zalo
Trẻ 8 tuổi khó ngủ ba mẹ cần làm gì?
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 8 tuổi khó ngủ ba mẹ cần làm gì?

Lê Hương
Lê Hương

18/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề trẻ 8 tuổi khó ngủ lại xuất hiện khá phổ biến khiến trẻ chậm phát triển chiều cao, cân nặng và ảnh hưởng đến trí não. Hãy cùng Monkey tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Nguyên nhân trẻ 8 tuổi khó ngủ

Bố mẹ chưa thiết lập được thói quen khoa học dành cho các bé nên việc trẻ không có được giấc ngủ tốt vào ban đêm không thể không tránh khỏi. Và tình khiến sinh hoạt của bé không theo lịch trình hoặc do bé đã ngủ quá nhiều vào ban ngày đến đêm bé muốn thức chơi cùng với bố mẹ.  

Với bé 8 tuổi ở độ tuổi này bé thường ngủ muộn và ít hơn các lứa tuổi khác vì ở độ tuổi này các bé căng thẳng đầu óc do học nhiều, ham chơi và ngủ ít ngủ thiếu dẫn đến tình trạng các bé bị kiệt sức, người đuối không tỉnh táo. Cần cho trẻ ngủ đủ giấc nhất là trong các ngày đi học và các kỳ thi quan trọng. 

Nguyên nhân trẻ 8 tuổi khó ngủ. (Ảnh: Internet)

Trẻ 8 tuổi khó ngủ ảnh hưởng ra sao?

Các chuyên gia cho rằng, trẻ 8 tuổi ngủ không đủ giấc không chỉ bị ảnh hưởng rõ nét ở khả năng tập trung, thành tích học tập mà còn tiềm ẩn những nguy cơ lâu dài về mặt sức khỏe của chính các bé. 

  • Điều bố mẹ cần quan tâm chính là mối liên hệ giữa việc ngủ quá ít với việc chán nản, sa sút tinh thần và dễ tự làm hại bản thân ở lứa tuổi gần với tuổi dậy thì và trẻ có xu hướng thay đổi suy nghĩ. 
  • Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của trẻ. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh trung học ngủ ít hơn 6 tiếng có nguy cơ trầm cảm, nghĩ đến việc tự tử hoặc tự làm hại bản thân cao hơn những bạn đồng trang lứa ngủ đủ 8 tiếng gấp 3 lần.

Trẻ 8 tuổi khó ngủ ảnh hưởng ra sao? (Ảnh: Internet)

Cách điều trị khó ngủ ở trẻ

Có thể thấy, khó ngủ ảnh hưởng lớn đến cả sức khỏe và tinh thần của bé trong thời điểm hiện tại, thậm chí về sau. Do đó, bạn cần khắc phục tình trạng này bằng những biện pháp dưới đây:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Các buổi ăn của trẻ nên có những chất bổ sung thêm dinh dưỡng giúp bé không còn tình trạng mất ngủ: 

Vitamin B1 (Thiamin): Giúp chuyển hóa các chất bột, đường thành năng lượng và giúp các dây thần kinh của bé hoạt động tốt, làm cho cơ thể thoải mái. Ở những bé mất ngủ, nồng độ vitamin B1 trong máu thường rất thấp. Vậy nên, bạn cần cho bé ăn những nhóm thực phẩm giàu B1 như: Thịt heo, cá tươi, gạo lứt đỏ, sữa đậu nành, thịt gà…

Magie: Mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu magie vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên. Những thức ăn giàu magie chẳng hạn như: rau mồng tơi, rau bina (spinach), rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí, chocolate, lúa mạch.

Tryptophan: Đây là dưỡng chất có nhiều trong đậu phộng hoặc gà. Chất này có tác dụng tăng nồng độ serotonin trong não nên có thể gây buồn ngủ. Nếu bé hơi đói bụng vào lúc sắp sửa đi ngủ, hãy uống một ly sữa ấm với chút mật ong, kèm vài hạt hạnh nhân, một miếng gà tây ăn với bánh mì, nui hay cơm. Điều này sẽ giúp cho tryptophan mau được hấp thu vào máu dễ dẫn đến tình trạng buồn ngủ nhanh hơn.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp bé dễ ngủ. (Ảnh: Internet)

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Những việc thư giãn được bố mẹ sắp xếp cho các bé theo cùng một trật tự và vào cùng một mỗi đêm sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon. Cho con tắm nước ấm sẽ giúp con bạn thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ, giữ đèn mờ trong không gian ngủ để kích thích cơ thể con bạn sản xuất hormone ngủ - melatonin. 

Khi trẻ đã lên giường, khuyến khích trẻ đọc thầm hoặc nghe một vài bản nhạc thư giãn hoặc kể một câu chuyện trong sách cho trẻ nghe, với giọng đều đều và nhỏ nhẹ vừa làm trẻ đi vào giấc ngủ và vừa giúp trẻ có thói quen tốt. 

Điều trị bằng gừng

Gừng (còn được gọi là Zingiber Officinale) được xem là loại gia vị thường gặp trong bữa ăn của nhiều gia đình. Bên cạnh đó, đây còn là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền nhờ có tính cay, ấm và 3 kinh: Phế, tỳ, vị. Nhờ vậy, gừng có chức năng tán hàn ôn trung, phát biểu, hành thủy, giải độc…

Riêng với bệnh mất ngủ đối với trẻ nhỏ trong gừng có chứa chất cinehowc. Đây là chất giúp giải tỏa căng thẳng, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon giấc hơn.

Ba mẹ có thể nấu nước gừng để ngâm chân con mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn. Hoặc đơn giản chỉ cần cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày sẽ có công hiệu.

Ngâm chân bằng nước gừng giúp con dễ ngủ. (Ảnh: Internet)

Xem thêm: Trẻ 8 tuổi vẫn đái dầm phải làm sao?

Bài viết trên giúp các bố mẹ có những phương pháp hạn chế được tình trạng trẻ 8 tuổi khó ngủ hoặc các vấn đề tương tự có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bé. Hãy theo dõi Blog Sự phát triển của trẻ để cập nhật kiến thức nuôi con giúp bé phát triển tốt nhất nhé!

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey