zalo
Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?-Nuôi dạy con: Monkey
Kỹ năng sống

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?-Nuôi dạy con: Monkey

Hồng Nhung
Hồng Nhung

17/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cảm lạnh là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng các triệu chứng của cảm lạnh sẽ gây khó chịu cho bé. Đối với những bé có hệ miễn dịch kém có thể mắc một số biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản,... Vậy trẻ bị cảm lạnh phải làm sao, bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những xử lý chính xác bệnh cảm lạnh của bé nhé.

Cảm lạnh ở trẻ là gì

Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra, có đến 200 loại virus có thể gây ra tình trạng cảm lạnh này. Một trong những loại virus gây bệnh cảm lạnh phổ biến nhất đó là virus Rhinovirus. Vì cảm lạnh là do các loại virus gây ra nên không thể dùng kháng nguyên để điều trị bệnh cảm lạnh được. Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh cảm lạnh vì bé còn yếu và hệ miễn dịch của bé còn đang hoàn thiện nên không thể chống lại sự xâm nhập của virus. 

Virus cảm lạnh rất dễ lan truyền khi ai đó bị bệnh rồi ho và hắt hơi vào không khí, trẻ có thể hít phải vi khuẩn đó trong không khi và bị bệnh. Cảm lạnh cũng có thể lây qua tay của bé khi đang chơi đùa hoặc do tiếp xúc với những đồ vật bị nhiễm virus gây bệnh cảm cúm. 

 Cảm lạnh là một bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc cảm lạnh

Bình thường, trẻ bị cảm lạnh sẽ tự hết mà không cần phải đưa đến bác sĩ nhưng với điều kiện là bé phải có một thể trạng mạnh khoẻ. Còn đối với một số trường hợp trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ bị suy giảm miễn dịch khi cảm lạnh sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nếu không biết cách xử lý đúng cách và kịp thời. 

Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh cảm lạnh ở bé mà bố mẹ có thể thấy ở trẻ:

  • Sốt

  • Ho

  • Mắt đỏ

  • Viêm họng

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi

  • Chán ăn

  • Khó chịu và hay bứt rứt, quấy khóc nhiều hơn bình thường

  • Có các hạch bạch huyết sưng lên ở dưới nách, ở trên cổ và ở phía sau đầu.

  • Bé khó thở do nghẹt mũi và có thể thức dậy trong đêm nhiều lần. 

Thông thường các triệu chứng của cảm lạnh sẽ biến mất trong vòng 10 đến 14 ngày dù bé có được điều trị hay không. Tuy nhiên nếu các triệu chứng có dấu hiệu trở nặng, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhà nếu không trẻ có nguy cơ mắc các biến chứng sau đây:

  • Viêm tai cấp tính: Đây là một trong những biến chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu cảm lạnh mà không được xử lý đúng cách bé sẽ có nguy cơ bị mắc viêm tai cấp tính.

  • Lên cơn hen suyễn: Cảm lạnh chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng thở khò khè và tức ngực ở bé. Đối với những cơ địa dị ứng và có tiền sử bệnh hen thì cảm lạnh rất dễ làm khởi phát cơn hen trở lại. Bên cạnh đó những triệu chứng của cảm lạnh cũng sẽ kéo dài hơn. Bố mẹ hãy chú ý chăm sóc những bé bị hen suyễn, đặc biệt là trong mùa lạnh. 

  • Viêm họng: Tình trạng bị cảm lạnh có thể dẫn đến viêm họng thường gặp nhất là ở những trẻ từ 6 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi. Những dấu hiệu cho thấy bé đã bị viêm họng đó là đau họng, sưng họng đỏ amidan, xuất hiện nốt đỏ và màu đỏ vùng vòm họng,...

  • Viêm xoang: Cảm lạnh thông thường sẽ không đáng ngại nhưng cũng có thể làm bé tắc nghẽn xoang mũi. Từ đó tạo điều kiện cho các virus có cơ hội sinh sôi, phát triển trong dịch mũi, từ đó dẫn đến viêm xoang và viêm nhiễm trùng xoang mũi.

