zalo
Trẻ em bị chảy máu mũi ban đêm có nguy hiểm không?
Kỹ năng sống

Trẻ em bị chảy máu mũi ban đêm có nguy hiểm không?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

29/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ bị chảy máu mũi về ban đêm khiến cha mẹ cực lo lắng khi phát hiện bởi thời điểm này là lúc bé đang ngủ. Có thể phát hiện ra trẻ bị chảy máu mũi về đêm khi các vệt máu khô lại vẫn còn bám trên mũi trẻ hay bé bị chảy máu dính ra chăn gối. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chảy máu mũi về đêm. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay bên dưới để nắm được thông tin chính xác hơn nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi về đêm

Chảy máu cam khi ngủ là tình trạng dễ gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Máu cam chảy trong lúc ngủ nên thường không phát hiện ra ngay. Đôi khi là máu chảy ướt gối thì mới tỉnh dậy và nhìn thấy. Hoặc là khi ngủ dậy thấy có vết máu trên gối thì mới biết là mình bị chảy máu cam. Tình trạng này là có thể là do những nguyên nhân dưới đây:

Ngoáy mũi làm tổn thương mạch máu

Trước khi đi ngủ, đôi khi cảm giác ngứa mũi và “buồn tay” mà đưa tay lên ngoáy mũi. Nếu ngón tay có móng tay sắc sắc nhọn có thể làm tổn thương đến mạch máu và gây chảy máu mũi trong lúc ngủ. Đây là thói quen rất có hại cho sức khỏe cần loại bỏ ngay, nhất là với trẻ nhỏ.

Bị khô mũi

Đây là tình trạng mà bạn có thể cảm nhận được vào ban ngày. Mũi bị khô, rát, hít vào thở ra cảm giác nóng trong mũi rất khó chịu. Niêm mạc mũi lúc này bị khô, kích thích lên các mạch máu và gây chảy máu cam khi ngủ. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc do thời tiết hanh khô, uống không đủ nước nên không đủ độ ẩm cho cơ thể. 

Mũi bị viêm, dị ứng

Nếu bạn có cơ địa dị ứng với mùi hương, phấn hoa, lông động vật hay khói bụi thì khi phải tiếp xúc với môi trường có nguy cơ gây dị ứng thường sẽ khiến mũi bị ngứa, hắt hơi, xì mũi liên tục. Tình trạng này khiến cho các mạch máu dễ bị tổn thương và gây chảy máu mũi khi ngủ. 

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nếu bạn đang bị viêm xoang hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, cảm cúm thì việc chảy máu cam khi ngủ là biểu hiện dễ mắc phải. Do bị viêm mũi, chảy nước mũi nhiều, xì mũi liên tục mà khiến xung huyết mũi, tổn thương niêm mạc mũi. 

Trẻ bị chảy máu mũi ban đêm có nguy hiểm không?

Cần xác định được nguyên nhân chính xác mới có thể đưa ra kết luận được.

Trẻ bị máu mũi về đêm cần được sơ cứu như thế nào

Chảy máu cam ở trẻ vào ban đêm là tình trạng không quá nguy hiểm nếu cha mẹ có cách xử lý khéo léo. Dưới đây là những bước mà cha mẹ phải làm ngay khi thấy con bị chảy máu cam vào ban đêm:

Xác định bên mũi chảy máu

Trong bước đầu tiên thì cha mẹ cần phải xác định được bên chảy máu mũi của trẻ. Có thể điều chỉnh mũi chỉ diễn ra ở một bên nhưng khi bị chảy máu nếu bị dụi thì có thể có phân biệt được bên nào chính xác.

Chính vì vậy cha mẹ cần phải biết cách phát hiện bên bị chảy máu cam của trẻ và tuyệt đối không để trẻ tiếp tục dụi mũi. Cha mẹ cần phải lau sạch mũi cho con và đặt đầu của con hơi cúi về phía trước. 

Điều này giúp cho việc máu ở trong mũi chảy ra và chúng ta sẽ biết được khi nào chảy máu mũi. Đây cũng là tư thế giúp cho tình trạng chảy máu cam không bị chảy ngược vào bên trong họng gây ra tình trạng nôn ói.

Cầm máu cho trẻ

Bước tiếp theo mà cha mẹ cần phải thực hiện để khắc phục tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ đó chính là cầm máu. Để trẻ tự bóp nhẹ lên cánh mũi và hơi cúi đầu xuống một chút. Giữ tư thế này trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.

Bạn lưu ý không bóp phần sống mũi hay chỉ bóp một bên cánh vì sẽ không đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra thì bạn cũng không nên thả tay sớm và nhiều lần bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng máu không đông và chảy máu mũi kéo dài hơn.

Chăm sóc cho con sau khi chảy máu cam

Trong bước này thì cha mẹ cần phải để cho con nghỉ ngơi trong trạng thái tĩnh. Lúc này nếu như máu vẫn chảy ra thì hãy để trẻ nằm nghiêng để máu chảy hết ra ngoài. Tuyệt đối bạn không để cho con nuốt máu vì điều này sẽ gây ra tình trạng ngộ độc hay nôn mửa và đau bụng.

Những dấu hiệu nghiêm trọng cần đưa trẻ đi khám khi bị chảy máu cam

Nếu như tình trạng này diễn tiến phức tạp và có thêm các dấu hiệu thường sau đây thì bạn nên đi gặp bác sĩ: 

  • Lượng máu chảy ra nhiều, không cầm máu được trong vòng 30 phút ngay cả khi đã nằm ngửa mặt lên và thực hiện các biện pháp sơ cứu. 

  • Chảy máu mũi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân. Kèm theo cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, da xanh tái.

  • Chảy máu mũi sau khi bị va đập, chấn thương. Cần phải đi khám và chụp X-quang ngay để xác định vùng tổn thương có nghiêm trọng hay không. 

  • Chảy máu mũi khi ngủ kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau tức ngực, hạ đường huyết, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng,...

Ở mỗi người, tình trạng chảy máu cam khi ngủ không giống nhau và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Do vậy, nếu như chảy máu cam chỉ xuất hiện 1 lần thì không có gì nghiêm trọng. Nhưng khi tình trạng này lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt. 

Chăm sóc trẻ bị chảy máu cam như thế nào

Trẻ bị chảy máu cam về đêm cần được chăm sóc cẩn thận để có thể hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa chảy máu tái phát. 

Nên cho bé bị chảy máu cam vào đêm ăn gì

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa chảy máu? Những nhóm chất mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ như sau:

Vitamin C

Bé bị chảy máu cam nên ăn gì? Để biết được trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì, cần hiểu rằng một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chảy máu cam là do cơ thể thiếu hụt vitamin C. Loại vitamin C này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ chảy máu cam. Vitamin C có chức năng phòng ngừa bệnh Scurvy hay dân gian còn gọi là “vết ma cắn”, bệnh gây chảy máu nhiều ở các cơ quan như chân răng và chảy máu mũi.

Vitamin C còn là yếu tố giúp tăng cường sức mạnh của các mạch máu, hạn chế bị vỡ khi có tác động mạnh. Bạn cần bổ sung vitamin C cho bé khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày. Một số nguồn cung cấp vitamin C dồi dào có thể kể đến:

  • Ớt chuông, đứng đầu danh sách thực phẩm giàu vitamin C

  • Ổi

  • Trái cây họ cam, quýt, bưởi

  • Trái cây mọng nước như dâu tây, việt quất…

Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị chảy máu cam nên uống thuốc gì? Tuy nhiên, cha mẹ cần cân nhắc việc bổ sung vitamin cho trẻ bằng dạng viên uống.

Vitamin K

Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì? Đối với vấn đề trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì, bạn cần cung cấp vitamin K đầy đủ cho bé bị chảy máu mũi. Loại vitamin này sẽ đảm bảo máu đông bình thường. Bé có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin K nếu bé mắc các bệnh về gan, mật, chứng ợ nóng hay bệnh celiac ở trẻ em.

Trẻ bị chảy máu cam nên bổ sung gì? Nguồn cung cấp vitamin K chủ yếu là từ các loại rau xanh. Bạn có thể bổ sung cho trẻ thông qua bữa ăn giàu các loại rau xanh như:

  • Cải bó xôi

  • Cải xoăn

  • Húng quế

  • Bông cải xanh

  • Bắp cải

  • Măng tây

Thực phẩm giàu Kali

Trẻ chảy máu cam nên ăn gì? Nếu bạn thắc mắc bị chảy máu cam nên ăn gì, thì câu trả lời chính là thực phẩm giàu kali. Sự xuất hiện của loại khoáng vi lượng này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp điều chỉnh lượng khí huyết lưu thông.

Nếu thiếu kali, trẻ có nguy cơ cao bị mất nước, các mô trong cơ thể, đặc biệt là mao mạch tại mũi trở nên khô rát, do thiếu chất lỏng. Mẹ có thể bổ sung kali cho bé mỗi ngày thông qua bữa ăn chứa nhiều trái cây, rau quả như

  • Chuối

  • Cà chua

  • Sữa chua

  • Cà rốt

  • Cá, nghêu,…

Thực phẩm chứa sắt

Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì? Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và nhiều rối loạn khác có liên quan, khiến cơ thể dễ bị chảy máu. Do đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua vi chất này khi bàn đến việc chảy máu cam nên ăn gì. Bên cạnh các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt nạc, hải sản như tôm, sò huyết, bạn cũng có thể cung cấp sắt cho bé từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hay mật mía.

Không nên cho trẻ bị chảy máu cam ăn gì

Đồ ăn cay nóng

Trẻ hay bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì? Bạn cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều tiêu, ớt, mù tạt, hành… vì bản chất của chúng là gây nóng trong người, càng dễ phá hỏng cấu trúc niêm mạc mạch máu. Một số loại trái cây có tính nhiệt như nhãn, vải, xoài, mận, na (mãng cầu)… cũng cần tránh.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Nếu phân vân không biết trẻ chảy máu cam nên tránh ăn gì thì đấy là những thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ. Lý do vì thức ăn loại này có lượng chất béo bão hòa cao càng khiến hệ miễn dịch cơ thể yếu kém, khó lành vết thương.

Các loại đồ uống có cồn hay chất kích thích

Cà phê, nước ngọt là 2 trong số nhiều loại đồ uống có hàm lượng chất kích thích cao. Chúng không những ảnh hưởng đến tim, mạch máu, huyết áp, nguy cơ béo phì ở trẻ em mà còn làm gia tăng số lần bé bị chảy máu mũi nữa đấy

Xem thêm: Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì để chữa dứt điểm

Cách phòng tránh trẻ bị chảy máu về đêm

Để khắc phục tình trạng chảy máu cam ở trẻ khi ngủ thì các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu một số cách khắc phục. Dưới đây là một số cách phòng tránh tình trạng chảy máu cam diễn ra ở trẻ vào ban đêm.

Đảm bảo đủ độ ẩm trong nhà

Cách phòng tránh chảy máu cam ở trẻ đầu tiên mà bạn có thể thực hiện đó chính là cung cấp đầy đủ độ ẩm trong môi trường sống. Tuyệt đối không để cho trẻ ở trong thời tiết quá khô hanh hoặc nắng nóng dẫn đến tình trạng chảy máu cam.

Thay vào đó thì chúng ta có thể cung cấp độ ẩm trong không khí trong phòng bằng cách phun sương hoặc có thể chậu nước. Bên cạnh đó, bạn cần giữ cho phòng đặc biệt là giường ngủ sạch sẽ, đảm bảo trẻ không bị dị ứng khi nuôi chó, mèo.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: tránh ngoáy mũi, ăn đủ chất,…

Một trong những cách hiệu quả để phòng tránh tình trạng chảy máu cam ở trẻ vào ban đêm đó chính là thay đổi thói quen sinh hoạt. Có thể cho cơ thể của con bị nóng hoặc thiếu chất nên bạn cần phải bổ sung những loại thực phẩm mát và có nhiều chất xơ cũng như vitamin.

Bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm như rau mồng tơi, bí đao, cà chua, cam, bưởi… do chúng có tính mát hoặc những thực phẩm có nhiều dinh dưỡng cho trẻ. 

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc, ô nhiễm

Chúng ta cũng nên tránh để trẻ tiếp xúc với nhiều với các loại khói bụi hay nấm mốc và ô nhiễm không khí. Điều này sẽ khiến bụi bẩn tích tụ vào trong mũi khiến trẻ ngứa ngáy và chọc ngoáy mũi. Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để tránh bụi, phấn hoa,… trong nhà.

Lưu ý cho con khi sử dụng thuốc xịt, thuốc tây chữa chảy máu cam

Nếu như bạn thường xuyên sử dụng một số các loại thuốc có chứa aspirin thì có thể gây ra tình trạng chảy máu cam. Bạn không nên cho con tới những nơi có nhiều bụi hay hóa chất hoặc sử dụng các thuốc có chứa steroid xịt mũi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc xịt mũi nào nhé.

Trẻ em bị chảy máu ban đêm tuy không quá nghiêm trọng nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý khi bé bị chảy máu liên tục và lượng máu chảy nhiều. Không nên quá chủ quan trước các biểu hiện bên ngoài của trẻ để bảo đảm bé được an toàn.

Nosebleeds- Ngày truy cập: 19/10/2022

https://kidshealth.org/en/parents/nose-bleed.html#

Nosebleed (Epistaxis) in Children- Ngày truy cập: 19/10/2022

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!