zalo
Trẻ bị ngã cầu thang xử lý làm sao - Đề phòng nguy hiểm cho trẻ như thế nào?
Kỹ năng sống

Trẻ bị ngã cầu thang xử lý làm sao - Đề phòng nguy hiểm cho trẻ như thế nào?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

19/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ em hiếu động nên hay leo trèo, chạy nhảy nên thường bị ngã. Trẻ bị ngã cầu thang là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ. Có một số trường hợp bé ngã không gây ra chấn thương gì quá nghiêm trọng, chỉ bị va đập bầm tím. Tuy nhiên cũng có một số chấn thương gây nguy hiểm cho trẻ mà cha mẹ cần cực kỳ lưu ý. Vậy khi gặp trường hợp trẻ bị ngã cầu thang, bố mẹ phải xử lý như thế nào, hãy cùng Monkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách xử lý ban đầu khi trẻ bị ngã cầu thang

Trẻ bị ngã cầu thang là tai nạn dễ gặp ở những bé nhỏ tuổi. Ngã cầu thang có những mức độ bị thương khác nhau từ xây xát nhẹ đến gãy xương, bất tỉnh. Đối với từng mức độ bị thương khác nhau sẽ có những cách xử lý khác nhau. Sau đây là cách xử lý ban đầu khi trẻ bị ngã cầu thang mà bố mẹ nên tham khảo.

Chấn an trẻ

Khi thấy bé bị ngã cầu thang, bố mẹ không nên quát mắng, trách móc khiến bé hoảng sợ mà hãy chấn an bé. Việc quát mắng bé sẽ làm bé quấy khóc nhiều hơn khiến bé có thể bị nôn ói, khó thở,...Thay vào đó hãy dỗ dành và chấn an bé, để bé ngừng khóc và không bị mất sức. 

Không quát mắng trẻ mà hãy dỗ dành và trấn an trẻ, tránh làm trẻ hoảng sợ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xác định vết thương của trẻ

Hỏi bé nơi bé bị ngã, xác định tư thế bị ngã như thế nào và vị trí bé bị đau ở đâu. Từ đó xác định nguyên nhân ngã và mức độ nguy hiểm của vết thương bé.

Xác định tư thế ngã và vị trí vết thương của bé để chẩn đoán được mức độ nguy hiểm của vết thương (Ảnh: Sưu tầm internet)

Sơ cứu sơ bộ nếu trẻ bị thương ngoài da

Bé bị ngã sẽ để lại những vết trầy trên da, với những vết thương như vậy, bố mẹ cần biết cách sơ cứu sơ bộ cho bé. Đầu tiên, bố mẹ hãy rửa vùng da bị tổn thương của bé bằng nước sạch để rửa trôi đi hết những cặn bẩn, tiếp theo mẹ rửa lại bằng nước ấm và xà phòng để diệt khuẩn. Nếu vết trầy xước của bé lớn hoặc bị chảy máu thì mẹ hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh cho bé và băng lại bằng băng gạc vô trùng cho bé. 

Trong quá trình dùng dùng băng gạc để xử lý vết thương cho bé, mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Kiểm tra vết thương hằng ngày trong khi thay băng hoặc bất cứ khi nào khi miếng băng bị ẩm ướt hoặc bị dính bẩn. Nếu mẹ thấy miếng băng gạc dính quá chặt, khó gỡ, hãy ngâm vào nước ấm rồi gỡ sau, như vậy bé sẽ ít bị đau hơn.

  • Lưu ý không nên băng quá chặt vết thương, đặc biệt là vùng ngón tay hoặc ngón chân vì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu. 

  • Nếu mẹ không thể tự làm sạch vết thương cho bé hoặc thấy bé bị sốt, vết thương có mủ, vùng xung quanh vết thương đỏ và sưng tấy thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện vì có thể vết thương của bé đã bị nhiễm trùng. 

Đối với những vết thương ngoài da, bố mẹ có thể tự sơ cứu ở nhà cho bé (Ảnh: Sưu tầm internet)

Những trường hợp trẻ bị ngã cầu thang cần đem đến bệnh viện

Không chỉ bị những vết thương ngoài da, trẻ bị ngã cầu thang còn có thể bị thương nặng hơn. Với những trường hợp này, bố mẹ cần mang bé đến bệnh viện ngay lập tức để được các bác sĩ chữa trị. Nếu không sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. 

