từ từ chút một, không uống quá nhiều cùng một lúc. 

Cho trẻ uống thật nhiều nước để bé không bị mất nước (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Không dùng thuốc cầm tiêu chảy 

Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi trẻ bị ngộ độc thức ăn. Mục tiêu của xử lý tai nạn này đó là tống hết chất độc từ bên trong cơ thể ra bên ngoài, vì vậy việc uống thuốc cầm tiêu chảy là đi ngược với nguyên tắc xử lý ngộ độc. Trong một số trường hợp, thuốc cầm tiêu chảy còn khiến vi khuẩn lưu lại trong cơ thể của trẻ lâu hơn gây nên đầy hơi và chướng bụng. Hơn nữa không được tuỳ tiện uống thuốc cầm tiêu chảy, mọi thuốc cầm tiêu chảy cần phải có chỉ định của bác sĩ, không được tuỳ tiện sử dụng. 

Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Trẻ bị ngộ độc nên ăn gì

Ngoài việc xử lý tai nạn nhanh chóng thì việc chăm sóc trẻ trong thời gian bị ngộ độc cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé khoẻ lại. Xây dựng thực đơn thơm ngon bổ dưỡng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Sau đây là một số gợi ý để mẹ xây dựng thực đơn cho trẻ.

Các loại thức ăn mềm

Nếu trẻ bị ngộ độc, mẹ nên ưu tiên nấu cho trẻ những loại thức ăn mềm và loãng như cháo, súp, canh,... để bé dễ ăn và dễ tiêu hoá hơn. Bên cạnh đó còn bổ sung nước cho bé để bé nhanh hồi phục cũng như các cơ quan tiêu hoá của bé nhanh chóng hồi phục.

Cháo là một trong những món ăn rất tốt cho trẻ bị ngộ độc (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Ăn các loại thực phẩm ít chất béo, chất xơ

Chất béo và chất xơ là một trong những thành phần có lợi cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên đối với trường hợp trẻ bị ngộ độc, mẹ nên hạn chế cho bé ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và chất béo. 

Xem thêm : Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc vitamin A

Ăn chế độ BRAT

Tại sao lại gọi là BRAT. BRAT ở đây là thực chất là 4 thực phẩm chuối (banana), sốt táo (applesauce), gạo (rice) và bánh mì nướng (tức là toast)

  • Chuối là thành phần dồi dào kali, nó giúp trẻ nguôi đi cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, chuối là thực phẩm rất dễ tiêu hoá và rất thích hợp để trẻ có thêm, năng lượng. Ngoài cách cho ăn chuối truyền thống, mẹ còn có thể xay sinh tố để bé dễ uống hơn.

  • Táo là thực phẩm chứa nhiều chất pectin, có tác dụng tích cực với triệu chứng tiêu chảy thường gặp khi trẻ bị ngộ độc. Vì thế, mẹ hãy cho bé ăn một miếng táo mỗi ngày để bé cảm thấy thoải mái hơn nhé. 

  • Gạo và bánh mì là hai thực phẩm cuối cùng của chế độ ăn này. Đây là hai loại thực phẩm rất cần thiết cho quá trình phục hồi cơ thể trong quá trình bé bị ngộ độc. 

Chế độ ăn BRAT rất tốt cho người bị bệnh về tiêu hoá (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Gừng

Gừng là loại gia vị hỗ trợ rất tốt các bệnh về tiêu hoá cho trẻ, nhất là bị ngộ độc. Khi nấu ăn cho trẻ, mẹ có thể cho thêm gừng vào các món ăn hoặc cho bé uống nước ép gừng với mật ong để làm dịu dạ dày và giảm cơn buồn nôn có ở trẻ.

Cho bé uống gừng sẽ giúp làm dịu dạ dày của bé (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Sữa chua

Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua là một cách giúp phục hồi lượng lợi khuẩn có trong hệ tiêu hoá. Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn như khuẩn sữa lactobacillus acidophilus và lactobacillus bulgaricus. Hãy cho bé ăn sữa chua trong thời gian này để giúp bé hồi phục lại trạng thái ban đầu của hệ vi sinh trong hệ tiêu hoá.  

Cho bé ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Ăn làm nhiều bữa nhỏ

Bên cạnh việc cho bé ăn những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hoá và tốt cho việc hồi phục sức khoẻ của bé thì mẹ cũng cần chú ý đến định lượng thức ăn mỗi bữa cho trẻ nữa. Thay vì để trẻ ăn với lượng thức ăn nhiều như bình thường, bố mẹ có thể chia các bữa ăn cho trẻ thành từ 5 đến 6 bữa một ngày. Tuyệt đối bố mẹ không ép con ăn như bình thường, có thể tình trạng của bé sẽ càng yếu đi và tệ hơn.

Trẻ bị ngộ độc không nên ăn gì?

Để bé nhanh hồi phục, ngoài việc chăm soc trẻ bằng những món ăn phù hợp thì việc kiêng khem, bỏ một số món ăn không có lợi cho sự phục hồi của bé là một điều rất cần thiết. Sau đây là một số thực phẩm mẹ nên tránh cho bé ăn trong những ngày bé bị ngộ độc.

Các loại thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ hay các loại rau củ quả chưa được nấu chín.

Không cho trẻ ăn các loại bơ hoặc sữa vì cơ thể bé lúc này đang duy trì trạng thái chống lại độc tố nên sẽ không hấp thụ được lactose, gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu. 

Hạn chế cho trẻ uống những thức uống lợi tiểu như nước ngọt có ga. Những loại nước này sẽ kích thích sự bài tiết nước tiểu ở bé. Từ đó tình trạng mất nước lại càng nghiêm trọng hơn. Chưa kể các loại nước ngọt có ga này vốn đã không tốt cho sức khỏe bé. 

Hạn chế cho bé ăn thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ để tránh đầy bụng, khó tiêu (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc ở trẻ

Luôn giữ thực phẩm thật tươi sống, vi khuẩn sẽ không thể sinh sôi dưới 4 độ C. Hãy để thịt, cá, trứng,... ở nhiệt độ đó. 

Sử dụng thớt riêng để sơ chế cho rau riêng và thịt riêng, hạn chế để vi khuẩn tiếp xúc với sản phẩm sống hoặc các thực phẩm khác. Mẹ hãy chắc chắn làm sạch thớt và bất cứ dụng cụ liên quan đến nước nóng và xà phòng trước khi sơ chế thực phẩm. Thực phẩm sống cũng có thể chứa vi khuẩn vậy nên mẹ hãy rửa sạch tất cả các loại trái cây quả trước khi cắt hoặc ăn chúng.

Luôn nấu chín thịt để tiêu diệt tất cả những vi khuẩn, đảm bảo thịt luôn được nấu chín bằng nhiệt độ phù hợp. Mỗi loại thịt sẽ chín ở một nhiệt độ khác nhau. Mẹ cần lưu ý điểm này để đảm bảo nấu chín thức ăn.

Lựa chọn địa điểm ăn uống tin cậy, hạn chế cho ăn tại những quán ăn lề đường, nhiều bụi bặm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thức ăn bị nhiễm khuẩn và bé bị ngộ độc thực phẩm.

Luôn nhắc bé rửa tay thật sạch trước khi ăn, một vài bé có thói quen rửa tay qua loa, mẹ cần kiểm tra để chắc chắn tay bé đã sạch. Nhắc bé luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi đi chơi bên ngoài. Mẹ cũng hãy đảm bảo rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu ăn và trước khi cho trẻ ăn để phòng ngừa nguy cơ trẻ ngộ độc. 

Luôn chắc bé rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi đi chơi ở ngoài (Ảnh: Sưu tầm trên mạng)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về tai nạn ngộ độc thường gặp ở trẻ. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, mẹ sẽ biết được cách xử lý tai nạn ngộ độc và biết được trẻ bị ngộ độc nên ăn gì. Đừng quên theo dõi website để biết được nhiều thông tin bổ ích về việc nuôi dạy trẻ nhé. Chúc bố mẹ thành công trong việc chăm sóc bé và cuộc sống gia đình. 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online