zalo
Trẻ bị chảy máu cam liên tục có nguy hiểm hay không?
Kỹ năng sống

Trẻ bị chảy máu cam liên tục có nguy hiểm hay không?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

29/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chảy máu cam thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết quá nóng hoặc lạnh khô khiến các mạch máu nhỏ trong mũi bị tổn thương gây chảy máu mũi. Tuy nhiên tình trạng trẻ bị chảy máu mũi liên tục là một trong những biểu hiện cha mẹ cần lưu ý và cần có biện pháp can thiệp để bảo đảm trẻ an toàn.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị chảy máu cam

Chảy máu cam có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, ở trẻ nhỏ thì chảy máu cam dễ gặp ở độ tuổi trẻ từ 2-10 tuổi. Khoảng 90% số ca chảy máu cam xuất phát từ khu vực mũi trước còn gọi là chảy máu mũi trước và xuất hiện phần lớn ở trẻ em. Tình trạng chảy máu mũi xuất hiện do một trong những nguyên nhân dưới đây:

Trẻ ngoáy mũi làm tổn thương mạch máu

Móng tay sắc nhọn có thể gây chảy máu mũi ở trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ đưa tay vào ngoáy mũi do bị ngứa hay buồn tay khiến móng tay sắc nhọn có thể khiến các mạch máu trong mũi bị xước gây chảy máu mũi. Đây là thói quen không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe cần loại bỏ, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Bị khô mũi

Tình trạng khô mũi kéo dài do thời tiết hoặc do môi trường sống bị khô, thiếu độ ẩm khiến vùng niêm mạc mũi bị kích thích gây chảy máu. Vào mùa lạnh bé dễ bị chảy máu mũi hơn hoặc do bé ở trong phòng sử dụng điều hòa hoặc máy sưởi liên tục là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng khô mũi mà biểu hiện của nó là hiện tượng mũi bị khô, rát, khi hít thở thường cảm thấy nóng rát.

Mũi bị viêm, dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài khiến trẻ bị chảy máu cam. (Ảnh: Nguồn Internet)

Có thể bé nhà bạn bị viêm mũi hoặc bị dị ứng với một số thành phần như phấn hoa, mùi hương, lông động vật hay do tiếp xúc với khói bụi nhiều khiến mũi bé bị ngứa gây hắt hơi, xì mũi liên tục. Điều này khiến các mạch máu bị tổn thương và gây chảy máu mũi ở trẻ.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Các bệnh về xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng hay chảy máu cam cũng là một trong các nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ. Viêm mũi hay xoang khiến bé bị chảy nước mũi, hắt xì liên tục khiến bé có nguy cơ bị xung huyết, tổn thương niêm mạc cũ.

Trẻ bị chảy máu cam liên tục là biểu hiện của bệnh gì?

Bé bị chảy máu cam liên tục là bệnh gì. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ bị chảy máu cam liên tục là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết tình trạng sức khỏe của bé ra sao. Theo các chuyên gia, tình trạng chảy máu mũi ở trẻ nhỏ đa phần là không nguy hiểm, chủ yếu là do trẻ bị nóng trong hay thiếu vitamin C. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên và tái phát liên tục thì cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi trẻ có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm bởi chảy máu cam chính là các biến chứng được biểu hiện ra bên ngoài.

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên là biểu hiện của bệnh gì? Theo thống kê, nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên chứng tỏ trẻ có nguy cơ bị rối loạn đông máu, có khối u lành tính hoặc ác tính ở vùng mũi, bệnh bạch cầu, hay có vấn đề về tim mạch hay các bệnh hô hấp,...

Đây là các bệnh lý nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời sẽ trở thành mãn tính và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ thậm chí gây tử vong và đột quỵ.

Rối loạn đông máu ở trẻ có thể gây chảy máu cam:

  • Rối loạn đông máu làm thời gian chảy máu cam diễn ra chậm hơn, máu không kiểm soát được có thể dẫn tới thiếu máu. 

  • Các khối u vòm mũi, vòm họng có thể xảy ra gây biến chứng chảy máu mũi. Nếu không được phẫu thuật kịp thời có thể dẫn tới ung thư, trong đó ung thư vòm họng là loại ung thư vô cùng nguy hiểm. 

  • Chảy máu cam quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về máu, đặc biệt là bệnh bạch cầu.

  • Chảy máu cam thường xuyên ở trẻ em còn có thể do biến chứng bệnh về huyết áp cao, tim mạch gây áp lực lên các mạch máu mũi. 

Để phát hiện và điều trị kịp thời chảy máu cam ở trẻ cũng như các biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần theo dõi và đưa bé tới bác sĩ ngay khi cần thiết. 

Cần làm gì khi bé bị chảy máu cam

Hướng dẫn cách cầm máu khi trẻ bị chảy máu cam. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ cần bình tĩnh xử lý và thực hiện theo các bước sau để cầm máu giúp trẻ:

Xác định bên chảy máu cam

Đa phần trẻ nhỏ thường bị chảy máu cam từ một bên mũi, nhưng khi chảy máu bé thường sợ và có phản ứng dùng tay dụi mũi nên khó xác định được bé bị chảy mũi bên nào. Vì thế khi phát hiện trẻ bị chảy máu mũi cha mẹ cần ngăn việc bé dụi mũi và sử dụng khăn mềm sạch lau mũi cho trẻ. Sau khi lau sạch cho trẻ, cho bé nghiêng đầu về phía trước để xem máu chảy ra từ bên mũi nào. Đồng thời, tư thế này cũng giúp ngăn máu chảy

Cầm máu cho trẻ

Đặt ngón tay vào một bên cánh mũi của trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên và giữ trong khoảng 5 - 10 phút để cầm máu. Chú ý không bóp mạnh sống mũi hoặc chỉ một bên mũi vì làm như vậy không những không giúp cầm máu mà còn có thể khiến trẻ bị đau. Cũng không nên buông tay quá nhanh hoặc nhiều lần có thể khiến tình trạng chảy máu lâu hơn do cục máu đông chưa kịp hình thành ngăn cản máu chảy.

Chăm sóc trẻ sau bị chảy máu cam

Để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu máu cam vẫn tiếp tục chảy và bị chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng cho máu cam chảy ra ngoài. Không được để trẻ nuốt máu này vì rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc, gây nôn mửa, đau bụng và khó chịu.

Xem thêm: Trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì?

Phòng ngừa nguy cơ chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Chảy máu cam là hiện tượng rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Với những người sức khỏe yếu thì đây là một biểu hiện phản ứng với thời tiết nắng nóng. Hoặc đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất, thiếu nước, làm việc quá sức,... Do vậy, để phòng ngừa chảy máu cam trong lúc ngủ, các bạn nên rèn cho mình những thói quen tốt trong sinh hoạt, đồng thời áp dụng những giải pháp gợi ý sau đây:

Cung cấp độ ẩm cho môi trường sống

Tạo môi trường thoải mái cho trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Thời tiết hanh khô hoặc quá nắng nóng là môi trường khiến cho tình trạng chảy máu cam xuất hiện thường xuyên hơn đối với cả  người lớn và trẻ em. Vì thế, các bạn nên cung cấp độ ẩm cho không khí bằng máy phun sương hoặc để chậu nước trong phòng. Giữ phòng ở sạch sẽ. Nếu trong nhà có người dễ dị ứng thì nên tránh nuôi chó, mèo trong nhà. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam thì nên tránh dùng các loại thuốc có chứa aspirin. Tránh đến những khu vực có nhiều khói bụi và hóa chất. Nên  mang khẩu trang thường xuyên khi đi ra đường. Hoặc bạn có thể sử dụng thêm thuốc steroid xịt mũi khi bị nhiễm trùng hoặc dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bị khô mũi có thể sử dụng thuốc xịt dưỡng ẩm cho niêm mạc mũi. Hoặc xịt, rửa mũi thường xuyên để làm sạch bụi bẩn bám ở thành mũi và làm ẩm mũi. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Bị chảy máu cam khi ngủ cũng đôi khi là do cơ thể bị nóng, hoặc thiếu chất. Để khắc phục tình trạng này thì chỉ có cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp. Nên tăng cường các loại thực phẩm mát, chứa nhiều chất xơ, vitamin C. Nhất là các loại rau xanh như mồng tơi, bí đao, mướp đắng, cà chua,... Hoặc một số loại quả có chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi,... Hay những loại quả có tính mát như dưa chuột, nước dừa,... Chúng giúp cơ thể được làm mới, thanh nhiệt, giải độc. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm, gia vị cay nóng. 

Uống nhiều nước

Cho trẻ uống nhiều nước. (Ảnh: Nguồn Internet)

Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, làm ẩm niêm mạc mũi. Tăng cường các loại nước ép hoa quả tính mát vào mùa nóng để giải nhiệt cơ thể. 

Trẻ bị chảy máu cam liên tục là những dấu hiệu trẻ đang có vấn đề về sức khỏe có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời. Cha mẹ cần cẩn trọng trước những biểu hiện này của trẻ và đưa trẻ đi khám để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ.

Nosebleeds- Ngày truy cập: 19/10/2022

https://kidshealth.org/en/parents/nose-bleed.html#

Nosebleed (Epistaxis) in Children- Ngày truy cập: 19/10/2022

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!