zalo
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam - Hướng dẫn xử lý đúng cách
Kỹ năng sống

Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam - Hướng dẫn xử lý đúng cách

Hồng Nhung
Hồng Nhung

06/11/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam, trẻ bị chảy máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nhưng nhiều phụ huynh vẫn cảm thấy lo lắng, bối rối và không biết xử lý như nào. Vì vậy phụ huynh cùng Monkey tham khảo nguyên nhân và cách xử lý dưới đây.

Chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam là hiện tượng mạch máu nhỏ trong mũi bị vỡ, gây chảy máu. Máu cam sẽ chảy trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tự ngưng chảy. Bé có thể chảy máu cam nhiều lần trong tuần, khiến bố mẹ lo lắng, hoảng sợ. Mặc dù chảy máu cam nhiều lần, nhưng điều này là hiện tượng thường gặp nhất là ở bé từ 3 đến 10 tuổi. Đặc biệt trẻ từ 2 đến 3 tuổi dễ bị chảy máu cam nhất.

Chảy máu cam được chia làm 2 nhóm:

  • Chảy máu mũi trước: xảy ra ở 90% trẻ em và dễ kiểm soát tại nhà hoặc các cơ sở y tế gần nhất.

  • Chảy máu mũi sau: trường hợp ít gặp hơn, vì vậy trường hợp này thường được khuyến cáo là bố mẹ nên đưa trẻ đến các bác sĩ tai, mũi, họng để được chẩn đoán.

 Những thông tin về chảy máu cam ở trẻ khi trời nóng mà phụ huynh nên biết (Nguồn: Sưu tầm internet)

Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam

Vì sao trẻ bị chảy máu cam? Mặc dù chảy máu mũi là triệu chứng thường xuyên xảy ra ở trẻ từ 2 - 10 tuổi. Nhưng chảy máu cam cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Đặc biệt những triệu chứng trên cũng do các hệ quả do sự thay đổi của cơ thể vào thời điểm nắng nóng gây ra.

Mũi là cơ quan hô hấp, đưa không khí bên ngoài vào cơ thể. Bên trong mũi có nhiều màng vạch ở vách ngăn mũi, khi màng vạch bị tổn thương, lúc này trẻ có thể bị chảy máu cam.

Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam mà không phải bố mẹ nào cũng biết (Nguồn: Sưu tầm internet)

Đặc biệt, các mạch máu ở bên trong mũi của bé thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương do môi trường thay đổi. Vào thời điểm môi trường thay đổi, nắng nóng, thân nhiệt bé có thể tăng lên khiến mạch máu giãn và vỡ ra chảy máu. Ngoài ra, nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam khác là do:

Nguyên nhân của trẻ bị chảy máu cam - do trẻ hay ngoáy mũi

Thời tiết nắng nóng, mũi trẻ thường sẽ khó chịu, ngứa ngáy. Để làm giảm tình trạng khó chịu này, bé thường sẽ có thói quen gãi, ngoáy mũi. Lúc bé ngoáy mũi, bé sẽ cảm giác dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, thói quen gãi này vô tình khiến các mạch máu bị vỡ và khiến bé chảy máu cam. 

Thói quen ngoáy mũi khiến các mạch máu trong mũi bị tổn thương, chảy máu (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trẻ bị va đập

Lỗ mũi và ống mũi của bé hẹp, khoang hầu nhỏ và ngắn. Vì vậy không khí khi bé thở vào không được lọc sạch, sưởi ấm đầy đủ. Ngoài ra, niêm mạc mũi mềm, nhiều mạch máu nên dễ chấn thương, xây xát gây chảy máu.

Khi bé bị va đập, trẻ khá hiếu động và rất thích tham quan, chạy nhảy xung quanh. Vì vậy, bé sẽ rất dễ vấp ngã và khi ngã bé sẽ có xu hướng bị ngã nhào về phía trước gây va đập mũi. Các mạch máu bị va đập và gây chảy máu mũi.