  • Viêm phổi: Trong trường hợp bé gặp phải những triệu chứng như sốt cao, đồ mồ hôi lạnh,... mẹ cần đưa bé đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Sổ mũi, nghẹt mũi là triệu chứng rất dễ bắt gặp của bệnh cảm lạnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Những triệu chứng cảm lạnh của bé sẽ tự biến mất trong vòng 10 đến 14 ngày. Trong những ngày đó, mẹ có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu đó cho bé bằng những cách sau:

Đảm bảo cho bé được nghỉ ngơi

Bé bị cảm lạnh nên cơ thể rất mệt mỏi, vì vậy bố mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều. Việc nghỉ ngơi sẽ khiến bé khoẻ hơn, có thời gian để cơ thể và các cơ quan nhanh phục hồi lại trạng thái hoạt động bình thường. Bên cạnh đó việc nghỉ ngơi tại nhà giúp bé hạn chế tiếp xúc với môi trường xung quanh. Việc này ngăn ngừa sự lây nhiễm virus trong không khí và ngăn ngừa bé lại có thể mắc bệnh lại một lần nữa. 

Nghỉ ngơi để cơ thể và các cơ quan của bé được phục hồi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vệ sinh mũi cho bé

Trẻ nhỏ chưa thể tự hỉ mũi được nên vẫn cần sự trợ giúp của bố mẹ và dụng cụ hút mũi. Để vệ sinh mũi cho con, bố mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ vệ sinh mũi cho bé, đồng thời thực hiện theo các bước dưới đây:

Xem thêm: Trẻ sơ sinh có bị lây cảm cúm không? Giải đáp thắc mắc về bệnh cảm cúm ở trẻ

Vệ sinh mũi cho bé để bé dễ dàng hít thở hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đảm bảo cho bé bú và uống đủ nước

Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và giúp bé tăng sức đề kháng. Hãy cho bé bú kết hợp với uống nước để bé không bị mất nước trong thời gian bị cảm lạnh. 

Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất để giúp bé tăng sức đề kháng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hạ sốt cho bé

Dùng paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp bé làm giảm cơn sốt. Mẹ có thể dùng paracetamol cho những trẻ từ 2 tháng tuổi nếu bé được sinh đủ tháng và nặng hơn 4kg. Trường hợp dùng ibuprofen thì áp dụng đối với những bé được 3 tháng tuổi hoặc hơn và nặng ít nhất 5 kg. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bố mẹ không chắc chắn về liều lượng chính xác mà trẻ bị cảm lạnh đang dùng.

Làm mát và cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không lạm dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh là loại thuốc dùng để chữa các bệnh được gây ra bởi vi khuẩn, vậy nên đối với cảm lạnh - một bệnh do virus gây ra sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên vẫn có một số bố mẹ không hiểu rõ nên đã cho bé sử dụng. việc sử dụng sai cách thuốc kháng sinh đem lại rất nhiều hậu quả. Điển hình như kháng kháng sinh, lờn thuốc và các bệnh về đường ruột. 

  • Kháng kháng sinh: Tình trạng vi khuẩn đề kháng với tác dụng của thuốc kháng sinh, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc. Đây là một hậu quả tai hại, khiến việc điều trị các bệnh thông thường trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, vi khuẩn có khả năng kháng lại hầu hết đa số các loại kháng sinh. 

  • Các bệnh về đường ruột: Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn nên nó cũng tiêu diệt hết những vi khuẩn có lợi, đặc biệt là những lợi khuẩn có trong đường ruột. Chính vì vậy bé rất dễ mắc các bệnh về đường ruột.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cảm lạnh cho bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Làm ẩm không khí xung quanh bé 

Làm ẩm không khí xung quanh bé là bí quyết giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể tạo độ ẩm không khí xung quanh bé bằng cách sử dụng máy xông tinh dầu. Bên cạnh đó mẹ có thể tắm bằng nước ấm pha một ít tinh dầu bạc hà. Điều này giúp bé thông mũi, dễ hít thở hơn và bé cũng dễ chịu hơn.

Sử dụng máy làm ẩm không khí để làm ẩm không khí xung quanh bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào cần cho trẻ đi gặp bác sĩ

Khi đã áp dụng hết tất cả những biện pháp trên trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa tới những cơ sở y tế gần đó để bé được thăm khám và chữa trị. Cụ thể, với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay. Còn với những trẻ lớn khác, bố mẹ hãy đưa bé đi khám nếu:

  • Cảm lạnh không có biểu hiện cải thiện sau vài ngày.

  • Bé sốt cao, sốt dai dẳng, do lâu và dường như bé bị kích thích tai.

  • Ho ra đờm màu xanh lá cây hoặc màu xanh vàng. 

  • Mắt đỏ và tiết ra gỉ mắt. 

  • Một vài trẻ còn có biểu hiện nôn ói và tiêu chảy.

Những trường hợp bé đang mắc các bệnh như hen suyễn mà bị cảm lạnh, thì bố mẹ càng phải cẩn trọng hơn, đồng thời nên đi khám càng sớm càng tốt.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng trở nặng và kéo dài (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ, bố mẹ hãy lưu ý những điều sau đây để ngăn chặn bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. 

  • Cách ly bé khỏi những người đang bị cảm cúm để hạn chế nguy cơ bị lây virus. Vì khi giao tiếp, nói chuyện, bắt tay, virus cảm lạnh có thể từ không khí bám vào người bé. 

  • Ngay khi bé đã đủ tuổi, mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhà để tiêm phòng vắc xin cảm lạnh cho bé. Đối với bé chưa đủ 6 tháng tuổi chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin, mẹ hãy chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh cho bé ngay từ khi mang thai.

  • Virus cảm lạnh có thể lây lan nhanh từ người này sang người khác thông qua vật trung gian và chúng có thể sống trên vật trung gian khoảng vài tiếng. Như vậy, để hạn chế trẻ sờ vào những vật dụng mà nhiều người có thể chạm tay vào như tay nắm cửa, lan can cầu thang, điều khiển,...

  • Rửa tay: Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn là cách tốt nhất để phòng bệnh do virus gây ra trong đó có bệnh cảm lạnh. Trước khi bế bé và cho bé ăn. Mẹ nên rửa tay thật sạch. Bỏ thói quen sà vào ôm bé khi vừa từ ngoài về nhà. Nhắc nhở mọi người sau khi hắt hơi và ho hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dùng khăn giấy để hạn chế sự lây lan của virus trong không khí. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn ga của bé để hạn chế môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

  • Luôn mang theo gel rửa tay khô cho bé khi cho bé ra ngoài để vệ sinh tay cho bé khi cần thiết.

  • Mẹ hãy để ý bé, không để bé đưa tay lên mắt, mũi miệng. Không để trẻ mút tay hoặc cắn móng tay. 

Luôn nhắc bé rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giải đáp các câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số những thắc mắc mà các bố mẹ thường gặp phải trong quá trình chăm sóc bé. Hãy cùng Monkey giải đáp những thắc mắc dưới đây. 

Trẻ bị cảm lạnh nên ăn, uống gì?

Sữa: Như đã chia sẻ ở trên, đối với trẻ dưới 6 tháng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Trong sữa mẹ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện như chất đạm, chất béo, lactozo, các loại vitamin,...Vì vậy khi bé bị cảm lạnh, mẹ hãy cho bé bú nhiều nhất có thể để tăng sức đề kháng cho bé, giúp bé chống chọi với bệnh tật. 

Súp gà, cháo nhuyễn gà: Đối với trẻ đã đủ tuổi ăn dặm, mẹ hãy bổ sung món ăn này vào trong thực đơn của con. Món ăn này có tác dụng làm sạch đường hô hấp và hỗ trợ thuyên giảm nghẹt mũi tốt hơn các món nóng khác. Khi nấu, mẹ có thể cho thêm vào cháo một ít gừng hoặc tỏi, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn. 

Bổ sung vitamin C cho bé: Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, vì vậy mẹ có thể cung cấp vitamin C cho bé bằng cách cho bé uống nước ép các loại trái cây họ cam quýt. Điều này giúp bé cảm thấy khoẻ và nhanh hết bệnh hơn. 