Trẻ bị gãy xương

Ngay sau khi phát hiện bé bị ngã cầu thang gãy xương, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Có một sổ trường hợp ngã dẫn tới vết thương hở, nguy cơ nhiễm trùng cao và là mối đe dọa với các bé nhỏ. Trước đó, hãy băng hoặc cố định vết thương lại theo hướng dẫn sau: 

  • Băng xoắn ốc: Đối với cách băng này, mẹ thực hiện băng chếch lên trên hoặc xuống dưới, vòng sau băng đè lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 thân băng. 

  • Băng chữ nhân: Băng chữ nhân tương tự băng xoáy ốc, nhưng ở mỗi vòng băng đều phải gấp lại. Mẹ dùng ngón tay cái đè lên chỗ gấp, tay phải kéo xuống dưới rồi gấp úp cuộn băng, sau đó cuốn chặt chỗ băng (một lần úp và một lần ngửa cuộn băng). Lưu ý, trong cách băng này, mẹ lưu ý không nên để chỗ gấp đè lên trên vết thương hay chỗ xương lồi. 

Đối với những vết thương nhỏ do va đập đầu, chỉ bị sưng nhẹ, bố mẹ có thể chườm lạnh vết thương cho trẻ.  Nếu nghi ngờ trẻ bị chấn thương vùng cổ, lưng hoặc hộp sọ, trẻ nằm bất động dưới đất thì hãy kiên nhân chờ xe cứu thương tới để định hình các vị trí xương và cổ. tuyệt đối không tự ý bế xốc bé lên vì điều này có thể làm tổn thương thêm đến cột sống và xương cổ của bé. 

Bố mẹ nên lưu ý, không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì có thể cản trở quá trình điều trị xương của bé. Nếu xương cần đặt lại trong quá trình chữa trị thì phải chờ bác sĩ gây mê cho trẻ trong tình trạng bụng rỗng. Bố mẹ và những người xung quanh không có trình độ chuyên môn về điều trị y học tuyệt đối không được cố gắng nắn thẳng lại vết thương hoặc tự ý thay đổi vị trí của khớp bị trật hoặc xương gãy. Việc này rất nguy hiểm, có thể khiến vết thương nặng hơn và khó điều trị hơn. 

Nếu bé bị gãy xương, hãy đưa đến bệnh viện ngay, không tự ý nắn bóp  không có trình độ y khoa (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ bị chảy máu nhiều

Người trưởng thành có lượng máu trung bình từ 4,5 - 5,5 lít máu trong cơ thể còn đối với trẻ nhỏ thì lượng máu ít hơn nhiều. Vì vậy nếu bé bị mất máu quá nhiều sẽ khiến bé mệt mỏi, cơ thể lạnh, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê và tệ hơn là tử vong. Ngay khi phát hiện bé bị sốc do mất quá nhiều máu, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Trước đó, mẹ hãy thực hiện các bước xử lý sau đây:

  • Đặt bé nằm trên mặt phẳng, kê cao chân của bé lên để tăng lưu lượng máu lên não và giảm tình trạng sốc. Nếu có thể hãy nâng vết thương cao hơn tim để giảm lượng máu đến vị trí bị thương.

  • Quan sát khu vực xung quanh nếu phát hiện ra vết thương hở thì hãy nhanh chóng đeo găng tay và thực hiện băng ép cầm máu. Chú ý không được chạm tay không vào vết thương khiến vết thương bị nhiễm trùng. 

  • Dùng băng vô trùng hoặc vải sạch để ấn trực tiếp vào vết thương đang chảy máu của bé. Lưu ý duy trì áp lực ổn định cho đến khi máu ngừng chảy, không kiểm tra vết thương và không tháo băng vì điều này làm xáo trộn cơ chế đông máu tại vết thương đang hình thành. Ngoài ra, mẹ hãy kiểm tra tuần hoàn máu để tránh trường hợp mẹ băng ép quá chặt khiến vết thương không lưu thông được đến đầu chi. 

Trẻ mất nhiều máu có thể dẫn đến chóng mặt và bị ngất xỉu, cần đưa bé tới bệnh viện ngay (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị các vết rách lớn

Khi ngã, bé có thể bị vật thể sắc nhọn như mảnh thuỷ tinh hoặc mảnh gỗ kẹt trong vết thương. Điều này sẽ kiến cho bé bị rách khá sâu và đớn, nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới cơ bắp, gân,... Nếu bé đã được chủng ngừa thì không cần phải chích ngừa uốn ván nữa. Nhưng chưa tiêm thì mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay để được điều trị.

Ngoài ra, mẹ nên chuẩn bị một số dụng cụ trong bộ sơ cứu ở nhà để kịp thời xử lý khi trẻ bị rách da. Điển hình như một số dụng cụ sau:

  • Acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (như ibuprofen).