Vì sao trẻ em hay bị chảy máu cam - mất cân bằng dinh dưỡng

Mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi. Đặc biệt, thời tiết nắng nóng khiến bé không muốn ăn và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Vitamin C là một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé. Khi bé thiếu hụt vitamin, sức đề kháng sẽ có xu hướng suy giảm, trẻ trở nên dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Lúc này các vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập vào đường hô hấp gây tổn thương mạch máu và khiến bé bị chảy máu mũi.

Thiếu hụt dinh dưỡng khiến đường hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn và dễ chảy máu cam hơn (Nguồn: Sưu tầm internet)

Do bệnh lý

Các bệnh lý như viêm mũi, u mũi, dị tật bẩm sinh,... là những bệnh lý gây nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam. Khi trẻ mắc các bệnh lý như trên, mạch máu trong mũi sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và rất dễ chảy máu cam. Khi thời tiết thay đổi dù chỉ rất ít nhưng mũi của bé có thể dễ dàng bị chảy máu.

Trẻ bị chảy máu cam cần làm gì?

Khi xác định được nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam, bố mẹ cần tìm những cách để xử lý, khắc phục tình trạng ngay. Trẻ thường có xu hướng hoảng loạn và sợ sệt khi thấy mình bị chảy máu ở mũi. Điều đầu tiên mà phụ huynh nên làm là trấn an trẻ trước khi thực hiện những biện pháp xử lý.

Xem thêm:  Trẻ bị chảy máu cam liên tục có nguy hiểm hay không?

Lưu ý đặc biệt bố mẹ không nên ngửa đầu trẻ ra sau vì hành động này sẽ khiến máu chảy ngược vào phổi gây ảnh hưởng phổi thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Các bước thực hiện khi bé bị chảy máu cam:

Xác định bên mũi bị chảy máu

Thông thường, máu sẽ có xu hướng chảy từ một lỗ bên mũi, việc xác định bên mũi bị chảy máu là việc đầu tiên bạn cần thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn cầm máu đúng vị trí nhanh hơn khiến máu không bị chảy nhanh nữa.

Một vài trường hợp trẻ bị chảy máu mũi nhưng bị ngứa và hay dụi vào mũi. Điều này khiến máu loang lổ và khó xác định vị trí chảy máu. Trường hợp này, bố mẹ nên dùng khăn lau sạch vết máu ở mũi và sau đó sẽ xác định được vị trí mạch máu bị tổn thương ở mũi nào.

Thực hiện các bước khắc phục chảy máu mũi ở trẻ nhỏ (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cầm máu cho trẻ

Sau khi xác định vị trí chảy máu, bố mẹ tiến hành sử dụng ngón tay trỏ đè vào vị trí vách ngăn bị tổn thương. Bạn có thể cho đầu bé hơi ngửa ra sau để dễ dàng cầm máu hơn. Có thể giữ tay khoảng 5 đến 10 phút để máu ngưng chảy và đông lại.

Lưu ý:  Không nên ngửa đầu bé quá nhiều khiến máu chảy ngược vào phổi gây nguy hiểm đến phổi.

Tuy nhiên, nếu bé vẫn tiếp tục chảy máu sau 20 phút thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Tình trạng mất máu quá nhiều cũng có thể khiến bé chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.

Chăm sóc trẻ sau chảy máu

Mặc dù trẻ đã được cầm máu và máu sẽ không chảy ra sau đó nữa, nhưng mũi bé vẫn bị tổn thương nên việc chảy máu cam có thể tái phát nếu không được chăm sóc cẩn thận. Bố mẹ nên chăm sóc để chắc chắn vết thương bên trong mũi lành lại và máu sẽ không chảy tiếp tục.

Hãy cho bé nghỉ ngơi sau khi cầm máu. Hạn chế tình trạng chảy máu trở lại bằng cách sử dụng một ít bông gòn bịt bên lỗ mũi bị chảy máu. Trong quá trình cầm máu, một lượng máu nhỏ có thể bị chảy ngược xuống cổ họng. Nếu bố mẹ gặp phải tình trạng này, bạn nên cho bé nằm nghiêng và hướng dẫn cho bé đẩy lượng máu còn lại ra ngoài bằng lưỡi. Không nên cho trẻ nuốt lại máu vì điều này có thể gây cảm giác khó chịu và buồn nôn.

