zalo
5 Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ ba mẹ nên áp dụng ngay!
Kỹ năng sống

5 Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ ba mẹ nên áp dụng ngay!

Phương Đặng
Phương Đặng

09/10/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Kém phát triển ngôn ngữ là rào cản ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của trẻ. Bản thân con thường gặp khó khăn khi muốn bày tỏ mong muốn của mình, vì vậy với những cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ được Monkey tổng hợp từ các trung tâm phục hồi chức năng uy tín dưới, ba mẹ sẽ giúp bé tái hòa nhập cộng đồng dễ dàng hơn.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì? Liệu con bạn có triệu chứng?

Trước tiên, để được mục đích của các phương pháp dạy, bạn cần hiểu bản chất của hội chứng rối loạn ngôn ngữ. Bên cạnh đó, việc nhận biết các dấu hiệu sớm cũng sẽ giúp bạn quyết định thời điểm dạy và can thiệp cho bé hiệu quả.

Trẻ rối loạn ngôn ngữ là như thế nào? 

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ hay còn gọi là suy giảm ngôn ngữ là hội chứng rối loạn liên quan đến vấn đề giao tiếp. Trong đó, trẻ thường gặp khó khăn nếu muốn truyền đạt thông tin bằng cả lời nói và chữ viết. 

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì? (Ảnh: Internet)

Rối loạn ngôn ngữ được phân thành 2 dạng: 

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu: Thường có biểu hiện rõ ràng như trẻ không hiểu điều người lớn nói, không hiểu các thông tin trong sách mà bé đọc.

  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Bé gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn của mình. Ở dạng này, hầu như các bé sẽ gặp cản trở khi diễn đạt bằng cả lời nói và chữ viết. Một số bé thì chỉ mắc 1 trong 2 khía cạnh kể trên.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Dựa theo kết quả nhiều nghiên cứu, vấn đề trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường xuất hiện ở bé trai nhiều hơn bé gái. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bé gái không có nguy cơ, vậy nên ba mẹ cần chú ý các biểu hiện của hội chứng này như sau:

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. (Ảnh: Internet)

  • Trẻ có giọng nói bất thường, có thể trầm hơn hoặc cao hơn

  • Bé nói lắp - tình trạng nói lặp lại 1 từ đơn nhiều lần hoặc nói chữ cuối cùng của câu liên tục

  • Bé bỏ sót âm vị khi nói, có thể là âm đầu tiên hoặc âm cuối ví dụ như: “ông” thì thành “ôn”, “mẹ” thì nói “e”,...

  • Trẻ không phát được những âm cần rung lưỡi như r, s, con không phát âm chuẩn được và có thể phát âm thành một từ ngữ khác. Chẳng hạn như “rung” thì con sẽ nói “lung”, “sách” thành “tách”…

  • Trẻ mắc chứng Apraxia (mất phối hợp động tác) là một hội chứng khiếm khuyết về hệ thần kinh ở não bộ của trẻ khiến cơ miệng không nhận được tín hiệu từ nào chuyển xuống để phát ra thành câu nói chính xác. 

  • Bé không nhớ tên gọi mọi thứ xung quanh

  • Bé nói chuyện trong vô thức

  • Bé không tập trung khi người khác nói chuyện cùng

  • Con không hứng thú với việc giao tiếp

  • Khả năng ghi nhớ của trẻ không tốt

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không? 

Có thể thấy, hội chứng rối loạn ngôn ngữ được biểu hiện qua nhiều triệu chứng. Nếu ba mẹ muốn xác định chính xác thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán. Càng phát hiện sớm thì khả năng cải thiện càng cao. 

Theo đó, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ hồi phục nếu xác định đúng nguyên nhân, từ đó có phương pháp dạy và can thiệp đúng cách. Quan trọng nhất là ba mẹ cần cho con bắt đầu can thiệp trong giai đoạn vàng từ 0 - 3 tuổi để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ ba mẹ nên áp dụng ngay

Đa số bác sĩ đều khuyên rằng trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nên kết hợp dạy ở nhà và can thiệp 1:1 với thầy cô. Tuy nhiên, nếu gia đình tạm thời chưa có điều kiện tài chính để bé kết hợp cả 2 thì bạn có thể dạy con bằng những phương pháp sau đây:

Tích cực trò chuyện cùng con

Đây là phương pháp tốt nhất để bắt đầu cải thiện tình trạng suy giảm ngôn ngữ cho bé. Bản chất của cách dạy này là tạo cơ hội và môi trường để con học nói nhiều hơn. Và khi ba mẹ dành nhiều thời gian nói chuyện với bé thì con càng nhanh bắt chước đúng theo cách nói chuyện của người lớn.

