zalo
Trẻ 9 tuổi khó ngủ do nguyên nhân gì, cách khắc phục ra sao?
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 9 tuổi khó ngủ do nguyên nhân gì, cách khắc phục ra sao?

Lê Hương
Lê Hương

16/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thực tế, khá nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 9 tuổi khó ngủ bởi một số nguyên nhân nhất định. Vậy trẻ 9 tuổi khó ngủ do đâu, làm thế nào để khăc phục? Hãy cùng Monkey tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ 9 tuổi khó ngủ

Không riêng người lớn, trẻ em cũng có thể mất ngủ. Đối với bé 9 tuổi, con có thể khó ngủ do những vấn đề sau:

Trẻ lo sợ tâm lý bất ổn

Theo các chuyên gia, tâm trạng trước khi đi ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Nếu trẻ đi ngủ trong hoang mang, lo sợ thì sẽ rất khó để ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc. Bé sẽ trằn trọc, nghĩ ngợi, ép buộc bản thân phải nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng càng ép thì bé lại càng khó ngủ hơn.

Trẻ lo sợ tâm lý bất ổn. (Ảnh: Internet)

Thiếu chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng chính là “nguồn thức ăn” nuôi dưỡng và thúc đẩy các hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Do đó, việc thiếu các chất vi lượng như sắt, canxi, magie, v.v. cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thần kinh, gây ra tình trạng mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Chế độ sinh hoạt không ổn định

Chế độ sinh hoạt của gia đình cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Chẳng hạn, việc ba mẹ thường xuyên đi ngủ muộn có thể khiến cho bé không chịu đi ngủ trước hoặc gây ra những tiếng động khó chịu khiến bé giật mình trong lúc ngủ.

Đặc biệt, nhiều phụ huynh quá bận rộn thường hay cho bé sử dụng điện thoại di động hàng giờ trước khi ngủ. Đây chính là liều thuốc độc hại đối với không những giấc ngủ mà còn với quá trình phát triển của bé.

Chế độ sinh hoạt không ổn định. (Ảnh: Internet)

Không gian phòng ngủ không thoải mái

Không gian phòng ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với giấc ngủ của bé. Nếu không gian phòng thoáng đãng, nhiệt độ mát mẻ, giường ngủ rộng rãi, nệm êm ái thì chắc chắn bé sẽ rất dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Những ảnh hưởng của việc trẻ mất ngủ

Ông bà ta thường dùng câu nói “Ăn được ngủ được là tiên - Không ăn, không ngủ, mất tiền thêm lo” để nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ đối với con người. Nếu tình trạng khó ngủ xảy ra thường xuyên, bé sẽ gặp phải những tổn hại nặng nề về thể chất và tinh thần.

Tổn hại thể chất

Do thiếu ngủ, bé không có đủ nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động vào ngày hôm sau. Khi đó, bé sẽ rơi vào trạng thái uể oải, vật vờ, lười vận động, thậm chí lười ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, bé sẽ chậm lớn, thấp bé và còi cọc.

Trẻ mất ngủ làm tổn hại thể chất. (Ảnh: Internet)

Chậm phát triển trí não

Ngủ là trạng thái nghỉ của hệ thống thần kinh, khi đó các hoạt động vật lý bị tạm ngừng một phần hoặc hoàn toàn để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày dài làm việc. Ngược lại, mất ngủ sẽ khiến cơ thể vật vờ, năng lượng cơ thể không những bị tiêu hao mà còn không được tái tạo đầy đủ. Khi đó, trí nhớ của bé sẽ giảm sút, khả năng tập trung kém hơn so với trước, tâm trạng thất thường, hay cáu gắt vô cớ.

Trẻ 9 tuổi khó ngủ phải làm sao?

Vậy làm thế nào để trẻ ngủ ngon và đủ giấc? Ba mẹ nên thử áp dụng các biện pháp dưới đây:

Thay đổi không gian ngủ

Nếu như không gian ngủ của bé quá chật chội, nóng nực thì phụ huynh có thể cân nhắc chuyển sang một không gian khác thông thoáng hơn. Giường ngủ, đệm ngủ cũng cần được lựa chọn kỹ càng nhằm mang đến sự thoải mái nhất có thể cho bé.

Ánh sáng trong phòng cũng nên được điều chỉnh thích hợp, hạn chế ánh sáng xanh, đỏ vì có thể giảm tiết hóc môn melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ của bé.

Thay đổi không gian ngủ cho trẻ. (Ảnh: Internet)

Nhạc dễ ngủ

Mở nhạc nhẹ nhàng, thanh tịnh sẽ giúp bé cảm thấy bình an, thoải mái, không còn lo sợ nữa. Hoặc phụ huynh cũng có thể đọc những loại truyện yêu thích để bé phấn chấn hơn. Một khi tâm trạng tốt, bé sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. 

Ngủ cùng bé đến khi con sẵn sàng ngủ riêng

Nhiều bé khi được phụ huynh cho ra ngủ riêng sẽ không quen và không ngủ sâu giấc được. Chính vì thế, phụ huynh cần ngủ với bé trong một vài ngày đầu và dần dần tập thói quen ngủ riêng cho bé.

Khi ngủ cùng bé, phụ huynh cũng có thể trò chuyện nhẹ nhàng, tình cảm với bé, tìm hiểu nguyên nhân mà bé khó ngủ để có thể tìm cách khắc phục thỏa đáng.

Ngủ cùng con đến khi con sẵn sàng ngủ riêng. (Ảnh: Internet)

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Điều đặc biệt quan trọng đó là phụ huynh cần phải xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và quy củ để bé đi vào nề nếp. Lúc này, giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ được ấn định cụ thể, bé chỉ việc hoạt động theo chế độ sinh hoạt này. Điều này tạo cho bé đồng hồ sinh học nhất quán, dễ kiểm soát và dễ điều chỉnh hơn.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên hạn chế cho bé ngủ ngày quá ngày. Thời gian ngủ ngày tốt nhất cho trẻ 9 tuổi là từ 15-30 phút.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé

Dinh dưỡng được bổ sung vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm, thức uống. Phụ huynh cần lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin, omega3, chất xơ,... như các loại rau, sữa, trứng, hải sản,... và xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng cho bé. Bên cạnh đó, phụ huynh cần tránh cafein có trong cà phê, trà, nước tăng lực bởi cafein chính là nguyên nhân chính yếu gây mất ngủ.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. (Ảnh: Internet)

Xem thêm: Tâm lý trẻ 9 tuổi và sự đồng hành của ba mẹ

Muốn con phát triển khỏe mạnh và toàn diện, phụ huynh cần chú trọng xây dựng chế độ ngủ hợp lý. Monkey hy vọng rằng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho quý bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về vấn đề trẻ 9 tuổi khó ngủ, phụ huynh có thể tìm được các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ cho con mình.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!