zalo
Tổng hợp 10+ cách dạy trẻ cách tiết kiệm tiền từ nhỏ ba mẹ nên áp dụng ngay!
Kỹ năng sống

Tổng hợp 10+ cách dạy trẻ cách tiết kiệm tiền từ nhỏ ba mẹ nên áp dụng ngay!

Hoàng Hà
Hoàng Hà

28/09/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Dạy trẻ cách tiết kiệm tiền từ nhỏ là điều quan trọng mà ba mẹ nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt. Để qua đó giúp bé hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiền, cũng như tạo thói quen tiết kiệm, tốt cho tương lai của con sau này. Vậy nên, dưới đây là một số bí quyết về dạy trẻ tiết kiệm tài chính từ nhỏ mà ba mẹ có thể tham khảo.

Vì sao nên dạy bé tiết kiệm tiền ngay từ nhỏ?

Giáo dục con cái với cha mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nếu không biết cách hoặc áp dụng sai phương pháp vô tình khiến bé hình thành những thói quen xấu ảnh hưởng tới sự trưởng thành và phát triển của trẻ. Và một trong những điều mà ba mẹ nên giáo dục trẻ từ sớm chính là việc tiết kiệm tiền và quản lý tài chính.

Ngay từ khi còn nhỏ, nhiều bé đã được ba mẹ cho tiền tiêu vặt mỗi ngày, mỗi tuần. Nhiều trẻ đã hình thành thói quen tiết kiệm từ sớm thông qua việc bỏ heo đất. Đây được xem là một trong những cách dạy con về tầm quan trọng của tiết kiệm tiền. Để qua đó giúp bé hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiền, có ý thức tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, tăng khả năng quản lý tài chính tốt hơn trong tương lai và góp phần xây dựng tư duy tài chính cho trẻ tốt hơn ngay từ nhỏ.

Dạy con tiết kiệm tiền là điều mà ba mẹ nên thực hiện. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số sai lầm khi dạy bé tiết kiệm tiền ba mẹ nên tránh

Trong quá trình dạy trẻ cách tiết kiệm tiền, nhiều bậc phụ huynh thường mắc phải một số sai lầm sau đây cần phải tránh:

Keo kiệt thay vì tiết kiệm

Nhiều bậc phụ huynh hiện nay vẫn còn lầm tưởng giữa tiết kiệm và keo kiệt, tằn tiện. Được hiểu, tiết kiệm là việc không chi tiêu phung phí, chỉ mua những thứ mình cần nhiều hơn là thứ mình muốn.

Còn keo kiệt sẽ nghiêm trọng hơn khi hạ tiện tới mức không muốn bỏ tiền ra mua bất kỳ thứ gì, ngay cả thứ mình cần, không muốn chịu thiệt cho mình. Đây được xem là một đức tính xấu của con người trong cuộc sống cần được thay đổi.

Vậy nên, nếu ba mẹ không dạy con tiết kiệm đúng cách dễ dẫn tới đức tính keo kiệt, khi lớn lên trẻ dễ có tính “tham nhỏ bỏ lớn”, dễ đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống và khó xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.

Sự khác biệt giữa tiết kiệm và hà tiện, keo kiệt. (Ảnh: Sưu tầm ineternet)

Chỉ chăm chăm tận dụng thay vì tiết kiệm

Nhiều ba mẹ dạy trẻ cách tiết kiệm sai cách chính là tiết kiệm một cách thái quá. Chẳng hạn, trẻ có món đồ mới như bút chì, bút màu,… nhưng không dám sử dụng mà cất giữ, chỉ dám mượn đồ của người khác để dùng.

Hay thậm chí nhiều bé còn hình thành thói quen trộm vặt của bạn khác. Chính hành vi này dễ khiến con trở thành người thiển cẩn, cũng như gây ảnh hưởng trực tiếp tới đức tính và sự trưởng thành của bé trong tương lai.

Không hiểu rõ được nhu cầu của bản thân

Tiết kiệm đúng cách chính là chi tiêu hợp lý, không lãng phí, xa hoa mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bản thân. Trường hợp nếu ba mẹ dạy con tiết kiệm đến mức không biết nhu cầu bản thân là gì, dễ khiến bé chỉ biết chú trọng vào những điều trước mắt mà không nghĩ tới lợi ích lâu dài thực sự không tốt cho tương lai của con.

Quá đề cao giá trị đồng tiền

Điều này phổ biến ở hầu hết người lớn hiện nay khi luôn xem đồng tiền là quan trọng nhất, nên nhiều bậc cha mẹ tiết kiệm quá mức, cấm ngặt con mua sắm cho những nhu cầu tối thiểu. Điều này dễ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi trong sự nghèo khó, dần hình thành tâm lý tôn thờ đồng tiền, khi lớn lên con dễ bị trọng vật chất, trở nên toan tính và có nhiều đức tính xấu vì tiền.

