Kỹ năng sống hợp tác là một nền tảng quan trọng trong đời sống không chỉ đối với người lớn, mà trẻ nhỏ cũng cần được học chúng từ khi còn nhỏ. Vậy nên, để giúp bé có thể rèn luyện được kỹ năng sống hợp tác hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo những cách giáo dục vàng sau đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Thế nào là kỹ năng sống hợp tác?
Hợp tác là một kỹ năng sống cơ bản, đây chính là sự kết nối giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, để qua đó mọi người cùng nhau đóng góp công sức vào một công việc chung, hướng tới mục đích chung.
Nói tóm lại, hợp tác là sự tương tác dựa trên sự kết nối, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
Đặc biệt, đây là kỹ năng sống không chỉ dành cho người lớn mà các bé khi còn nhỏ cũng cần được trang bị, để nâng cao hiệu quả học tập, cũng như nhận thức của trẻ trong tương lai tốt hơn.
Lợi ích khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác
Với việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho trẻ sẽ mang tới nhiều lợi ích nổi bật như:
-
Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống ở trẻ thông qua việc lắng nghe từng thành viên trình bày quan điểm, cũng như bé cũng biết cách đưa ra ý kiến của mình hơn.
-
Phát triển khả năng nhận thức đúng về bản thân trẻ thông qua những giá trị, vai trò của con trong tập thể.
-
Mở rộng vốn kiến thức và học được nhiều điều bổ ích từ những ý kiến của mọi người, bản thân.
-
Gắn kết tinh thần làm việc đồng đội, giúp gia tăng kỹ năng giao tiếp, kết nối, đặt ra mục tiêu và hướng đến kết quả chung nhanh chóng hơn.
-
Nâng cao hiệu quả học tập, làm việc của bé ở hiện tại và tương lai.
Các loại kỹ năng sống hợp tác và yếu tố cần có
Để nâng cao hiệu quả khi trang bị kỹ năng hợp tác cho trẻ, cần có sự kết hợp của các kỹ năng khác như:
-
Giao tiếp: Kỹ năng này cho phép bé, hay các đồng đội cùng nhau thảo luận, chia sẻ và nêu ra ý kiến để đạt được mục tiêu chung tốt hơn.
-
Lắng nghe: Các thành viên trong nhóm cần phải hiểu quan điểm, ý tưởng của nhau để làm việc tốt hơn nên kỹ năng lắng nghe rất quan trọng.
-
Giải quyết xung đột: Trong hợp tác chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều, khó giải quyết ngay lập tức. Nên để giải quyết xung đột tốt cần phải biết bình tĩnh lắng nghe, tập trung vào vấn đề hiện tại, đồng cảm, đàm phán và thỏa hiệp.
-
Quản lý cảm xúc: Trong quá trình hợp tác, việc quản lý cảm xúc của bạn và người khác rất quan trọng để đưa đến sự thống nhất chung hiệu quả.
-
Tôn trọng: Hãy dạy bé thêm cả kỹ năng tôn trọng ý kiến của người khác bằng cách lắng nghe, cởi mở và tôn trọng thời gian, công sức mà đồng đội cùng hợp tác với mình.
-
Tin tưởng: Trong hợp tác, tin tưởng là điều quan trọng để mọi người cùng làm việc, học tập với nhau. Điều này thể hiện thông qua việc giao tiếp trung thực, nhất quán, tôn trọng và đáng tin cậy.
-
Công bằng: Hãy dạy con khi làm việc nhóm không có sự phân biệt, đối xử dù con có được làm chức cao hơn trong lớp, hay nhà mình nghèo hay giàu…
Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hợp tác cho trẻ hiệu quả
Để giúp trẻ phát triển kỹ năng hợp tác khi còn nhỏ, ba mẹ có thể tham khảo ngay một số phương pháp giáo dục sau đây:
Dạy bé kỹ năng hợp tác dựa vào các hoạt động thực tiễn
Thay vì chỉ nói với bé con cần phải biết cách hợp tác, kết nối với mọi người về mặt lý thuyết. Ba mẹ nên lồng ghép chúng thông qua những trải nghiệm, hoạt động thực tiễn cùng với gia đình, bạn bè hay nhà trường.
Chẳng hạn như tổ chức các trò chơi nhóm, tham gia các chuyến đi dã ngoại theo dạng chia đội….
Dạy trẻ kỹ năng sống hợp tác dựa vào việc quan sát
Quan sát là một yếu tố quan trọng để rèn luyện kỹ năng hợp tác. Để thực hiện phương pháp này, ba mẹ nên bắt đầu cho bé tiếp xúc với kỹ năng hợp tác thông qua việc xem những hình ảnh thực tế, video về các chương trình liên quan.
Từ đó, bạn sẽ giải thích giúp bé phân biệt được tầm quan trọng của hợp tác, phân biệt đúng sai cũng như cùng bé trao đổi để hiểu rõ hơn về kỹ năng sống này. Cũng như hướng dẫn con cách quan sát mọi việc khi hợp tác cùng với bất kỳ ai.