Tích cực trò chuyện cùng con. (Ảnh: Internet)

Sự tương tác được hình thành và phát triển dần qua nhiều lần trò chuyện. Điều này không chỉ giúp con chủ động nói mà còn nâng cao nhận thức, bé hiểu được mọi điều bạn nói, biết cách diễn đạt khi có nhu cầu.

Một khó khăn thường gặp trong cách dạy này đó là trẻ thường mất tập trung trong thời gian đầu. Ba mẹ cần kiên trì áp dụng nhiều mẹo để con chú ý xem bố mẹ đang nói gì. Hơn nữa, để con hiểu và làm theo, bạn cũng cần nhẫn nại nói chuyện ngay cả khi con không tương tác.

Tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với nhiều người

Đa số bé suy giảm ngôn ngữ đều ngại giao tiếp, không thích chốn đông người và thích chơi 1 mình. Dù vậy, bố mẹ càng nên tích cực đưa trẻ ra ngoài dạo chơi thường xuyên để làm quen và giúp con mạnh dạn hơn.

Khi bắt đầu, bạn có thể dẫn bé đến những nơi không quá đông đúc để con quen dần với môi trường mới. Sau đó mới cho trẻ đến những khu vực đông hơn để con không hoảng sợ và lảng tránh. Cho đến khi bé chấp nhận và tự tin hơn, con sẽ tự biết cách hòa nhập cùng mọi người.

Tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với nhiều người. (Ảnh: Internet)

Dạy con tập nói từ những câu đơn giản

So với những bé phát triển bình thường thì tình trạng rối loạn ngôn ngữ đã là một thiệt thòi với bé. Vì vậy, khi dạy con, bạn nên bắt đầu với những từ đơn. Sang giai đoạn con nói rõ ràng các từ đơn giản thì bạn có thể dạy con ghép từ thành câu dài và có nghĩa.

Quá trình học từ đơn có thể kéo dài hàng tháng, 1 năm nhưng sự kiên trì của ba mẹ sẽ được đền đáp khi con chủ động nói tốt. Hãy luôn lặp lại nội dung đã học nhiều lần để não bộ của con có đủ thời gian ghi nhớ và nhắc lại.

Dạy con tập nói từ những câu đơn giản. (Ảnh: Internet)

Rèn luyện khả năng tập trung

Như đã đề cập, trẻ suy giảm ngôn ngữ thường đi cùng với kém tập trung. Do đó, rèn luyện cho bé chú ý là tiền đề để dạy con nhiều kỹ năng khác, bao gồm cả học nói. Bạn có thể áp dụng những biện pháp giảm thiểu sự phân tâm của trẻ bằng cách: 

  • Giảm tải thời gian cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử: tivi, điện thoại, máy tính

  • Cung cấp đồ chơi cần tập trung như lắp ghép, tìm đồ vật trong tranh giấy

  • Thực hiện các hoạt động như cùng con đọc sách, đọc thơ, múa hát.

Rèn luyện khả năng tập trung qua đọc sách. (Ảnh: Internet)

Không cho bé xem đồng thời nhiều ngôn ngữ khác nhau

Rất nhiều bé được ba mẹ cho xem đồng thời tiếng Anh và tiếng Việt vì muốn bé làm quen với ngoại ngữ từ nhỏ. Với bé phát triển bình thường thì điều này không ảnh hưởng nhiều nhưng riêng bé bị rối loạn ngôn ngữ thì cần hạn chế hoặc bỏ hẳn. 

Việc diễn đạt bằng ngôn ngữ mẹ đẻ đã gặp khó khăn, nếu để trẻ tiếp xúc thêm 1 2 loại ngoại ngữ khác, con rất khó để tiếp thu và hiểu được toàn bộ những nội dung đó. Vì vậy, hãy tập trung rèn luyện 1 ngôn ngữ duy nhất cho bé và cần thật kỷ luật, nghiêm túc trong vấn đề này.

Không cho bé xem đồng thời nhiều ngôn ngữ khác nhau. (Ảnh: Internet)

Khi nào cần can thiệp cho trẻ bị rối loạn ngôn ngữ? Bằng phương pháp nào?

Song song với các phương pháp, nếu trẻ được can thiệp với thầy cô chuyên môn thì con càng tiến bộ nhanh hơn và việc khởi đầu với ba mẹ cũng dễ dàng hơn. Thời điểm tốt nhất cho bé can thiệp bắt đầu trong khoảng 0 - 3 tuổi. 

