Cảm cúm là căn bệnh hô hấp gây ra bởi vi rút. Chúng xuất hiện quanh năm và phát triển mạnh nhất vào thời điểm thu đông. Trẻ sơ sinh là những đối tượng được quan tâm đặc biệt vì sức đề kháng của trẻ còn quá non nớt. “Trẻ sơ sinh có bị lây cảm cúm không?” là câu hỏi được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm, hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm cảm cúm
Trẻ sơ sinh bị nhiễm cảm cúm thường có những biểu hiện như thế nào? Cha mẹ hãy cùng xem để xác định chính xác bệnh của trẻ nhé.
Những triệu chứng thường gặp
Khi bị cảm cúm, trẻ sơ sinh thường xuất hiện những biểu hiện như:
-
Sốt
-
Ho khano, ho có đờm
-
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
-
Hay quấy khóc
-
Khóc yếu
-
Bỏ bú
-
Có biểu hiện nôn trớ và tiêu chảy
Những triệu chứng nguy hiểm khi nhiễm cúm
Một số trẻ bị nặng sẽ có những biểu hiện như sau, cha mẹ cần quan sát trẻ thường xuyên để có phương án chữa trị kịp thời.
-
Bé thở gấp hoặc khó thở (xương sườn co vào trong mỗi nhịp thở)
-
Màu da chuyển xanh hoặc xám
-
Bé không chịu bú, bỏ bú (lượng nước tiểu ít)
-
Bé nôn trớ liên tục, kéo dài
-
Bé ngủ li bì, khi tỉnh cũng không hoạt động tương tác
-
Co giật
-
Sốt cao trên 40 độ C
-
Khóc liên tục ngay cả khi được bế
-
Sốt phát ban, người nổi mẩn
Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh mắc cảm cúm
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vì thế khi mắc bệnh trẻ có thể xuất hiện một số biến chứng của bệnh như sau:
-
Viêm tai giữa: Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm tai giữa hay còn gọi là nhiễm trùng tai do bị vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào khoang màng nhĩ phía sau. Theo nghiên cứu có khoảng 5 - 15% trẻ bị cảm lạnh phát triển thành viêm tai giữa.
-
Trẻ bị khó thở, thở khò khè: Ngay cả khi trẻ em không có bệnh suyễn trẻ cũng có thể bị thở khò khè do nhiều đờm.
-
Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp: Trẻ sơ sinh bị mắc cảm cúm còn có nguy cơ bị viêm họng, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản. Đối với các trường hợp này cần đưa trẻ đi thăm khám để có thể được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị một cách chính xác.
Hướng dẫn cách phòng ngừa cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa cảm cúm ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể lưu ý một số thông tin dưới đây để đảm bảo an toàn.
Tiêm vắc xin cho trẻ
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng cúm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ. Dịch cúm thường phát triển mạnh từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, tuy nhiên vắc xin cần mất một khoảng thời gian mới có thể phát huy tác dụng. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đặt lịch tiêm cho trẻ tại thời điểm phù hợp để phòng ngừa.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể tiêm vắc xin phòng cúm tuy nhiên cha mẹ cần lưu đảm bảo rằng những người tiếp xúc gần gũi với trẻ đều được tiêm phòng cúm đầy đủ để tránh trường hợp bị phơi nhiễm.
Những cách phòng ngừa khác
Ngoài việc tiêm vắc xin để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nhiễm cúm, cha mẹ cần lưu ý một số thông tin dưới đây để phòng bệnh cho trẻ.
-
Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, và những người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay sạch để đảm bảo an toàn. Sử dụng xà phòng và nước sạch để rửa tay, có thể thay thế bằng chất rửa tay có chứa cồn.
-
Luôn che miệng khi ho hay hắt hơi: Để ngăn chặn giọt bắt khi ho và mắt hơi hãy sử dụng khăn giấy che miệng, sau đó cho khăn giấy vào thùng rác ngay lập tức. Không chạm khăn vào mắt mũi hay miêng.
-
Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên: Thường xuyên dọn dọn nhà cửa cho thông thoáng, lau sạch các bề mặt phòng tắm, nhà bếp, những nơi trẻ hay hoạt động và đồ chơi của bằng xà phòng và nước hoặc chất khử trùng gia dụng được EPA chấp thuận để diệt vi khuẩn và vi rút.
-
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh: Khi người lớn trong gia đình hay bất kì người nào đang bị bệnh cần yêu cầu họ cách ly trẻ càng xa càng tốt
Trẻ sơ sinh có bị lây cảm cúm không?
Rất nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi “trẻ sơ sinh có bị lây cảm cúm không?” nhất là thời điểm dịch bùng phát. Câu trả lời là hoàn toàn “CÓ”. Không những thế trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh bởi sức đề kháng của trẻ vô cùng yếu.
Vi rút cảm cúm lây lan cực nhanh qua nhiều con đường khác nhau, vì vậy cha mẹ cần cực kì lưu ý cho trẻ để đảm bảo an toàn, hạn chế nhiễm bệnh cho trẻ. Hãy thực hiện các bước phòng ngừa bên trên để hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh cho con.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm như thế nào?
Khi trẻ sơ sinh bị cúm cha mẹ cần chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào?
Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
Trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ cao, tuy nhiên tại thời điểm con bị ốm cha mẹ có thể để cho con nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng sức khỏe của con vẫn ổn. Khi ngủ cơ thể cũng có thể hình thành kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời hạn chế mệt mỏi, giúp hồi phục nhanh chóng hơn.
Duy trì độ ẩm trong phòng của trẻ
Thông thường các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ làm trẻ bị khó thở do có dịch nhầy bên trong. Sử dụng máy làm ẩm không khí sẽ giúp lỏng các loại dịch nhầy này từ đó giúp bé dễ thở hơn.
Có thể đặt máy phun sương cho trẻ tại phòng để tạo ẩm. Thường xuyên kiểm tra máy móc để tránh nguy cơ máy bị ẩm mốc, phun ra hơi độc không tốt cho trẻ.
Kiểm tra nhiệt độ của bé thường xuyên
Cảm cúm thường gây ra các cơn sốt cao ở trẻ, vì thế cha mẹ cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ để đảm bảo an toàn. Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ cho trẻ, nếu trẻ bị sốt cao có thể dùng khăn thấm nước ấm để hạ nhiệt, lau người cho trẻ, cho trẻ uống hạ sốt. Nếu nhiệt độ cao hơn 39 - 40 độ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.
Rửa sạch mũi cho trẻ
Trẻ sơ sinh không thể tự hỉ mũi để loại bỏ được các dịch nhầy vì vậy cha mẹ cần giúp trẻ loại bỏ chúng. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ để xịt mũi và hút dịch mũi cho trẻ.
Mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ bao gồm nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi.
-
Trước khi cho con bú có thể thực hiện thao tác như sau để trẻ dễ bú hơn.
-
Đặt bé nằm ngửa, lót khăn hoặc gối dưới đầu, cố định trẻ
-
Nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ cho dịch nhầy loãng ra. Giữ đầu bé trong khoảng 30s
-
Sử dụng dụng cụ để lấy dịch nhầy 2 bên mũi cho trẻ
Lưu ý: Mỗi ngày chỉ thực hiện hút dịch mũi cho trẻ từ 3 - 4 lần để tránh ảnh hưởng tới niêm mạc của mũi. Thực hiện không quá 4 ngày liên tiếp để đảm bảo mũi bé không bị khô, hạn chế nguy cơ tăng nặng.
Cho trẻ bú đủ
Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng và các kháng thể tự nhiên vô cùng tốt đối với trẻ nhỏ. Mẹ hãy cố gắng cho bé bú nhiều để bé chóng khỏi. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho mẹ để tăng nguồn dưỡng chất trong sữa cho bé.
Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ
Trong một số trường hợp trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc trẻ ngay tại nhà. Tuy nhiên với những trường hợp dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức để được chữa trị kịp thời:
-
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị cảm cúm cần đem trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để đảm bảo an toàn bởi sức đề kháng của trẻ còn quá yếu ớt. Trẻ rất dễ bị các biến chứng do cảm cúm như viêm thanh khí quản, viêm phổi và một số biến chứng nguy hiểm khác.
-
Trẻ ít đi vệ sinh, mỗi lần đi rất ít
-
Rất cao nhiều lần trong ngày
-
Sốt cao 38-40 kéo dài vài ngày
-
Trẻ khóc yếu, ngủ li bì
-
Mắt đổi màu đỏ hay vàng, có nhiều rỉ mắt
-
Ho dai dẳng 1 tuần không khỏi
-
Nước mũi đặc, có màu xanh, vàng trong hơn 2 tuần
Xem thêm: Đề phòng trẻ bị cảm lạnh mùa đông. Hướng dẫn chăm sóc trẻ
Trả lời một số câu hỏi thường gặp
Giải đáp một số thắc mắc cho các vị phụ huynh về bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm bao lâu thì khỏi
Các triệu chứng sốt hay ho có thể biến mất sau 5 ngày nhưng để hoàn toàn hồi phục bé thường mất khoảng thời gian từ 1 - 2 tuần.
Chăm sóc trẻ chu đáo, để trẻ được nghỉ ngơi, cho trẻ bú đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng. Nếu trẻ không chịu bú mẹ có thể vắt sẵn sữa cho trẻ hoặc bổ sung thêm sữa công thức nếu cần.
Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và giúp trẻ nhanh khỏi.
Có vắc xin tiêm phòng cúm cho trẻ sơ sinh không?
Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ vô cùng quan trọng, giúp bổ sung kháng thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Khi trẻ được 6 tháng cha mẹ có thể cho trẻ đi tiêm. Hai liều đầu tiên cách nhau khoảng 4 tuần và sau đó nhắc lại mỗi lần một năm cho đến khi trẻ được 6 tuổi.
Với những trẻ đang mắc một số bệnh như tiểu đường, suy giảm hệ thống miễn dịch, thiếu máu, bệnh tim hay bị phổi mãn tính, hen suyễn hay bị bệnh thận cha mẹ cần lưu ý cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà hiệu quả của vắc xin có phát huy tốt hay không. Hơn nữa các chủng vi rút thay đổi theo mỗi năm vì thế cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng hằng năm để đảm bảo an toàn.
Khi đã tiêm vắc xin mà trẻ vẫn bị cúm chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm chủng vi rút mà vắc xin không bao gồm. Tuy nhiên tiêm vắc xin vẫn là phương án bảo vệ trẻ tốt nhất giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế tăng nặng khi bị nhiễm.
Chắc hẳn đến đây các bậc phụ huynh cũng đã câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ sơ sinh có bị lây cảm cúm không” đúng không nào. Hy vọng với các thông tin về bệnh cảm cúm và những hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa cảm cúm cho trẻ giúp cha mẹ có thêm hiểu biết để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.
Protect Against Flu: Caregivers of Infants and Young Children - Ngày truy cập: 5/8/2022
https://www.cdc.gov/flu/highrisk/infantcare.htm#
INFLUENZA (FLU) AND YOUR BABY - Ngày truy cập: 5/8/2022
https://www.marchofdimes.org/complications/influenza-and-your-baby.aspx
Your Baby and the Flu: FAQ - Ngày truy cập: 5/8/2022