zalo
Cách chữa trị vấn đề trẻ 8 tuổi nói lắp hiệu quả ba mẹ cần biết
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Cách chữa trị vấn đề trẻ 8 tuổi nói lắp hiệu quả ba mẹ cần biết

Lê Hương
Lê Hương

30/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vấn đề trẻ 8 tuổi nói lắp là vấn đề ba mẹ đáng lưu ý. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra tình trạng rối loạn ngôn ngữ. Đặc biệt, nói lắp không những gây cản trở giao tiếp hàng ngày của các bé mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tương lai sau này. Chính vì thế, các cha mẹ cần có cách chữa trị vấn đề nói lắp này. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn cách chữa trị vấn đề trẻ 8 tuổi nói lắp.

Nói lắp là gì? 

Nói lắp ở trẻ cũng được xem là một hình thức rối loạn ngôn ngữ đặc trưng. Chứng nói lắp thường phổ biến ở những bé trước 6 tuổi. Đặc biệt những trẻ từ 2 - 4 tuổi sẽ mắc chứng nói lắp nhiều hơn so với những độ tuổi khác. Đa phần, bé trai thường sẽ mắc chứng nói lắp nhiều hơn bé gái.

Nói lắp là tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Biểu hiện của nói lắp

Trẻ 8 tuổi nói lắp thường có những biểu hiện sau:

  • Những trẻ mắc chứng nói lắp thường nói chuyện theo tốc độ rất chậm, kéo dài, lặp lại các từ.

  • Nói không theo nhịp điệu thông thường như những đứa trẻ cùng trang lứa, không thạo và hay bị gián đoạn trong câu nói.

  • Nói chuyện không trôi chảy kèm theo các hành động bất thường về vận động như chớp mắt hoặc run môi.

  • Trẻ bị mắc chứng nói lắp thường biết chính xác những gì mình muốn nói nhưng rất khó khăn để trong việc truyền đạt hết câu nói cho người nghe.

  • Khi giao tiếp với người khác, những trẻ mắc chứng nói lắp thường có cảm giác lo lắng, bối rối. Khi càng lo lắng, các bé càng khó khăn trong việc diễn đạt. Lâu dần, các bé ngại kết giao với người khác và thu mình lại.

Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ nói không trôi chảy nhưng không phải nói lắp. Có thể do sự cố ý kéo dài trong câu nói của trẻ hoặc do rụt rè chưa quen nên không biết nói gì. Nhưng những trường hợp đó chỉ xảy ra tầm vài lần chứ không tiếp diễn thường xuyên như nói lắp.

Biểu hiện của bệnh nói lắp khá rõ rệt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tại sao trẻ 8 tuổi hay nói lắp?

Ngày nay, những trẻ mắc chứng nói lắp đa phần rơi vào độ tuổi từ 2 - 6 tuổi. Nếu như các cha mẹ phát hiện kịp thời và có những phương pháp chữa trị hợp lý thì không quá 6 tháng trẻ sẽ khỏi. Theo thống kê, khoảng 75% trẻ em phục hồi và bỏ đi tật nói lắp, 25% còn lại tiếp tục nói lắp. Đa phần các bé mắc chứng nói lắp đều do một trong những nguyên nhân sau:

Do di truyền

Theo các y bác sĩ nghiên cứu và đưa ra kết luận là tật nói lắp có yếu tố di truyền. Nếu gia đình có tiền sử mắc tật nói lắp thì nguy cơ trẻ em mắc phải tật này lên đến 36 - 60%.

Do tâm lý

Yếu tố tâm lý cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên vấn đề trẻ 8 tuổi nói lắp. Đặc biệt, những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một gia đình không hòa thuận, cha mẹ bất hòa, ly dị hay bị trừng phạt hoặc trẻ bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị thường có nguy cơ mắc chứng nói lắp cao hơn những đứa trẻ bình thường. 

Do sống trong hoàn cảnh đó nên trẻ luôn mang cảm giác sợ hãi, lo lắng, trầm cảm, luôn mang suy nghĩ tiêu cực. Lâu dần sẽ khó nói chuyện hay tiếp xúc với người khác và cuối cùng dẫn đến nói lắp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh nói lắp ở trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Do não bộ chậm phát triển

Thông thường trẻ em từ 1-2 tuổi sẽ bắt đầu tập nói, khi lên đến 3 tuổi các bé có thể nói được những câu dài. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, có một số bé có khả năng ngôn ngữ hay mức độ trưởng thành trí não chậm sẽ không thể diễn tả trôi chảy cả một câu như những đứa trẻ đồng trang lứa sẽ dẫn đến nói lắp. 

Tật nói lắp này cũng sẽ biến mất khi trẻ lớn, khả năng ngôn ngữ đã phát triển. Đặc biệt, các cha mẹ nên lưu ý những trẻ 8 tuổi nói lắp vì đây có thể do bệnh lý, nếu không điều trị kịp thời bé sẽ nói lắp vĩnh viễn.