Nói chuyện và chia sẻ
Để góp phần rèn luyện kỹ năng hợp tác cho bé tốt hơn, ba mẹ nên đồng hành cùng bé để nói chuyện, chia sẻ. Bởi vì điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả khi hợp tác, mà còn giúp bé biết cách lắng nghe, giao tiếp, diễn đạt và chủ động hơn ở trẻ.
Vậy nên, hãy xem các cuộc nói chuyện hàng ngày giữa bạn và con là một sự hợp tác, để trẻ có thể thoải mái nói lên quan điểm của mình, cũng như giúp ba mẹ hiểu con cái hơn, hỗ trợ bé hoàn thiện khả năng nhận thức tốt hơn.
Cùng con lên kế hoạch hợp tác
Để rèn luyện kỹ năng sống hợp tác cho con, ba mẹ có thể hoạch định ra một kế hoạch nào đó để cả gia đình cùng nhau đóng góp ý tưởng.
Chẳng hạn như kế hoạch cho một chuyến đi chơi của cả gia đình, để bé được tham gia, đóng góp ý kiến cũng như tiến hành thực hiện những công việc cùng ba mẹ để có kết quả tốt nhất.
Dạy trẻ biết cách chia sẻ và đợi đến lượt mình
Trong quá trình hợp tác, ba mẹ cần dạy con phải biết cách chia sẻ ý tưởng cùng với mọi người, cùng nhau đóng góp ý kiến, quan điểm của mình, nhận xét ý tưởng để giúp con có thể hoàn thiện hơn.
Đặc biệt, cần phải dạy trẻ không nên xen vào khi người khác đang nói. Để làm được điều này, khi bé đang nói hãy trình bày vấn đề nào đó, ba mẹ không nên ngắt quãng dòng suy nghĩ của con. Đồng thời, hãy hướng dẫn trẻ cách đợi tới lượt mình sau khi người khác đã trình bày xong quan điểm.
Luôn có tinh thần trách nhiệm với mục tiêu chung, cùng thái độ cầu tiến
Trong quá trình hợp tác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân là điều quan trọng. Ba mẹ nên dạy con phải biết tự chịu mọi trách nhiệm trước những quyết định của mình, dù kết quả có thất bại hay thành công. Để qua đó giúp con biết cách rút kinh nghiệm cho mình trong những lần hợp tác sau.
Chẳng hạn, kế hoạch đi chơi của gia đình là ý tưởng của trẻ. Tuy nhiên, chuyến đi chơi này bị huỷ do trời mưa. Lúc này, ba mẹ có thể chỉ cho con cách “chữa cháy” bằng việc cả nhà cùng nhau ăn uống, vui chơi trong nhà. Từ đó, con sẽ rút ra được cho mình bài học nên có sự tính toán kỹ lưỡng về mặt địa điểm, dự báo thời tiết hay các phương án dự phòng nếu có khi thực hiện kế hoạch nào đó.
Luôn bình tĩnh, kiên nhẫn và giải quyết vấn đề
Khi dạy bé kỹ năng sống hợp tác, đừng quên dạy con biết cách kiềm chế cảm xúc và giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.
Nhất là khi quá trình hợp tác của con cùng mọi người xảy ra vấn đề, gây ảnh hưởng tới mục tiêu chung thì điều đầu tiên chính là giữ được sự bình tĩnh. Ba mẹ sẽ cùng con ngồi xuống, chia sẻ, trò chuyện, phân tích tình huống để cùng nhau đưa ra cách giải quyết thích hợp.
Một số lưu ý khi giáo dục kỹ năng sống hợp tác cho trẻ
Để nâng cao hiệu quả trong việc dạy trẻ kỹ năng hợp tác ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Ba mẹ cần là tấm gương để trẻ noi theo: Bởi kỹ năng hợp tác thường được người lớn áp dụng nhiều hơn, nên ba mẹ cần làm gương tốt khi hợp tác cùng mọi người, hay với bé để con quan sát và thực hiện theo hiệu quả.
-
Tạo cơ hội để con hợp tác nhiều hơn: Đừng chờ cơ hội mới cho con hợp tác, hãy tạo cơ hội để trẻ được cùng kết nối với ba mẹ, bạn bè hay môi trường bên ngoài để con phát triển toàn diện.
-
Ba mẹ hãy luôn động viên, chia sẻ cùng con: Chắc hẳn, trong quá trình hợp tác sẽ có những lần thất bại, nên ba mẹ hãy là người động viên, chia sẻ, cũng như góp ý để con có thể hiểu và thực hành trong những lần hợp tác sau tốt đẹp, hiệu quả hơn.
Cách dạy trẻ kỹ năng sống hòa nhập và thích nghi với tập thể
Hướng dẫn cách rèn luyện kỹ năng sống ở trường cho học sinh
Các cách dạy kỹ năng sống cho trẻ tại nhà hiệu quả nhất
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp dạy kỹ năng sống hợp tác cho trẻ. Đây được xem là một kỹ năng quan trọng giúp bé phát triển về mặt trí tuệ, nhận thức, sáng tạo và giao tiếp của mình. Vậy nên, ba mẹ hãy tạo điều kiện để khai phá và rèn luyện kỹ năng này cho con để phát triển tốt hơn nhé.