  • Thuốc mỡ kháng sinh chống nhiễm trùng(như Bacitracin, Neosporin, Polysporin)

  • Băng dính vô trùng với những kích cỡ khác nhau

  • Miếng gạc

  • Băng dính

  • Kéo

  • Nhịp

  • Xà phòng sát khuẩn 

Trường hợp bé bị ngã vào mảnh thuỷ tinh có thể bị rách da, cần đưa đến bệnh viện ngay trong trường hợp chưa tiêm ngừa uốn ván (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị ngã cầu thang khiến đầu bị lõm, móp méo

Trẻ bị ngã cầu thang khiến đầu bị lõm và móp méo là một tai nạn nặng khá nghiêm trọng. Mẹ sẽ thấy đầu của bé bị biến dạng, lõm hoặc móp méo do chấn thương sọ não gây ra. Khi gặp trường hợp này, mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện ngay lập tức. Trước đó, mẹ cần lưu ý một số lưu ý sau đây:

  • Giữ bình tĩnh, trấn an và dỗ dành bé để bé nín khóc. 

  • Tuyệt đối không tự ý nâng đầu hoặc đỡ trẻ. Chấn thương sọ não thường đi kèm những chấn thương khác đặc biệt là cột sống cổ nên mẹ hạn chế đụng đến khu vực này. Việc cha mẹ tự ý nâng đầu hay xoa đầu cho trẻ có thể khiến trẻ chấn thương nặng thêm.

  • Trong thời gian xe cấp cứu đến, mẹ hãy theo dõi đường thở, hô hấp và cung cấp những thông tin này tới bác sĩ để bác sĩ phán đoán mức độ chấn thương. 

Đầu bé bị bóp méo do tai nạn, cần đưa đến bệnh viện ngay (Ảnh: Sưu tầm trên Internet)

Trẻ ngã cầu thang có biểu hiện nôn ói

Thông thường, sau khi bé bị ngã cầu thang ngay cả khi bé không bị chấn thương sọ não thì bé vẫn có thể nôn 1 đến 2 lần do khóc, do ho và do sự va đập của hộp sọ. Để đề phòng trường hợp bé bị nôn trong vài tiếng sau tai nạn thì bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn những món ăn đặc, chỉ nên cho bé uống nước hoặc uống sữa. Thông thường chỉ 2 đến 3 tiếng sau tai nạn là bé sẽ ngừng nôn, lúc này bố mẹ có thể cho bé ăn uống bình thường lại được. Nếu bố mẹ thấy biểu hiện nôn ói của bé kéo dài và không có biểu hiện dừng lại thì hãy nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện ngay. 

Xem thêm: Trẻ bị ngã đập đầu vào cạnh bàn có nguy hiểm không?

Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị ngã chảy máu đầu

Bé bị nôn ói là biểu hiện của chấn thương não sau ngã cầu thang (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ bị co giật

Sau khi bị ngã nặng dẫn đến tình trạng bị rối loạn về vận động, ý thức, bị tổn thương ở não. Tại vùng tổn thương não này, có những tế bào thần kinh sống sót nhưng trong trạng thái nuôi dưỡng bất thường. Những tế bào này dễ bị kích thích gây nên tình trạng co giật ở trẻ. Khi bị co giật, bé sẽ gặp những biểu hiện như sau: 

  • Trẻ thường xuyên nói lắp, lẩm bẩm trong miệng, tự cắn, tự nhảy nhót,...

  • Trẻ có dấu hiệu lắc đầu liên tục và giật cơ hàm

  • Thở dốc, ho, lẩm bẩm và hay la hét to

Đối với trường hợp bé bị co giật, bố mẹ hãy cho bé nằm nghiêng qua một bên, để thông thoáng. Sau đó hãy cho khăn hoặc một vật gì đó cứng vào miệng của con để con không cắn vào lưỡi gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy bình tĩnh và theo dõi độ dài cơn co giật của con, nếu được hãy quay video lại và sau đó đưa cho bác sĩ xem để bác sĩ dễ chẩn đoán. 

Rối loạn tri thức và chấn động não là nguyên nhân dẫn đến co giật (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ bị ngã bất tỉnh

Nếu thấy bé bị bất tỉnh sau ngã dù chỉ là vài giây, tức là lực va đập đủ mạnh để gây ra khối máu tụ. Bố mẹ hãy kiểm tra bé xem có những biểu hiện sau đây không, nếu có hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ. 