Dạy con quá coi trọng đồng tiền dễ gây ảnh hưởng xấu đến tương lai của bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tổng hợp cách dạy trẻ tiết kiệm tiền hiệu quả

Để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu khi dạy con cách tiết kiệm tiền, ba mẹ có thể áp dụng ngay một số phương pháp giáo dục hiện đại sau đây:

Ba mẹ làm gương để con noi theo

Ba mẹ chính là những người thầy, người cô, là ví dụ sống để bé có thể quan sát, học hỏi và noi theo. Nếu ba mẹ quá chi ly, tính toán, keo kiệt quá mức thì chắc chắn con cái cũng sẽ dễ bị lây nhiễm đức tính đó.

Vậy nên, để dạy trẻ cách tiết kiệm tiền đúng cách thì ba mẹ nên cho con thấy việc chi tiêu của mình có trách nhiệm, biết cân nhắc giữa những thứ mình muốn và nhu cầu cần thiết thay vì quá phung phí hay quá chi ly.

Ba mẹ cần làm gương cho con cái trong việc chi tiêu hợp lý. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giúp bé hiểu các khái niệm về tiền và giá trị của tiền

Với các bé từ 6 tuổi trở lên, ba mẹ đã có thể giải thích giúp bé hiểu rõ hơn về những khái niệm về tiền, cách chi tiêu tiết kiệm và giá trị của đồng tiền. Bạn có thể sử dụng những ví dụ về thực tế, dùng trò chơi để bé hiểu hơn hoặc cùng con tham khảo một số sách dạy con về tài chính để bé có thể hiểu và biết cách sử dụng tiền hợp lý hơn.

Dạy trẻ phân biệt nhu cầu – mong muốn để tiêu tiền hợp lý, tiết kiệm

Để con có thể tiết kiệm tiền đúng cách, ba mẹ cần phải dạy trẻ cách tiêu tiền sao cho hợp lý. Cụ thể, bạn cần phải cho bé biết hoàn cảnh của gia đình mình không nên tiêu sài hoang phí, thay vào nên phân biệt và chi tiêu vào những thứ mình cần nhiều hơn là thứ mình muốn.

Ngoài ra, ba mẹ có thể dạy con khi muốn mua một món đồ gì đó, hãy luôn đặt ra câu hỏi xem nó giúp gì được cho mình, có thực sự cần thiết hay không tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, bạn cần dạy con không nên quá tiết kiệm dễ dẫn đến đức tính keo kiệt, bủn xịn sẽ không tốt cho tương lai của con.

Dạy trẻ cách tiết kiệm tiền bằng cách bỏ ống heo

Đây được xem là một trong những cách dạy con tiết kiệm tiền khá thông dụng, phổ biến được nhiều phụ huynh áp dụng. Bằng cách này, con sẽ hiểu rằng việc tiết kiệm tiền sẽ giúp bản thân mình mua được những thứ mình muốn sau này, cũng như giúp ích được rất nhiều cho bản thân và gia đình.

Bỏ ống heo là cách tiết kiệm tiền đơn giản cho các bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn bé xây dựng lộ trình tiết kiệm tiền một cách chủ động

Để giúp con lập kế hoạch tiết kiệm tiền một cách chủ động hơn, mà mẹ có thể áp dụng lộ trình theo 3 cấp độ sau đây:

Cấp độ 1: Phân loại thu nhập

Ở cấp độ này, ba mẹ có thể hướng dẫn con biết cách phân chia những số tiền mà mình có được thành các nhóm cụ thể như chi tiêu cần thiết, tiết kiệm, đầu tư, chia sẻ… tuỳ thuộc vào từng nhóm bé sẽ dễ dàng có ý thức tiết kiệm hiệu quả hơn.

Tham khảo ngay: Quy tắc tiết kiệm tiền 6 chiếc lọ quản lý tài chính.

Cấp độ 2: Xác định mức độ ưu tiên cho các nhóm chi tiêu

Nếu trẻ muốn đầu tư, tiết kiệm cho mục đích lớn hơn như để đi học đại học, mua sắm quà cho gia đình thì nên xác lập chế độ ưu tiên tiết kiệm cho nhóm tiết kiệm hoặc đầu tư. Nếu bé thích làm từ thiện, chia sẻ với người khác có thể ưu tiên vào nhóm chia sẻ… Vậy nên, ba mẹ cần giúp con hiểu được giá trị của từng nhóm, để có cách tiết kiệm hợp lý, duy trì xuyên suốt nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc sống.

Cấp độ 3: Dạy trẻ biết cách tiết kiệm thông minh

Sau khi đã dạy con chia nhỏ các mục tiêu tiết kiệm của mình. Ba mẹ cần giúp con biết cách tiết kiệm sao cho hợp lý, thông minh. Chẳng hạn khi đi siêu thị bạn có thể hướng dẫn con cách xem hàng hoá, có thể ưu tiên mua hàng khuyến mãi để tiết kiệm một khoản chi phí, hay sử dụng các thiết bị điện trong nhà hợp lý để tiết kiệm tiền điện nước hàng tháng….