Rau củ quả: Một số loại rau củ có tác dụng chữa cảm lạnh rất hiệu quả đó là cây cải xoăn, bông cải xanh, hành đỏ, việt quất,... Chúng chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hoá được gọi là quercetin, chất này có tác dụng giúp bé chống lại các cơn cảm lạnh thông thường. Mẹ có thể cho những loại rau trên vào nấu chung với cháo nhuyễn hoặc cho việt quất vào sữa chua cho bé. 

Sữa chua: Bên cạnh những vi khuẩn có hại cho sức khỏe bé, vẫn có những vi khuẩn đem lại lợi ích cho bé. Sữa chua là một trong những thực phẩm chứa các lợi khuẩn tốt nhất cho bé. Các lợi khuẩn có trong sữa chua giúp thúc đẩy sức khoẻ của hệ tiêu hoá và giúp ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Từ đó bé hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, nhanh hồi phục sức khoẻ hơn. 

Cho bé ăn đủ chất để bé nhanh hết bệnh và luôn khoẻ mạnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị cảm lạnh có tắm được không?

Rất nhiều phụ huynh nghĩ việc tiếp xúc với nước sẽ khiến bệnh cảm lạnh của bé trở nặng và lâu khỏi hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tắm cho bé để cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng và dễ chịu. Mẹ có thể cho thêm một chút tinh dầu bạc hà hoặc một vài nhánh gừng giã nhuyễn pha chung với nước ấm và sau đó tắm cho bé. Ngoài ra, hơi nước còn có tác dụng thông mũi rất tốt cho bé, giúp bé thư giãn và thở một cách dễ dàng hơn bởi các dịch nhầy trong mũi. Mẹ lưu ý nên tắm cho bé trong phòng kín gió, mẹ có thể mở nước ấm trước hoặc dùng máy sưởi để phòng ấm áp hơn.

Tắm cho bé bằng nước ấm để vệ sinh cơ thể cho bé đồng thời giúp bé thoải mái hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị cảm lạnh có có ho, sốt không?

Ho và sốt là triệu chứng nổi bật nhất của trẻ bị cảm lạnh. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau 1 đến 2 ngày phơi nhiễm. Bé có thể sẽ sổ mũi nước trong, vàng hoặc xanh. Sốt ở nhiệt độ 38 độ C trong vòng 3 ngày đầu. Vậy nên đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường khi trẻ bị cảm lạnh.

Ho là biểu hiện đầu tiên của bé khi bị cảm lạnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ bị cảm lạnh đau bụng đi ngoài phải xử lý như thế nào?

Bé dễ bị mắc phải cảm lạnh đau bụng đi ngoài khi thời tiết thay đổi, với những ngày trời lạnh và nhiệt độ xuống thấp. Lúc này sức đề kháng của bé rất yếu và bé rất dễ bị tấn công bởi những virus gây tiêu chảy, đau bụng. Tuy nhiên nếu mẹ nhìn thấy có máu (màu đen hoặc màu đỏ) trong phân của bé hoặc bé có dấu hiệu mất nước thì mẹ cần đặc biệt cẩn trọng. Trong trường hợp bé vẫn bú sữa mẹ, hãy cho bé bú theo nhu cầu dinh dưỡng và theo dõi xem tình trạng có cải thiện hay không. Còn nếu mẹ cho bé ăn sữa công thức thì nên hỏi bác sĩ về việc có cần đổi loại sữa khác cho bé hay không. 

Để xử lý trường hợp này, mẹ có thể dùng dầu gió và bôi lên xung quanh phần rốn của bé (đối với những bé đã đủ 6 tháng tuổi). Bên cạnh đó mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay nếu thấy tình trạng của bé tệ đi.

Bé bị cảm lạnh có biểu hiện tiêu chảy và đau bụng vì bị virus xâm nhập (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả những thông tin về trẻ bị cảm lạnh. Hy vọng với những chia sẻ của Monkey, bố mẹ có thể giải đáp được câu hỏi “trẻ bị cảm lạnh phải làm sao". Bố mẹ đừng quên theo dõi website của Monkey để cập nhập những bài học bổ ích về nuôi dạy trẻ.

How the Flu Affects Babies - 10/8/2022

https://www.verywellhealth.com/babies-and-the-flu-770468

Flu (Influenza) in Children & Babies - 10/8/2022

https://www.calpol.co.uk/fever-information/flu

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!