zalo
Quy tắc 6 hũ quản lý tiền bạc giúp kiểm soát thu chi hiệu quả cho cá nhân & gia đình
Kỹ năng sống

Quy tắc 6 hũ quản lý tiền bạc giúp kiểm soát thu chi hiệu quả cho cá nhân & gia đình

Hoàng Hà
Hoàng Hà

26/09/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Quy tắc 6 hũ quản lý tiền bạc luôn là một trong những phương pháp giúp mọi người kiểm soát chi tiêu cá nhân và gia đình hiệu quả. Tuy nhiên, để áp dụng quy tắc này thành công thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây Monkey sẽ phân tích chi tiết quy tắc 6 chiếc lọ này để mọi người tham khảo và dễ dàng áp dụng hơn.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Quy tắc 6 hũ quản lý tiền bạc là gì?

Quy tắc 6 chiếc hũ quản lý tiền bạc trong tiếng Anh là JARS Money Management System. Đây được biết tới là một phương pháp quản lý chi tiêu, tài chính phổ biến bằng cách chia ngân sách hàng tháng của mình thành 6 khoản chi tiêu khác nhau, tương ứng với 6 chiếc hũ.

6 hũ quản lý tài chính. (ảnh: Sưu tầm internet)

Tầm quan trọng của quy tắc 6 hũ quản lý tiền bạc

Việc quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết với mỗi người, mỗi gia đình nếu muốn “có của để dành” hay không lâm vào hoàn cảnh thiếu thốn. Ngoài ra, việc áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ này còn mang đến nhiều lợi ích cho người thực hiện, chẳng hạn như:

  • Dễ dàng quản lý thu nhập cá nhân, gia đình hơn.

  • Đảm bảo nhu cầu sử dụng tài chính một cách hợp lý.

  • Đảm bảo có nguồn tài chính dự phòng, để dành, chi tiêu, đầu tư…

  • Góp phần gia tăng giá trị dòng tiền.

  • Đảm bảo an toàn tài chính cá nhân, gia đình ngắn hạn và dài hạn.

  • Tránh tình trạng nợ xấu.

  • Cải thiện tình hình chi tiêu, mức sống.

  • Quản lý và hạn chế các khoản nợ xấu

Nâng cao khả năng quản lý tài chính khi áp dụng quy tắc 6 chiếc hũ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Quy tắc 6 chiếc lọ quản lý tài chính như thế nào?

Đối quy tắc 6 hũ quản lý tiền bạc sẽ được áp dụng cụ thể như sau:

Hũ nhu cầu thiết yếu (55%)

Trong hũ đầu tiên này, sẽ trích ra khoảng 55% thu nhập để chi trả cho những thứ thiết yếu hàng tháng như tiền nhà ở, ăn uống, đi lại, điện nước… Tỷ lệ này được dự tính dựa trên mức sống tiêu chuẩn của đa số, mặc dù mức sinh hoạt mỗi người khác nhau nhưng bạn nên phân chia mức chi tiêu hàng tháng chỉ nên rơi vào khoảng 55% thu nhập để cân đối được với những khoản khác.

Trường hợp nếu bạn dành ra hơn 80% thu nhập cho khoản này, đòi hỏi bạn phải tăng tổng thu nhập của mình cao hơn hoặc cắt giảm chi phí các khoản khác để không bị vỡ kế hoạch tài chính.

Hũ tiết kiệm dài hạn (10%)

Trong chiếc hũ thứ 2 này sẽ chiếm 10% thu nhập hàng tháng dành cho quỹ tiết kiệm dài hạn. Với hũ này, các bạn sẽ chi tiêu cho những mục tiêu lớn của bản thân, gia đình với dự kiến tích luỹ lâu dài như tiết kiệm để sinh con, mùa nhà, mua xe, mua đất,..

Bạn cần hiểu rõ rằng hũ tài chính này đều cần số tiền lớn, không thể có trong một thời gian ngắn nên cần tích lũy dài hạn. Đồng thời, khoản này cũng cần hạn chế chi tiêu, dùng đến để có thể tích lũy được một khoản tiền tiết kiệm quan trọng cho sau này.