Dạy trẻ biết cách chi tiêu phù hợp với ngân sách

Để dạy con tiết kiệm tiền thì ba mẹ cần phải cho bé biết chi tiêu sao cho hợp lý phù hợp với ngân sách mà mình có. Chẳng hạn, khi ba mẹ cho bé tiền tiêu vặt, nhiều bé nếu không biết cách tiết kiệm thường sẽ tiêu hết số tiền đó trong một ngày để mua những thức mình thích.

Vậy nên, ba mẹ có thể hướng dẫn con hiểu mình nên suy nghĩ kỹ trước khi tiêu tiền, ưu tiên những nhu cầu cần thiết và nghĩ tới những mục tiêu xa hơn cần mình tiết kiệm tiền. Để qua đó bé sẽ dần hình thành được thói quen biết cách suy nghĩ khi tiêu tiền một cách hợp lý hơn.

Dạy trẻ biết cách chi tiêu phù hợp với ngân sách. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dạy trẻ cách tự “kiếm tiền” để tiết kiệm tiền

Đa phần các bậc phụ huynh hiện nay thường có thói quen cho trẻ tiền tiêu vặt mỗi ngày một cách tuỳ ý, thường dựa trên mong muốn của con. Đây được xem là một thói quen không tốt, dễ khiến bé bị phụ thuộc, ỷ lại và không hiểu được giá trị đồng tiền mà ba mẹ làm ra.

Vậy nên, để dạy trẻ cách tiết kiệm tiền đúng đắn thì ba mẹ nên cho con biết cách tự kiếm tiền một cách chân chính. Chẳng hạn như quy đổi tiền tiêu vặt bằng tiền công khi con phụ giúp ba mẹ làm công việc gì đó, hay tập tành kinh doanh từ những điều nhỏ như tự làm đồ handmade để bán, bán đồ chơi cũ….

Cho trẻ tiền tiêu vặt nhưng hãy kiểm soát tần suất và số lượng

Trường hợp ba mẹ cho con tiền tiêu vặt thì cần chú ý nên có giới hạn cụ thể thay vì dựa theo nhu cầu, mong muốn của con. Bạn hãy định rõ số tiền tiêu vặt bé được phép chi tiêu mỗi ngày, hàng tuần. Để qua đó giúp con hiểu rằng việc tiêu tiền cũng cần có sự cân nhắc và giới hạn, nếu không sẽ đến lúc bé sẽ không còn tiền để tiêu.

Cho trẻ tiền tiêu vặt nhưng hãy kiểm soát tần suất và số lượng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy con cách tiết kiệm tiền bằng cách lập biểu đồ tiết kiệm

Khi biết trẻ đang có mục tiêu tiết kiệm tiền để làm điều gì đó có ích, hãy giúp con biết để đạt được điều này thì bé phải lập một biểu đồ tiết kiệm phù hợp trong một khoảng thời gian nhất định.

Chẳng hạn, ba mẹ có thể hướng dẫn bé vẽ một chiếc hũ tượng trưng cho một tuần tiết kiệm của con. Khi có tiền để dành, bé có thể đánh dấu lên cái hũ đã vẽ, cho đến khi chiếc hũ được đánh dấu hết sẽ giúp con cảm thấy mình đang đạt được mục tiêu mình đưa ra tốt hơn.

Dạy trẻ cách lên danh sách những thứ muốn mua phù hợp

Với các bé từ 10 tuổi trở lên, ba mẹ nên dạy con trước khi tiêu tiền nên lên một danh sách những đồ dùng cần mua để tránh tình trạng mua lãng phí. Đồng thời, có thể dạy con nên tiết kiệm từ giai đoạn nào để có thể đủ tiền mua những thứ mình đã lên danh sách thay vì phụ thuộc vào chính ba mẹ.

Dạy trẻ cách lên danh sách những thứ muốn mua phù hợp. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy trẻ tiết kiệm nhưng đừng quên học cách cho đi

Dạy trẻ tiết kiệm không chỉ đơn thuần là giữ cho riêng mình, chi tiêu hợp lý mà nó còn là việc biết chia sẻ và giúp đỡ người khác. Vậy nên, ba mẹ hãy khuyến khích con có thể tiết kiệm một khoản nhỏ để tham gia các hoạt động từ thiện của trường, lớp hay giúp đỡ những người gặp khó khăn. Để qua đó giúp bé hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiền, cũng như biết trân trọng những gì mình đang có và không nên lãng phí.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về cách dạy trẻ cách tiết kiệm tiền mà quý phụ huynh có thể tham khảo. Đây được xem là một nền tảng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen, nhân cách, đức tính và sự phát triển trong tương lai của trẻ mà bất kỳ phụ huynh nào cũng nên cân nhắc dạy con trẻ càng sớm càng tốt.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!