0 - 3 tuổi là giai đoạn can thiệp tốt nhất cho bé. (Ảnh: Internet)

Mục đích của can thiệp trị liệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là bắt đầu phát triển ngôn ngữ và dạy các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết theo cách tích hợp. Điều này giúp trẻ tiếp thu, giao tiếp, truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và dễ dàng hơn.

Theo đó, có 3 phương pháp can thiệp được phân trong 2 nhóm như sau:

Nhóm 1: Phương pháp tự nhiên nhất

Phương pháp tự nhiên hướng đến mục tiêu để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách thoải mái, thay vì bắt trẻ phải thực hiện điều gì đó mà con không muốn. 

Lấy trẻ làm trung tâm (Child-centered) 

Hiểu đơn giản, phương pháp CC được thực hiện theo sự dẫn dắt của trẻ và giáo viên sẽ đồng hành, tôn trọng những điều mà trẻ mong muốn. 

Theo các chuyên gia, ưu điểm của phương pháp này là trẻ không bị bắt buộc làm theo hành động mà sẽ luôn được thoải mái thực hiện và tham gia vào những điều mà mình yêu thích, mong muốn dựa trên sự theo dõi, quan sát của giáo viên. Hơn nữa, CC không đòi hỏi bé phải phản ứng lại giao tiếp của giáo viên, con hoàn toàn có quyền đáp ứng hoặc không tùy vào mong muốn của mình.

Dù vậy nhưng phương pháp này vẫn còn khó khăn và thường chỉ áp dụng trong thời gian bắt đầu can thiệp. Một số cách thức thực hiện cụ thể trong phương pháp này gồm:

  • Nói một mình

  • Nói song song

  • Kỹ thuật bắt chước

  • Mở rộng ngữ pháp

  • Mở rộng ngữ nghĩa/ từ vựng

  • Mở rộng và thu gọn

  • Thay đổi mẫu câu

Phương pháp can thiệp trẻ rối loạn ngôn ngữ tự nhiên. (Ảnh: Internet)

Phương pháp động/kết hợp (Hybrid approach)

Đây là sự kết hợp của 2 phương pháp CC và CD (được đề cập ở nhóm 2), tên gọi tắt là HA. Về bản chất, giáo viên vẫn chủ động tạo ra môi trường phát triển ngôn ngữ tự nhiên với từng bé nhưng có thể vừa nâng cao tính cấu trúc sắp đặt cho mỗi buổi khác nhau.

Với cách thức này, trẻ được hỗ trợ qua 3 điểm chính sau:

  • Nâng cao tập trung vào mục tiêu can thiệp ngôn ngữ sau khi tiến hành lượng giá.

  • Giáo viên có thể kiểm soát và quản lý tốt việc lựa chọn các hoạt động, đồ dùng, trò chơi nhưng vẫn đảm bảo có cơ hội phản phản hồi tức thời để đáp ứng tốt các mục tiêu can thiệp ban đầu.

  • Giáo viên ứng dụng hình thức thúc đẩy ngôn ngữ để giúp phản hồi lại tốt giao tiếp của trẻ đồng thời hỗ trợ làm mẫu, tăng sự chú ý vào các mục tiêu can thiệp.

Cụ thể một số kỹ thuật chính được thực hiện trong HA gồm:

  • Kích thích tập trung (Focused stimulation)

  • Cấu trúc dọc  (vertical structuring)

  • Can thiệp rối loạn ngôn ngữ trị liệu theo kịch bản (script therapy). 

Nhóm 2: Phương pháp không tự nhiên nhất

Phương pháp can thiệp trẻ rối loạn ngôn ngữ không tự nhiên. (Ảnh: Internet)

Giáo viên chỉ đạo (Clinician – directed) -  CD trái với phương pháp CC ở nhóm 1, các bé được can thiệp cần thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên trong hầu hết các hoạt động, bao gồm cả việc chơi.

Ưu điểm của CD là loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây xao nhãng, ảnh hưởng đến khả năng chú ý của trẻ, từ đó tăng cơ hội phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Thông thường, CD được áp dụng cho bé cần có sự lặp lại nhiều lần để điều chỉnh phát âm, mở rộng ngôn ngữ, lời nói.