Quỹ tiết kiệm dài hạn luôn là mục tiêu quan trọng để quản lý tài chính. (Ảnh: sưu tầm internet)

Hũ tự do tài chính (10%)

Một trong 6 hũ quản lý tiền bạc tiếp theo chính là quỹ tự do tài chính chiếm 10% thu nhập hàng tháng. Tự do tài chính là đây chính là thời điểm mà bạn có một cuộc sống đầy đủ hơn mà không phụ thuộc vào công việc, người khác.

Vậy nên, để đạt được điều này bạn cần phải tích luỹ được một khoản thu nhập thụ động liên tục để đáp ứng được nhu cầu của bản thân tự do tài chính. Chẳng hạn như gửi tiết kiệm, đầu tư tài chính, mua vàng, góp vốn kinh doanh…

Hũ giáo dục (10%)

Chiếc hũ tiếp theo sẽ là khoản đầu tư cho giáo dục, chiếm 10% thu nhập. Đây là điều vô cùng cần thiết nhưng không phải ai cũng quan tâm. Bởi vì một số người cho rằng vốn kiến thức và kỹ năng hiện tại đã đủ dùng để kiếm tiền và lo cho cuộc sống. Nhưng thực tế, việc bạn học tập và nâng cao kỹ năng của mình hơn cũng là tiền đề để gia tăng mức thu nhập.

Vậy nên, nếu có thể hay để ra một khoản tiết kiệm này để tham gia các khóa học, mua sách, mua kiến thức,… để qua đó tìm kiếm nhiều cơ hội mới để tăng thu nhập bản thân tốt hơn.

Hũ hưởng thụ (10%)

Cuộc sống cần phải có những lúc hưởng thụ, thư giãn nên cần có chiếc hũ hưởng thụ này, chiếm khoảng 10% thu nhập thực tế. Với khoản tiết kiệm này, bạn có thể dùng để vui chơi, đi du lịch, mua sắm, giải trí, trải nghiệm…

Để sau những phút giải toả căng thẳng sẽ góp phần gia tăng năng suất làm việc hiệu quả hơn, tìm được nhiều ý tưởng mới cho cuộc sống, từ đó tăng khả năng sáng tạo cho nguồn thu nhập của mình tốt hơn.

Quản lý tài chính đừng quên khoản chi phí phục vụ cho việc hưởng thụ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hũ từ thiện (5%)

Với chiếc hũ thứ 6 này, bạn có thể trích ra 5% thu nhập để tham gia các hoạt động từ thiện, hoặc dùng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, bạn bè, người thân khi cần thiết. Khoản này thường không mang lại doanh thu cho bạn, nhưng sẽ nuôi dưỡng tâm hồn và nâng cao giá trị đạo đức cho bạn tốt hơn.

Ví dụ cách áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ với thu nhập 7 triệu

Để hiểu rõ hơn về quy tắc 6 hũ quản lý tiền bạc, dưới đây sẽ là ví dụ trên một người có thu nhập bình quân 7 triệu đồng/tháng để mọi người tham khảo.

Bước 1: Xác định được mức thu nhập bình quân hàng tháng

Ở đây, bạn cần phải xác định chính xác tổng thu nhập bạn kiếm được mỗi tháng thông qua công việc hiện tại, đầu tư, kinh doanh hay bất kỳ nguồn nào.

Bước 2: Xác định chi phí cố định mỗi tháng

Bước này, bạn cần phải liệt kê, tính toán chính xác những khoản chi phí cố định bạn phải chi trả hàng tháng như tiền nhà, tiền điện, xăng xe, internet, gửi xe, trông con… rồi chuyển chúng vào hũ nhu cầu cần thiết.