  • Biểu hiện của bé có tỉnh táo hay không, bé nửa tỉnh nửa mê, mất dần ý thức

  • Bé không khóc, mà yên lặng. Nếu thấy bé khóc thì bố mẹ yên tâm rằng bé còn tỉnh táo

  • Nhịp tim đập nhanh

  • Đồng tử không đều

Đưa bé đến bác sĩ ngay nếu bé bị bất tỉnh sau tai nạn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ bị chảy máu mắt, tai, mũi, miệng

Sau khi bị ngã, bé sẽ có những biểu hiện như chảy máu mắt, chảy máu tai và chảy máu miệng. Nguyên nhân chính gây nên là do va đập, chấn thương sọ não. Bên cạnh việc chảy máu tai, mắt và miệng thì bé sẽ có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mất dần ý thức và hay quên. Việc chảy máu tai ở bé là biểu hiện của não bị chấn thương sọ não nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức. 

Chảy máu mắt, mũi, miệng là biểu hiện nghiêm trọng cần được điều trị ngay (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ bị rối loạn tri giác

Sau khi bé bị ngã, mặc dù bé vẫn tỉnh táo nhưng sau một thời gian mẹ sẽ nhìn thấy bé có những dấu hiệu bất thường như lơ mơ, tập trung kém, dễ kích động khó dỗ và thậm chí là quên người thân. Đây chính là biểu hiện của trẻ bị rối loạn tri giác, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ ngay để được chữa trị. 

Bé bị lơ mơ, kém tập trung là biểu hiện của rối loạn tri giác (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ bị mất thăng bằng khi vận động

Ngoài những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt thì trẻ bị mất thăng bằng khi vận động cũng là một trong những hậu quả mà tai nạn ngã cầu thang gây nên. Bé sẽ dễ bị ngã khi di chuyển, bị kéo lê chân, bị mất phương hướng,... Bên cạnh đó, bố mẹ hãy để ý bé xem bé có sinh hoạt như bình thường hay không, bé có ngồi thẳng, đi lại vững vàng hay không. Đối với những bé chưa biết đi thì theo dõi bé có ngồi bò bình thường hay có quấy khóc nhiều hay không. 

Bé bị mất cân bằng khi di chuyển, thường xuyên bị vấp ngã sau chấn thương ngã cầu thang (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ bị ảnh hưởng về mắt

Trong 24 giờ sau tai nạn, bố mẹ hãy để ý bé có những biểu hiện như lác mắt, đồng tử hai bên không đều hay không. Đối với những trẻ lớn, nhờ bé mô tả về tình trạng của mình như nhìn thấy hai vật giống nhau, nhìn mờ hay không. Chú ý nếu có máu chảy từ mắt, mũi, tai của bé thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay. 

Bên cạnh đó, nếu bố mẹ thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở bé mà không an tâm thì hãy cứ đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị nhé. 

Mắt bé có thể bị ảnh hưởng như bé nhìn mờ và thấy 2 vật giống nhau (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đề phòng nguy cơ ngã cầu thang ở trẻ

Để ngăn chặn tai nạn trẻ bị ngã cầu thang, bố mẹ nên chú ý những điều sau đây:

  • Luôn luôn để mắt và chú ý đến trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

  • Tuyệt đối không cho trẻ chơi một mình, đặc biệt là những trẻ mới biết trườn bò.

  • Đối với những trẻ lớn, giáo dục bé không nên chạy nhảy trong nhà, đặc biệt là chạy nhảy trên cầu thang. 

  • Làm thêm tấm chắn hoặc cửa ở ngay lối đi và cầu thang để hạn chế việc bé leo trèo nguy hiểm

  • Nếu nhà có em bé nhỏ, bố mẹ nên trang bị thêm thảm và lót nệm ở phía chân cầu thang để giảm mức độ bị thương của bé nếu bé bị ngã. 

  • Giữ cho sàn nhà và cầu thang luôn khô ráo, tránh ẩm ướt. 

Không để ý nhỏ tuổi một mình leo xuống cầu thang mà không có người theo dõi (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp hết tất cả những thông tin về trẻ bị ngã cầu thang. Hy vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ, bố mẹ có thể biết được cách xử lý và chăm sóc bé chính xác và nhanh chóng. Đừng quên theo dõi Website của Monkey để được cập nhập thêm nhiều bài học bổ ích về nuôi dạy trẻ và chăm sóc gia đình nhé.

My child just fell down and hurt themselves: What do I do? - 27/8/2022

https://www.healthpartners.com/blog/what-to-do-if-your-child-is-injured-after-a-fall/

What to Do If Your Baby Falls Down - 27/8/2022

https://www.verywellfamily.com/what-to-do-if-your-baby-falls-down-4795831

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey