Giai đoạn trẻ 7 tuổi là thời điểm con đi học chăm ngoan từ sáng đến chiều. Đồng thời, trẻ còn được học ngoại khóa, kỹ năng khá nhiều nên mẹ cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất. Monkey xin gửi tới ba mẹ một số món ăn cho trẻ 7 tuổi cũng như nguyên tắc và sự kết hợp dinh dưỡng để giúp con nhận được đủ dưỡng chất quan trọng. Ba mẹ hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ 7 tuổi
- Vitamin B
Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong hoạt động tế bào thần kinh ở trẻ nhỏ. Sự thiếu hụt vitamin nhóm B sẽ dẫn đến những khiếm khuyết trong hoạt động dẫn truyền của tế bào thần kinh, điều này khiến cho trẻ khó tập trung và hay mệt mỏi.
Vitamin nhóm B có rất nhiều trong các loại thực phẩm rau củ có lá màu xanh, nhưng lại rất dễ bị mất trong quá trình chế biến vì nó tan được trong nước.
Để cơ thể hấp thụ loại vitamin này tốt hơn, mẹ hãy kết hợp với các thực phẩm chứa protein (đạm) cao. Giá trị đạm cao có nghĩa là có sự kết hợp ít nhất 2 nguồn đạm khác nhau trong ngày, ví dụ như tôm -thịt, gà-thịt hoặc cá-thịt.
-
Sắt và vitamin C
Sắt có 2 dạng, đó là hoạt động (từ thịt động vật) và không hoạt động (từ thực vật). Để tối ưu sử dụng sắt trong bữa ăn của mỗi người thì sẽ cần một lượng vitamin C nhất định. Cứ 100 gam thực phẩm giàu sắt thì sẽ cần 20mg vitamin C.
Theo nghiên cứu, một bữa ăn của bé khỏe mạnh có nguy cơ thiếu hụt sắt 10%, nhưng đối với các bé biếng ăn thì con số này sẽ cao hơn rất nhiều. Vì vậy, việc kết hợp giữa sắt và vitamin C sẽ tăng tỷ lệ hấp thụ tối đa sắt từ thực phẩm, chuyển thành dạng hoạt động khi vào cơ thể của trẻ.
-
Vitamin D – Canxi và Omega 3
Vitamin D có tính chất tan trong chất béo, vì lẽ đó bữa ăn phải có chất béo để sử dụng tối ưu nguồn vitamin D trong thực phẩm. Canxi là một nguyên tố cần có của vitamin D trong việc tăng hấp thụ ở ruột. Còn chất béo không có Omega-3 có vai trò trong quá trình hình thành cấu trúc não bộ.
Một số loài cá có chất béo omega-3 tốt phổ biến đó là cá thu, cá hồi, cá chép. Tuy nhiên, để chất béo Omega-3 được tối ưu, mẹ cần phải chế biến luôn cả phần da cá, vì lớp mỡ dưới da và mỡ bụng giàu loại chất béo này. Hãy bổ sung các món ăn được chế biến từ cá vào thực đơn của con hằng ngày nhé.
-
Bổ sung kẽm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng cho cơ thể con người, nhất là với trẻ nhỏ. Khi được cung cấp đủ kẽm, cơ thể có thể tổng hợp protein, xương phát triển khỏe mạnh, trí não và cơ bắp tốt hơn,… Do vậy, mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ, chú ý đến các biểu hiện thiếu kẽm để bổ sung kịp thời, đảm bảo con có thể phát triển toàn diện. Đối với trẻ 7 tuổi, cần 10mg nguyên tố kẽm mỗi ngày để cơ thể.
Gợi ý món ăn cho trẻ 7 tuổi
Cơm thịt kho canh mồng tơi
Nguyên liệu chế biến thịt kho:
-
Thịt
-
Trứng cút
-
Nước dừa tươi
-
Nước mắm
-
Hành khô, hạt tiêu, đường.
Cách chế biến:
-
Thịt lợn rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Sau đó ướp với 3 thìa nước mắm và 1 củ hành tím băm nhỏ.
-
Cho trứng cút vào nồi luộc chín, khi dùng đũa gắp được trứng lên 1 cách dễ dàng tức là trứng đã chín. Lúc này, vớt trứng ra và thả vào bát nước lạnh, ngâm cho đến khi trứng nguội thì bóc vỏ, để riêng ra bát.
-
Cho dầu ăn vào chảo rồi chiên trứng ngập trong dầu. Đến khi lớp vỏ trứng săn lại, chuyển màu vàng thì vớt ra.
-
Tiếp theo, mẹ hãy cho dầu ăn vào chảo nóng, cho 3 thìa đường vào để canh nước hàng. Đảo đều tay đến khi nước có màu cánh dán thì cho thịt vào xào cùng. Đến khi thịt săn lại thì mẹ đổ thêm nước dừa tươi sâm sấp mặt thịt, đun sôi trên lửa nhỏ. Su đó, mẹ cho trứng cút vào đảo nhẹ tay rồi ninh đến khi miếng thịt mềm, nước trong nồi sền sệt, trứng cút đã ngấm đều gia vị thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là có thể tắt bếp rồi.
Nguyên liệu chế biến canh mồng tơi:
-
Rau mồng tơi
-
Gia vị
-
Thịt nạc băm
-
Hành khô
Cách chế biến:
-
Rau mồng tơi nhặt lấy phần lá và ngọn, đem rửa sạch rồi thái nhỏ.
-
Hành khô mẹ hãy bóc vỏ, rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ.
-
Cho một chút dầu ăn vào chảo nóng, sau đó phi thơm hành khô.
-
Tiếp tục cho thịt nạc băm vào xào chung, đến khi thịt chín thì đổ nước vào làm canh.
-
Khi nước đã sôi thì mẹ hãy bỏ rau mồng tơi vào đảo đều, đun trong khoảng 2-3 phút thì tắt bếp, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Cơm trứng chiên gà xé nhỏ
Nguyên liệu chế biến trứng chiên:
-
Trứng gà
-
Hành khô
Cách chế biến:
Đập 2 quả trứng gà vào bát, cho gia vị vừa ăn rồi khuấy tan trứng.
Hành khô bóc vỏ, rửa lại với nước cho sạch rồi đập dập, băm nhỏ.
Cho dầu ăn vào chảo nóng trên bếp. Khi dầu nóng thì cho hành vào phi thơm, đổ trứng vào chiên, khi thấy trứng chín mặt dưới thì cuộn từng lớp mỏng. Chiên trong khoảng 2 phút nữa thì mẹ hãy tắt bếp.
Nguyên liệu chế biến gà xé:
-
Gà ta
-
Hành tây
-
Giá đỗ
-
Rau răm
-
Lá chanh
-
Chanh
-
Gia vị
Cách chế biến gà xé nhỏ:
-
Gà mua về rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín, sau đó vớt ra để nguội, lọc bỏ phần xương gà, xé thịt thành từng miếng nhỏ. Ướp thịt gà đã xé với nửa muỗng canh nước mắm, nửa muỗng canh hạt nêm và tiêu xay.
-
Hành tây lột vỏ, rửa sạch rồi thái múi cau. Pha nước với một chút dấm gạo và vài viên nước đá để ngâm hành tây trong 10 phút. Sau đó vớt hành ra để ráo nước.
-
Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước. Lá chanh rửa sạch, thái sợi chỉ.
-
Rau răm nhặt lấy phần lá, rửa sạch rồi thái nhỏ.
-
Pha nước trộn gà bằng cách vắt nước cốt, nước mắm, đường rồi khuấy đều.
-
Cho thịt gà, hành tây, giá đỗ vào trộn chung với phần nước trộn đã pha rồi bóp đều cho ngấm gia vị. Cuối cùng cho lá chanh, rau răm vào trộn đều, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Bánh canh thịt, bơ
Nguyên liệu chế biến:
-
Bột gạo 300 gram
-
Thịt băm 300 gram
-
Tôm
-
Trứng cút
-
Hành lá
-
Hành tím, tỏi
-
Dầu ăn
-
Gia vị
-
Bột năng
Cách chế biến:
-
Ướp thịt băm với một ít đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay, hành tím và tỏi băm, sau đó trộn đều, để trong khoảng 20 phút.
-
Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen rồi rửa sạch với nước.
-
Trứng cút rửa sạch, cho vào nồi luộc trong khoảng 5 - 7 phút, vớt trứng ra cho vào bát nước lạnh, đợi đến khi trứng nguội thì tiến hành bóc vỏ.
-
Cho khoảng 200ml nước sôi vào 300gram bột gạo, trộn đều cho bột nguội thì dùng tay nhồi cho đến khi bột không còn dính vào tay. Sau đó, mẹ hãy cán bột thành miếng mỏng, rồi cắt thành sợi vừa ăn. Để cho bột không dính, mẹ hãy thoa 1 ít bột năng lên mặt thớt và cán nhé.
-
Đun nóng 2 muỗng canh dầu ăn rồi phi thơm hành tím và tỏi băm. Tiếp theo cho thịt băm vào xào trong 3 phút thì cho 1.5 lít nước lọc vào. Đun đến khi nước sôi thì cho tôm và gia vị vào nêm, đảo đều khoảng 1 phút. Khi các nguyên liệu đã chín, mẹ hãy vớt ra ngoài, cho phần bánh canh vào nồi nước đang đun, đảo đều trong khoảng 5 phút đến khi thấy sợi bánh canh nổi lên thì tắt bếp.
Mì sốt bò cà chua
Nguyên liệu chế biến:
-
Mì ý 200 gram
-
Thịt bò bằm 200 gram
-
Sốt mì ý 400 gram
-
½ củ hành tây
-
Dầu ô liu
-
Muối, tiêu xay
-
Bí đỏ 500 gram
-
Thịt bằm 200 gram
-
Hành lá
Cách chế biến:
-
Cho 700ml nước vào nấu. Đến khi sôi lên thì cho mì ý vào khuấy đều và nấu trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, đổ mì ra bát cho ráo nước.
-
Thịt bò băm ướp với một chút muối, tiêu xay rồi trộn đều và ướp trong 15 phút.
-
Cho 1 muỗng canh dầu ô liu vào chảo nóng và phi thơm hành tây đã cắt hạt lựu. Tiếp đó cho thịt bò bằm vào đảo đều tay trong khoảng 3 phút. Sau khi thịt bò đã chín, mẹ hãy cho sốt mì ý vào chảo thịt bò rồi đảo tiếp trong 3 phút nữa thì tắt bếp.
-
Cho mì ý đã luộc ra dĩa, rưới 1 ít sốt bò bằm lên, thêm vài lát cà chua là mẹ đã hoàn thành được một món ăn cho trẻ 7 tuổi ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng.
Cá hồi chiên canh bí đỏ
Nguyên liệu làm cá hồi chiên:
-
300 gram cá hồi phi lê.
-
Trứng gà 1 quả
-
Bột chiên giòn, chiên xù
-
Dầu ăn
-
Các loại gia vị
Cách chế biến cá hồi chiên:
-
Rửa cá hồi bằng nước muối pha loãng, sau đó xả sạch lại với nước và để ráo, thái miếng vừa ăn.
-
Thì là, rau mùi nhặt phần ngọn, còn tỏi bóc vỏ rồi rửa sạch rồi để ráo là được.
-
Cho phần cá hồi đã thái miếng vào bát tô, thêm một chút muối, hạt tiêu vào rồi trộn đều và ướp trong 15 phút.
-
Đập trứng vào 1 bát, 1 bát khác đựng bột chiên giòn và 1 bát dùng để đựng bột chiên xù.
-
Cho dầu vào chảo nóng, mẹ hãy lần lượt nhúng cá vào bột chiên giòn, đến bát trứng và cuối cùng là chiên xù. Lăn cho đến khi các loại nguyên liệu đã phủ đều khắp lên miếng cá. Làm lần lượt các thao tác này cho đến khi hết cá.
-
Khi cá đã ngả vàng, mẹ hãy lật mặt còn lại để đảm bảo cá hồi được vàng và giòn đều.
Nguyên liệu nấu canh bí đỏ:
-
Bí đỏ
-
Thịt băm
-
Hành lá, mùi tàu
Cách chế biến canh bí đỏ:
-
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn cho bé.
-
Hành lá, rau mùi tàu nhặt bỏ rễ, rửa sạch và thái nhỏ.
-
Đun nóng dầu ăn, sau đó cho thịt băm vào xào. Khi thịt băm săn lại thì mẹ hãy cho hạt nêm, nước mắm và tiêu xay vào đảo đều trong 1 phút. Sau đó, đổ 1 lít nước vào nồi, cho tiếp bí đỏ vào khuấy đều rồi đậy nắp lại, nấu khoảng 15 phút cho bí chín mềm thì mẹ hãy nêm nếm vừa ăn. Cuối cùng là tắt bếp cho cho rau thơm đã thái nhỏ vào đảo đều.
Cơm cá thu
Nguyên liệu nấu cá thu sốt cà chua:
-
Cá thu
-
Cà chua
-
Hành lá, thì là
-
Hành tím, tỏi
-
Gia vị
Cách chế biến:
-
Cá thu, cà chua, hành lá, thì là rửa sạch và để ráo nước.
-
Ướp cá với tiêu xay, hạt nêm trong khoảng 15 phút.
-
Cà chua thái hạt lựu, thì là và hành lá cắt khúc.
-
Hành khô, tỏi bóc vỏ, rửa sạch lại với nước rồi băm nhỏ.
-
Bỏ cá vào chiên với dầu nóng. Lật đều 2 mặt để cá chín và không bị cháy. Khi cá chín thì gắp ra đĩa.
-
Hành tỏi phi thơm thì cho cà chua vào xào trong 3 phút, sau đó đổ 100ml nước vào. Nêm nếm vừa ăn thì đậy nắm đun trong 5 phút cho cà chua sánh lại.
-
Khi sốt cà chua sệt lại, mẹ hãy cho cá thu vào và rim với lửa vừa trong khoảng 4 phút, lật đều để cá ngấm sốt. Cuối cùng, cho hành lá, thì là lên phía trên rồi tắt bếp. Vậy là thêm một món ăn cho trẻ 7 tuổi mẹ đã hoàn thành được rồi nhé.
Mì hải sản/ xoài sữa chua
Nguyên liệu nấu mì hải sản:
-
1 gói mì udon
-
Xương heo
-
Mực lá
-
Tôm
-
Thanh cua
-
Củ cải trắng
-
Cải thìa
-
Hành lá, hạt nêm, đường, gừng.
Cách chế biến mì hải sản:
-
Các nguyên liệu mẹ mua về thì hãy sơ chế và rửa sạch.
-
Xương heo rửa sạch, chần qua nước nóng và hầm với 2-2,5 lít nước trong 50 phút. Sau đó, cho củ cải đã cắt khúc vào, nêm nếm gia vị.
-
Đun 1 nồi nước khác rồi thêm vài lát gừng và muối để luộc tôm, mực. Thanh cua chỉ cần chần sơ qua. Khi tôm và mực chín thì mẹ hay vớt ra.
-
Luộc mì udon trong khoảng 15 phút thì đổ ra cho ráo nước.
-
Cho mì vào tô, trụng cải thìa, tôm, mực, thanh cua vào nồi nước dùng cho nóng rồi múc ra tô mì, rắc thêm một ít hành lá nữa là món ăn đã hoàn thành rồi mẹ nhé.
Nguyên liệu làm xoài dầm sữa chua:
-
Xoài chín
-
Sữa chua
-
Đá bào
-
Đường
Cách chế biến xoài dầm sữa chua:
-
Xoài gọt vỏ, cắt thành hạt lựu vừa ăn rồi cho vào 1 cái ly.
-
Đổ sữa chua vào trộn đều, thêm một chút đường, thêm đá bào là đã có ngay 1 ly xoài dầm mát lạnh cho bé những ngày hè.