Do môi trường sống

Trẻ em hay bắt chước và làm theo những người xung quanh. Nếu sống chung với những người nói lắp trong một thời gian dài mà không có sự giáo dục hay chỉ dạy của cha mẹ, rất có thể các bé sẽ học theo và mắc tật nói lắp.

Xem thêm: Cách dạy trẻ 8 tuổi khó bảo ba mẹ cần biết

Các phương pháp dân gian chữa nói lắp

Có rất nhiều phương pháp dân gian chữa nói lắp cho trẻ 8 tuổi. Các phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Cho các bé có một môi trường sống tốt nhất

Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến các bé, ảnh hưởng đến tinh thần cũng như cách nói chuyện của trẻ. Chẳng hạn, nếu như trẻ tiếp xúc với người nói lắp trong một thời gian dài các bé sẽ bắt chước theo và bị nói lắp.

Chính vì thế, nếu như gia đình và những người thân thiết xung quanh bé có ai bị nói lắp các cha mẹ nên giáo dục, chỉ dạy bé trước khi cho tiếp xúc với người đó.

Không nên làm hành động bài xích hay khinh thường những người nói lắp. Vì những hành động đó của cha mẹ sẽ là tấm gương xấu cho các bé trong cách ứng xử. Sau này, các bé sẽ có thói quen khinh thường và chà đạp những người mắc dị tật bẩm sinh thay vì đồng cảm với họ.

Cho các bé có một môi trường sống tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chữa trị vấn đề trẻ 8 tuổi nói lắp bằng cách điều trị tâm lý trước 

Vấn đề tâm lý sẽ gây ảnh hưởng  cho trẻ, lâu dần sẽ khiến các bé nói lắp. Chính vì thế, để chữa được chứng nói lắp các cha mẹ cần xoa dịu tâm lý các bé trước. 

Khi phát hiện ra trẻ nói lắp cha mẹ cần tìm hiểu rõ do vấn đề tâm lý nào khiến trẻ bị nói lắp. Sau đó, tiến hành an ủi, tiếp sức và kiên nhẫn chữa trị cho các bé bằng cách tập cho các bé nói trôi chảy từ những câu đơn giản.

Trong quá trình chữa trị, cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của các bé. Các cha mẹ nên loại bỏ căng thẳng tinh thần cho các bé bằng cách tạo cho trẻ môi trường chữa trị an ổn, vui vẻ. Trong lúc tập cho các bé nói cha mẹ nên làm mọi cách để trẻ cảm thấy vui vẻ, tự tin khi nói.

Chữa trị vấn đề trẻ 8 tuổi nói lắp bằng cách điều trị tâm lý trước

Hướng dẫn trẻ theo từng bước đúng đắn, kiên nhẫn hết mức có thể

Bố mẹ nên nhớ cách chữa trị vấn đề trẻ 8 tuổi nói lắp hiệu quả nhất là cần kiên nhẫn, hướng dẫn cón nói từ từ. Đặc biệt, khi tập cho các bé nói bố mẹ cần tập trung và kiên nhẫn lắng nghe hết câu, không nên ngắt lời các bé. Hãy để cho các bé thoải mái diễn tả hết câu từ cũng như cảm xúc của mình. 

Lâu dần, trẻ sẽ cảm nhận được sự thoải mái, vui tươi trong mỗi lần tập nói. Từ đó, tự giác tập nói nhanh theo bố mẹ và hứng thú với mỗi buổi tập luyện như thế hơn. Siêng năng tập luyện chứng nói lắp sẽ được cải thiện dần.

Trong một số trường hợp, có nhiều trẻ không bị nói lắp khi kể chuyện hay chơi những trò chơi mà mình yêu thích. Chính vì thế, cha mẹ có thể thử chữa trị nói lắp cho các bé bằng phương pháp kể chuyện hay xây dựng những trò chơi đúng ý thích của trẻ.

Đặc biệt, khi trẻ luyện tập tốt cha mẹ nên có những lời khen hay những món quà để khích lệ tinh thần các bé. Ngoài ra, trong các buổi luyện tập các cha mẹ nên khuyến khích trẻ hát, đọc thơ theo nhịp điệu để tạo tâm trạng vui tươi, thoải mái, tự tin cho trẻ.

Hướng dẫn trẻ theo từng bước đúng đắn, kiên nhẫn hết mức có thể

Ngày nay, vấn đề trẻ 8 tuổi nói lắp đang rất phổ biến, gây nhiều phiền muộn cho các cha mẹ. Nếu cha mẹ không phát hiện ra kịp thời chứng nói lắp của con và tiến hành điều trị kịp thời có thể khiến các bé nói lắp vĩnh viễn cũng như gây hạn chế khả năng ngôn ngữ của con khi lớn. Hy vọng qua những phương pháp trị nói lắp cho trẻ trong bài viết, các cha mẹ có thể tự chữa trị chứng nói lắp cho con mình.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!