Trẻ con hiếu động và nghịch ngợm, hay chạy nhảy nên thường bị ngã và dẫn đến việc bị chấn thương miệng, điển hình là bị ngã dập môi. Vậy khi gặp tình huống này bố mẹ phải xử lý như thế nào, ứng biến làm sao. Hãy cùng Monkey tìm hiểu về cách xử lý cho cha mẹ khi trẻ bị ngã dập môi qua bài viết dưới đây.
Các biểu hiện của trẻ ngã dập môi
Bé bị dập môi là một trong những tổn thương mà trẻ có thể gặp phải khi chấn thương miệng. Ngoài ra bé có thể bị những chấn thương liên quan như bé bị rách lưỡi, bé bị ngã rách môi trong, trẻ bị cắn vào lưỡi, trẻ bị rách thắng môi trên,... Một số biểu hiệu của chấn thương vùng miệng mà bố mẹ có thể thấy như: Môi bé bị tổn thương, bầm tím và xuất hiện các vết nứt. Nướu và các mô mềm khác trong miệng cũng sẽ bị chảy máu do va chạm giữa răng nướu và da môi.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngã dập môi
Do khu vực xung quanh miệng chứa rất nhiều những mạch máu nên chỉ cần một vết thương nhỏ thôi cũng đã khiến bé mất nhiều máu. Chính vì chảy nhiều máu nên mẹ sẽ rất khó xác định nguồn máu ở đâu. Lúc này mẹ hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau để vết thương của bé được nhanh chóng xử lý và giảm đau kịp thời:
-
Cầm máu: Đối với những vết thương ở phía ngoài miệng hay lưỡi, mẹ hãy sử dụng một miếng gạc hoặc một chiếc khăn sạch và đè nhẹ nhàng lên vùng bị chảy máu nhiều. Mẹ giữ càng lâu càng tốt, đến khi vết thương của bé ngưng chảy máu là được. Đối với những vết thương bên trong miệng, mẹ nhẹ nhàng đè chỗ môi bị chảy máu lên phần răng và phần nướu trong vòng 10 phút hoặc đến khi vết thương ngừng chảy máu. Bố mẹ chú ý không kéo môi bé ra kiểm tra thử vì điều này có thể khiến máu chảy trở lại.
-
Giúp bé giữ bình tĩnh: Sau khi tai nạn xảy ra, bé sẽ hoảng sợ và khóc nhiều do đau. Lúc này mẹ cần bình tĩnh trấn an bé để bé bớt sợ hơn. Nếu có thể, mẹ hãy mở một đĩa DVD hoặc một chương trình mà bé yêu thích để làm bé phân tâm. Bé ngồi yên càng lâu thì việc xử lý vết thương của bé lại càng dễ dàng và máu cũng nhanh ngừng chảy.
-
Giảm đau: Để giúp bé giảm đau và giảm sưng, mẹ hãy dùng một túi nước đá để đặt lên khu vực bị thương đó. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé mút kem lạnh nếu vết thương trong miệng trẻ không quá lớn. Nếu cần thiết, mẹ hãy cho bé dùng thuốc giảm đau để ngăn chặn những cơn đau rát. Chú ý mẹ chỉ nên cho bé dùng thuốc giảm đau khi thực sự cần thiết và phải thông qua bác sĩ.
-
Trong trường hợp vết thương của bé quá lớn và quá nặng, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để khâu lại vết thương.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị ngã chảy máu đầu
Khi nào cần cho bé đi bác sĩ
Mẹ có thể xử lý các vết thương của bé một cách dễ dàng, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ. Cụ thể:
-
Bé bị mất máu nhiều và má không ngừng chảy sau 10 phút đè ép.
-
Bé dãy dụa nhiều và mẹ không đè gạc được. Máu chảy rất nhiều.
-
Vết rách sâu, mở méo và dài hơn 1 cm.
-
Có mảnh vỡ hoặc bụi bẩn lẫn bên trong vết thương.
-
Vết thương xuyên thủng vòm miệng, a-mi-đan có thể làm tổn thương sâu đến các mô ở đầu và ở cổ.
-
Bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng trong vài ngày đầu sau khi bị thương.
-
Răng của bé bị vỡ và bị gãy ra, lúc này mẹ nhớ mang theo răng của bé đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Cách phòng ngừa nguy cơ trẻ bị ngã dập môi
Bé còn nhỏ nrnr hiếu động và hay chạy nhảy, vì vậy việc ngăn để bé không bị thương rất khó. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn bằng cách thực hiện những cách sau:
-
Để hạn chế bé bị té, mẹ có thể sử dụng thảm chống trượt trong nhà. Bao các góc sắc như cạnh bàn hay cạnh cửa trong nhà lại.
-
Tập cho bé đi vững trên chân trần và hạn chế cho bé mang vớ cho bé khi chưa đi vững.
-
Không để bé cầm vật sắc nhọn khi đang đi hoặc chạy.
-
Không để bé chạy khi đang có đồ chơi trong miệng.
-
Khi không có ở cạnh, mẹ nên đặt bé vào xe tập đi hay xe đẩy để tránh bé bị té ngã, gây ra chấn thương miệng như dập môi, hãy xương hàm,... cũng như các bộ phận khác trên cơ thể.
-
Kiểm tra sức khoẻ răng miệng thường xuyên. Nếu nướu và và răng chắc khoẻ thì vết thương sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn rất nhiều.
-
Cho bé mang đệm bảo vệ răng khi chơi thể thao, mẹ có thể mua ở phòng khám nha khoa hoặc tại các cửa hàng bán đồ thể thao.
-
Nếu bé đang đeo thiết bị chỉnh hình răng như đai niềng thì hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc phù hợp và phải cẩn hơn hơn vì khi bị ngã thì người đeo niềng răng sẽ bị chấn thương nặng hơn người bình thường.
Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị ngã cha mẹ cần cực kỳ lưu ý
Cách chăm sóc trẻ bị bỏng cha mẹ cần lưu ý
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã - Cẩn thận khi trông con
Trả lời một số câu hỏi thường gặp
Sau đây là một số những thắc mắc của phụ huynh có con gặp tai nạn ngã dập môi. Cùng Monkey giải đáp những câu hỏi đó dưới đây:
Trẻ bị ngã dập môi bao lâu thì khỏi
Đối với vết thương bị dập môi, thường vết thương này sẽ kéo dài trong vòng 7 đến 10 ngày và tự lành mà không để lại sẹo. Tuy nhiên để vết thương nhanh lành thì bố mẹ nên biết cách xử lý đúng cách và chăm sóc hợp lý. Nếu thấy vết thương của bé kéo dài hơn 2 tuần mà không khỏi thì đây không phải là dấu hiệu tốt. Bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chữa trị.
Chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ nhanh lành
Nếu trẻ bị dập môi và xuất hiện vết thương hở lớn thì mẹ hãy rửa vết thương hằng ngày, băng gạc tránh bụi bẩn và đi đến bác sĩ để khâu lại vết thương nếu vết thương bị rách lớn và sâu.
Trong trường hợp không có vết thương hở, mẹ hãy chườm ấm vùng bị tổn thương bằng cách dùng khăn sạch ngâm nước ấm và vắt khô tương đối. Sau đó chườm lên vết thương từ 8 đến 10 phút và lặp lại mỗi giờ nếu cần.
Mẹ chú ý đến vệ sinh răng miệng của bé, súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 - 3 lần một ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ, không để bé bặm môi, cào gãi môi và mang khẩu trang khi bé ra đường. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể cho bé súc miệng với nước ấm khi vết thương đã ngưng chảy máu. Lưu ý nếu cho bé súc miệng sớm quá có thể khiến vết thương bé bị chảy máu trở lại.
Trẻ bị ngã dập môi nên ăn, uống gì để nhanh liền sẹo
Mẹ vẫn có thể cho bé ăn theo chế độ bình thường nhưng nên cho bé ăn những loại thức ăn mềm, lỏng và không quá nóng để bé dễ nuốt. Với những vết thương như dập môi thì mẹ nên bổ sung cho bé những thực phẩm nhiều đạm và đậu. Những thực phẩm này giúp tái tạo các tế bào mới và có tác dụng làm lành vết thương nhanh hơn. Bên cạnh đó, mẹ hãy tăng cường bổ sung các loại vitamin cho bé như vitamin A, B, E giúp tái tạo mô mới. Đặc biệt, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc làm vết thương vùng miệng nhanh lành, giúp chống lại hiện tượng sưng viêm và nhiễm trùng. Mẹ có thể cung cấp vitamin cho bé qua các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi,...
Không cho bé ăn những loại thức ăn cay nóng, phải gặm như sườn hoặc giò,... Hạn chế các món ăn có nhiều gia vị như tiêu, tỏi, ớt,... và cố gắng không để thức ăn tiếp xúc trực tiếp lên vết thương. Sau mỗi lần ăn xong, mẹ hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé.
Bài viết trên đây đã cung cấp đủ thông tin về cách xử lý tai nạn trẻ bị ngã dập môi. Hy vọng với những chia sẻ của Monkey, bố mẹ có thể chăm sóc tốt cho bé để bé nhanh lành. Bên cạnh đó đừng quên theo dõi website của Monkey để được cập nhập thêm nhiều thông tin và bài học cần thiết trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Cuts and Wounds of the Mouth and Lips - 9/9/2022
https://www.chop.edu/conditions-diseases/cuts-and-wounds-mouth-and-lips
Mouth Injury - 9/9/2022
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/mouth-injury/