Bước 3: Phân bổ tiền cho các hũ còn lại hợp lý

Sau khi trừ đi khoản chi phí thiết yếu, số tiền còn lại bắt đầu phân chia vào các hũ tài chính còn lại. Chẳng hạn với thu nhập bình quân 7 triệu đồng mỗi tháng, mọi người có thể phân chia thành các hũ tương ứng như sau:

  • Hũ tiết kiệm: 10% – 700.000 đồng

  • Hũ đầu tư: 10% – 700.000 đồng

  • Hũ giáo dục: 10% – 700.000 đồng

  • Hũ hưởng thụ: 10% – 700.000 đồng

  • Hũ từ thiện: 5% – 350.000 đồng

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh định kỳ hợp lý

Sau khi đã phân chia thành 6 hũ quản lý tiền bạc rồi, mọi người cần phải theo dõi và điều chỉnh phân bổ lại các hũ định kỳ mỗi tháng. Nếu cảm thấy mình đang chi tiêu vượt quá mức được phân bổ, cần cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thu nhập. Còn nếu chi tiêu tiết kiệm hơn mức đưa ra, bạn có thể chuyển vào hũ tiết kiệm dài hạn để giúp ích cho sau này.

Các lỗi thường mắc phải khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ

Việc quản lý tài chính này được đánh giá khá hiệu quả khi áp dụng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách rất dễ bị ảnh hưởng. Nhất là:

  • Không phân chia đúng số tiền vào các hũ, nên việc quản lý chi tiêu thiếu hiệu quả.

  • Không đồng bộ các lọ với mục tiêu tài chính của mình, nên không thể đạt được kế hoạch tài chính trong tương lai.

  • Dùng quá nhiều hũ, nên việc quản lý chi tiêu bị phức tạp hoá.

  • Không chuyển đổi số tiền giữa các hũ linh hoạt nên không tận dụng tối đa số tiền có sẵn.

  • Quên giữ lại số dư ở mỗi lọ hàng tháng, nên khó theo dõi được lượng tiền chi tiêu và tiền còn lại ở mỗi hũ.

Kinh nghiệm sử dụng quy tắc 6 hũ quản lý tài chính hiệu quả nhất

Để nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quản lý tài chính theo quy tắc 6 chiếc hũ này, mọi người nên:

Cần tuân thủ nguyên tắc khi áp dụng quy tắc 6 chiếc hũ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc 6 chiếc hũ tài chính: Nên trích ra đúng số % thu nhập của từng lọ, tránh trường hợp phá vỡ quy tắc này dễ gây ra rủi ro về lâu dài.

  • Xây dựng và duy trì thói quen quản lý tài chính: Cần chủ động thực hiện quy tắc này mỗi tháng, cũng như chi tiêu đúng mục đích, rành mạch giữa các khoản đã đưa ra.

  • Sử dụng tiền một cách hợp lý: Mỗi chiếc hũ đều dành riêng cho những mục đích khác nhau, nhằm mục tiêu giúp bạn tự do tài chính. Nên việc sử dụng tiền ở mỗi lọ cần đúng mục đích, ghi chép và theo dõi rõ ràng để hạn chế lãng phí tiền vào khoản không cần thiết.

  • Xây dựng nhiều khoản thu nhập thụ động: Chỉ khi thu nhập của bạn cao hơn thì mới có cuộc sống tốt hơn, sớm đạt ngưỡng tự do tài chính. Vậy nên, hãy cố gắng tạo ra nhiều nguồn thu nhập thu động bên cạnh thu nhập cố định hàng tháng như đầu tư, kinh doanh, kiếm tiền online,…

  • Tìm kiếm, lựa chọn kênh tiết kiệm và đầu tư hợp lý: Hũ tiết kiệm dài hạn rất quan trọng, vậy nên hãy tìm kiếm cho mình những kênh đầu tư hợp lý. Nên áp dụng nguyên tắc chọn kênh đầu tư không bỏ trứng vào cùng một giỏ, tìm hiểu thị trường và phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về quy tắc 6 hũ quản lý tiền bạc để mọi người tham khảo thêm. Với quy tắc này không chỉ áp dụng với người lớn, mà ngay từ khi còn nhỏ ba mẹ cũng có thể hướng dẫn con trẻ thực hành để con biết cách chi tiêu, quản lý tài chính tốt hơn cho mình trong tương lai.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!