zalo
Trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì?
Kỹ năng sống

Trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

30/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chảy máu cam không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xuất hiện khá phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 0-10 tuổi. Nhiều cha mẹ lo lắng đặt câu hỏi “trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì?” khi phát hiện trẻ bị chảy máu cam thường xuyên. Cùng Monkey tìm hiểu các thông tin về tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ ngay bài viết dưới đây nhé.

Các dạng chảy máu cam ở trẻ

Chảy máu cam ở trẻ được phân làm hai dạng:

Chảy máu cam mũi trước

Chiếm khoảng 90% trường hợp. Xuất phát từ phía trước mũi. Vị trí hay bị chảy máu nhất là đám rối Kieselbach ở phần dưới của vách ngăn mũi. Khu vực này chứa nhiều mạch máu nhỏ rất dễ vỡ khi xì mũi hay khi có chấn thương cục bộ (ngoáy mũi, day mũi).

  • Rất phổ biến ở những vùng khí hậu hanh khô hay môi trường khô (dùng lò sưởi, máy điều hòa kéo dài). Tình trạng khô niêm mạc khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu.

  • Thường chảy máu một bên. Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Chảy máu dai dẳng, khối lượng không nhiều. Thường ngừng chảy máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu. Trường hợp nặng cần ‘đốt’ điểm mạch bằng nitrat bạc hoặc hóa chất khác.

Chảy máu cam mũi sau

Chiếm khoảng 10% trường hợp, thường liên quan tới các mạch máu ở cao hơn và sâu hơn của mũi.

  • Tuy không phổ biến ở trẻ em nhưng chảy máu mũi sau nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn và thường cần được chăm sóc y tế. Thường xuất hiện ở người cao tuổi, người huyết áp cao hay trong chấn thương vùng mũi mặt.

  • Thường chảy máu cả hai bên. Máu mũi chảy ra phía sau và chủ yếu đi xuống họng. Máu chảy nhiều, có thể nguy kịch. Kiểm soát bằng nhét bấc mũi hoặc thắt mạch máu.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu mũi có thể xuất hiện vì nhiều lý do:

  • Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài.

  • Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang.

  • Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác.

  • Xì mũi quá mạnh.

  • Trẻ nhét dị vật vào mũi, ví dụ hạt cườm, cục pin…

  • Rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón.

  • Vách ngăn mũi bị vẹo.

  • Thở oxy qua ống thông mũi.

  • Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi.

  • Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu).

  • Bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu.

  • Rất hiếm khi, các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi.

Trẻ em hay bị chảy máu cam có thể mắc bệnh gì

Nhiều bậc phụ huynh hoảng sợ khi thấy con thường xuyên bị chảy máu cam. Vậy trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì? Theo các bác sĩ, trẻ em bị chảy máu cam là bình thường khi cơ thể quá nóng hay thiếu vitamin C.

Nhưng với những trẻ bị chảy máu cam thường xuyên thì bố mẹ cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Vì đây có thể là dấu hiệu của của một số bệnh nguy hiểm như rối loạn đông chảy máu, hay khối u mũi (u lành hoặc u ác), bệnh bạch cầu.

Bố mẹ đã hiểu trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì rồi đúng không nào. Đó có thể là dấu hiệu của những bệnh vô cũng nguy hiểm nên các bậc làm cha làm mẹ chớ có chủ quan.

Xử lý khi trẻ bị chảy máu cam như thế nào

Khi trẻ bị chảy máu cam liên tục cha mẹ cần tiến hành sơ cứu cho trẻ như sau:

Xác định phía mũi bị chảy máu

Trong bước đầu tiên thì cha mẹ cần phải xác định được bên chảy máu mũi của trẻ. Có thể điều chỉnh mũi chỉ diễn ra ở một bên nhưng khi bị chảy máu nếu bị dụi thì có thể có phân biệt được bên nào chính xác.

Chính vì vậy cha mẹ cần phải biết cách phát hiện bên bị chảy máu cam của trẻ và tuyệt đối không để trẻ tiếp tục dụi mũi. Cha mẹ cần phải lau sạch mũi cho con và đặt đầu của con hơi cúi về phía trước. 

Điều này giúp cho việc máu ở trong mũi chảy ra và chúng ta sẽ biết được khi nào chảy máu mũi. Đây cũng là tư thế giúp cho tình trạng chảy máu cam không bị chảy ngược vào bên trong họng gây ra tình trạng nôn ói.

Cầm máu cho trẻ

Bước tiếp theo mà cha mẹ cần phải thực hiện để khắc phục tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ đó chính là cầm máu. Để trẻ tự bóp nhẹ lên cánh mũi và hơi cúi đầu xuống một chút. Giữ tư thế này trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.

Bạn lưu ý không bóp phần sống mũi hay chỉ bóp một bên cánh vì sẽ không đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra thì bạn cũng không nên thả tay sớm và nhiều lần bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng máu không đông và chảy máu mũi kéo dài hơn.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Trong bước này thì cha mẹ cần phải để cho con nghỉ ngơi trong trạng thái tĩnh. Lúc này nếu như máu vẫn chảy ra thì hãy để trẻ nằm nghiêng để máu chảy hết ra ngoài. Tuyệt đối bạn không để cho con nuốt máu vì điều này sẽ gây ra tình trạng ngộ độc hay nôn mửa và đau bụng.

Những dấu hiệu trẻ cần được đi khám

Đưa trẻ đến các cơ sở tai mũi họng để được khám và xử trí kịp thời nếu:

  • Không cầm máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút.

  • Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.

  • Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy).

  • Chảy máu do chấn thương, ví vụ ngã hay bị đấm vào mặt.

  • Cảm thấy người yếu, chóng mặt.

  • Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi trẻ đã ngồi ngả đầu về phía trước. Trường hợp chảy máu sau này luôn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

  • Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới.

  • Chảy máu mũi đi kèm các vết tím bầm dập trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở khu vực khác như xuất hiện máu trong phân, nước tiểu.

  • Đang dùng thuốc chống đông máu.

  • Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia.

  • Mới trải qua hóa trị liệu.

Xem thêm: Trẻ em bị chảy máu mũi ban đêm có nguy hiểm không?

Đề phòng nguy cơ trẻ bị chảy máu cam như thế nào

Chảy máu cam là hiện tượng rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Với những người sức khỏe yếu thì đây là một biểu hiện phản ứng với thời tiết nắng nóng. Hoặc đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất, thiếu nước, làm việc quá sức,... Do vậy, để phòng ngừa chảy máu cam trong lúc ngủ, các bạn nên rèn cho mình những thói quen tốt trong sinh hoạt, đồng thời áp dụng những giải pháp gợi ý sau đây:

Cung cấp độ ẩm cho môi trường sống

Thời tiết hanh khô hoặc quá nắng nóng là môi trường khiến cho tình trạng chảy máu cam xuất hiện thường xuyên hơn đối với cả  người lớn và trẻ em. Vì thế, các bạn nên cung cấp độ ẩm cho không khí bằng máy phun sương hoặc để chậu nước trong phòng. Giữ phòng ở sạch sẽ. Nếu trong nhà có người dễ dị ứng thì nên tránh nuôi chó, mèo trong nhà. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam thì nên tránh dùng các loại thuốc có chứa aspirin. Tránh đến những khu vực có nhiều khói bụi và hóa chất. Nên  mang khẩu trang thường xuyên khi đi ra đường. Hoặc bạn có thể sử dụng thêm thuốc steroid xịt mũi khi bị nhiễm trùng hoặc dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bị khô mũi có thể sử dụng thuốc xịt dưỡng ẩm cho niêm mạc mũi. Hoặc xịt, rửa mũi thường xuyên để làm sạch bụi bẩn bám ở thành mũi và làm ẩm mũi. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bị chảy máu cam khi ngủ cũng đôi khi là do cơ thể bị nóng, hoặc thiếu chất. Để khắc phục tình trạng này thì chỉ có cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp. Nên tăng cường các loại thực phẩm mát, chứa nhiều chất xơ, vitamin C. Nhất là các loại rau xanh như mồng tơi, bí đao, mướp đắng, cà chua,... Hoặc một số loại quả có chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi,... Hay những loại quả có tính mát như dưa chuột, nước dừa,... Chúng giúp cơ thể được làm mới, thanh nhiệt, giải độc. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm, gia vị cay nóng. 

Uống nhiều nước

Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, làm ẩm niêm mạc mũi. Tăng cường các loại nước ép hoa quả tính mát vào mùa nóng để giải nhiệt cơ thể. 

Trên đây là các thông tin giải đáp cho câu hỏi "trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì?". Hy vọng với các kiến thức từ Monkey cha mẹ đã có hiểu biết thêm trong quá trình nuôi dạy con trẻ.

Xem thêm: Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì để chữa dứt điểm

Nosebleeds- Ngày truy cập: 19/10/2022

https://kidshealth.org/en/parents/nose-bleed.html#

Nosebleed (Epistaxis) in Children- Ngày truy cập: 19/10/2022

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!