Nên chăm sóc trẻ như thế nào sau khi thực hiện các bước cầm máu (Nguồn: Sưu tầm internet)

Nếu bé bị chảy máu cam ngược xuống cổ họng, bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được khắc phục kịp thời. Mặc dù tình trạng chảy máu cam ở bé phổ biến, thường xuyên xảy ra nhưng nếu nhận thấy máu chảy nhiều và liên tục, trẻ sẽ bị mất máu, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, tim đập nhanh. Bố mẹ cần chủ động đưa trẻ đi cấp cứu.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng bé bị chảy máu mũi. Nếu có ý định dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Đề phòng nguy cơ bị chảy máu mũi ở trẻ

Tình trạng chảy máu cam không phải là những triệu chứng nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này tái phát quá nhiều lần và trong khoảng thời gian ngắn thì trẻ sẽ có nguy cơ bị mệt mỏi, giảm sức khỏe trầm trọng.

Các triệu chứng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cấu trúc mạch máu mũi ở trẻ và có thể gây ra biến chứng sau này. Do đó, việc đề phòng các hiện tượng chảy máu cam ở trẻ trong thời điểm nắng nóng là rất quan trọng.

Dưới đây là những biện pháp đề phòng và ngăn ngừa nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam:

Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm môi trường ổn định

Không nên cho trẻ sử dụng máy lạnh liên tục, chỉ nên sử dụng một khoảng thời gian nhất định trong nhà. Đặc biệt nên sử dụng khi nhiệt độ quá cao, sau đó sử dụng quạt để điều hoà độ ẩm trong nhà.

Vệ sinh mũi thường xuyên

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Thói quen này sẽ giúp mũi của bé được sạch, giảm thiểu tình trạng mũi bị ngứa, khô và dễ kích ứng. Thời gian thích hợp để vệ sinh mũi là vệ sinh 2 lần/ tuần.

Vệ sinh thường xuyên cũng khiến mũi bị mỏng, tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc và gây cảm giác khó chịu, nóng rát bên trong mũi.

Vệ sinh mũi thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ chảy máu mũi ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm internet)

 Bổ sung đủ nước 

Nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để làm mềm niêm mạc mũi. Hạn chế tình trạng giãn mao mạch đường hô hấp

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Đề phòng nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam, điều quan trọng nhất là tăng sức đề kháng cho bé. Bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bé sẽ có sức khoẻ chống lại sự xâm nhập của virus gây hại.

Bạn cũng nên chú trọng những nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất (đặc biệt là vitamin C). Những thực phẩm nên cho bé ăn thường xuyên là rau xanh, củ, trái cây, sữa,...

Nhắc nhở trẻ không được ngoáy, dụi mũi. Thói quen này sẽ khiến các mạch máu, mao mạch bên trong mũi bị tổn thương.

Bổ sung đủ chất vitamin và chất khoáng giúp tăng cường đề kháng (Nguồn: Sưu tầm internet)

Đưa trẻ đến bác sĩ nếu gặp vấn đề

Trong trường hợp bé bị các bệnh sinh lý về mũi như viêm mũi, dị tật bẩm sinh,... bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị và chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam, cách khắc phục và biện pháp đề phòng mà Monkey đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, bài viết trên giúp các bậc phụ huynh biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa bé bị chảy máu cam. Từ đó giúp trẻ được bảo vệ và phát triển toàn diện. Đừng quên đăng ký theo dõi Monkey để được cập nhật các tin tức mới nhất về nuôi dạy con.

Nosebleed (Epistaxis) in Children - Ngày truy cập 5/11/2022

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds

When to see a doctor if a child has a nosebleed - Ngày truy cập 5/11/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324536

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!