Cụ thể một số kỹ thuật chính được thực hiện trong CD gồm:

  • Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ Drill (học vẹt)

  • Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ Drill play (Học vẹt qua trò chơi)

Lưu ý quan trọng bảo vệ con khỏi chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ 

Có thể thấy, dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ là một quá trình dài chứ không chỉ 1 giai đoạn. Do đó, để phòng tránh con trẻ mắc hội chứng này, ba mẹ cần nắm được những vấn đề dưới đây: 

Hạn chế xem tivi điện thoại

Trong hầu hết các bất thường về phát triển trí não, kỹ năng nói, đọc, viết,... của trẻ thì thiết bị điện tử là yếu tố cần lưu ý hàng đầu. Theo đó, việc xem tivi hay điện thoại thường xuyên khiến trẻ rơi vào trạng thái bị động, chỉ nghe từ 1 chiều mà không có phản ứng. 

Mặt khác, xem tivi thường xuyên là giảm cơ hội để trẻ tương tác, nói chuyện với người khác. Điều này làm hạn chế khả năng giao tiếp, có thể khiến bé tự ti và gặp rào cản khi muốn diễn đạt ý muốn với mọi người.

Hạn chế xem tivi điện thoại với bé rối loạn ngôn ngữ. (Ảnh: Internet)

Không để con tự chơi 1 mình thường xuyên

Điểm tương đồng với việc xem tivi của vấn đề này chính là con bị hạn chế về môi trường giao tiếp. Càng kéo dài tình trạng, con càng mất khả năng ngôn ngữ do không có đủ vốn từ và sự hiểu biết để trò chuyện cùng người khác. Ngoài ra, vấn đề cũng làm mối quan hệ giữa ba mẹ và bé bị ảnh hưởng lớn.

Đáp ứng tốt nhu cầu về thể chất, cảm xúc và tâm lý của trẻ

Yếu tố sức khỏe cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ. Bé có khỏe mạnh, vui vẻ, con mới có đủ năng lượng để tương tác với mọi người. 

Như vậy, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể để trẻ nâng cao thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, hãy luôn trò chuyện để thấu hiểu và giúp con chủ động bộc lộ cảm xúc, tránh để bé tiêu cực và xa cách bố mẹ trong giai đoạn đầu đời.

Luôn đáp ứng tốt nhu cầu về dinh dưỡng để nâng cao thể chất của trẻ. (Ảnh: Internet)

Giảm thiểu chấn thương tâm lý từ gia đình

Những cuộc cãi vã lớn tiếng, mối quan hệ bất đồng khiến cha mẹ li dị,... ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ. Do đó, ba mẹ nên trò chuyện cùng nhau để hòa hợp, tạo môi trường sống hòa thuận giúp gia đình luôn ấm cúng và hạnh phúc. Điều này sẽ giúp trẻ luôn trong trạng thái tích cực và con dễ dàng chủ động nói chuyện nhiều hơn với người thân trong gia đình. 

Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi

Mức độ hiểu biết và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống. Nếu ba mẹ thường xuyên để trẻ ở môi trường bất lợi về ngôn ngữ thì kỹ năng nói của con càng giảm và ngược lại. Do đó, tích cực đưa bé đến những nơi đông vui, có nhiều hoạt động là cách tốt nhất để bé được thể tiếp thu ngôn ngữ một cách đa dạng và dễ dàng.

Giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh & hạnh phúc

Giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh & hạnh phúc. (Ảnh: Internet)

Nếu bé được nuôi dưỡng trong môi trường đầy yêu thương, hạnh phúc và được chăm sóc cẩn thận cả về thể chất và tinh thần thì khả năng phát triển ngôn ngữ của bé sẽ luôn đạt chuẩn. 

Tuy nhiên, cũng không thể khẳng định 100% bé được chăm sóc chu đáo thì đều phát triển ngôn ngữ tốt và ngược lại. Đôi khi, bé gặp rối loạn ngôn ngữ do nhiều yếu tố tác động nên bạn cần theo dõi và khám sớm nếu thấy bé có biểu hiện.

Thiệt thòi lớn nhất là khi con gặp hạn chế về ngôn ngữ hoặc về thể chất, trí tuệ, vì vậy Monkey chia những cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ trên đây như một phương pháp hỗ trợ cha mẹ nuôi dưỡng con tốt nhất đồng thời tạo cơ hội để con phát triển như bạn bè đồng lứa. Quan trọng hàng đầu vẫn là sự đồng hành, thấu hiểu của ba mẹ, vì vậy hãy luôn kiên trì và vượt qua thử thách này cùng con nhé!

Chúc ba mẹ thành công!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!