Cơm chả mực canh cua
Nguyên liệu:
-
Cua đồng
-
Rau đay
-
Rau mồng tơi
-
Mướp hương
-
Dầu ăn
-
Gia vị
-
Chả mực
Cách chế biến:
-
Mẹ hãy mua cua đã được làm sạch và xay nhuyễn, sau đó chỉ cần hòa phần thịt cua vào khoảng 1 lít nước, bóp nhuyễn rồi lọc qua rây để bỏ phần vỏ cứng.
-
Mướp gọt vỏ, rau đay, rau mồng tơi nhặt lấy phần lá và cuống non. Rửa sạch tất cả các loại rau rồi nhái nhỏ.
-
Tiếp đó, mẹ hãy cho phần nước cua đã lọc lên bếp để nấu. Khi nước sôi, mẹ hãy cho rau vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
-
Còn đối với chả mực, mẹ chỉ cần chiên sơ qua, thấm bớt dầu rồi sắp ra đĩa là được nhé.
Cách giúp bé ăn ngon miệng hơn
Bên cạnh việc chế biến các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ 7 tuổi, ba mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau đây để giúp con ăn uống ngon miệng hơn nhé:
Ba mẹ có thể tâm sự với con và cùng con lên thực đơn
Việc thường xuyên trò chuyện với con sẽ giúp ba mẹ biết được những món ăn bé thích và không thích. Với những món ăn mà con cảm thấy khó ăn, ba mẹ hãy cố gắng tìm cách cải thiện để giúp bé thấy thú vị, kích thích khẩu vị hơn.
Đặc biệt, việc mẹ cùng con lên thực đơn và chế biến chúng sẽ giúp con cảm thấy yêu thích món ăn mà mình đã nấu hơn. Điều này cũng rất tốt để con cái và ba mẹ kết nối với nhau. Mẹ có thể cho bé cùng nhào bột, làm bánh, sắp xếp thực phẩm và trang trí món ăn đẹp mắt, từ đó giúp con cảm thấy thích thú hơn với việc ăn uống, tạo ra thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.
Hạn chế cho con ăn vặt quá nhiều
Đây là một trong những biện pháp mà ba mẹ nên áp dụng để giúp con ăn ngon miệng hơn. Các loại đồ ăn vặt thường không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ tác động đến vị giác khiến trẻ yêu thích nó. Việc ăn quá nhiều đồ ăn vặt sẽ khiến con cảm thấy không hứng thú với bữa ăn mà ba mẹ đã chuẩn bị.
Ba mẹ có thể cho con thưởng thức món ăn lạ mắt
Những món ăn không cần quá cầu kỳ nhưng tốt nhất là mẹ hãy chế biến với mùi vị hấp dẫn theo sở thích của con. Sau đó trang trí món ăn sao cho đẹp mắt, kích thích con khám phá và ăn uống.
Mẹ cũng nên thường xuyên đổi bữa để con dần làm quen với các loại thực phẩm mới, để ý xem sở thích ăn uống của con là gì, loại thức ăn nào để từ đó chế biến và trình bày theo sở thích của con.
Bổ sung thực phẩm chức năng
Hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ bổ sung các thành phần vitamin tổng hợp cho bé yêu. Tuiy nhiên, điều ba mẹ cần lưu ý là nếu sử dụng các loại thuốc, vitamin tổng hợp thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cho con dùng theo đúng chỉ định đã được hướng dẫn. Song song đó, ba mẹ cũng cần phải quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn để đảm bảo đem lại hiệu quả an toàn hơn.
Xem thêm: Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn: cách xử lý nhanh cho ba mẹ
Trên đây là thực đơn các món ăn cho trẻ 7 tuổi được chuyên gia khuyên ba mẹ nên áp dụng cho con. Đây là lứa tuổi mà cơ thể trẻ hấp thu tốt, tiền đề cho sự phát triển sau này, do đó ba mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé khỏe mạnh cả về tinh thần, trí tuệ và thể chất.
1. Healthy food for school-age children: the five food groups - truy cập ngày 31/8/2022
https://raisingchildren.net.au/school-age/nutrition-fitness/daily-food-guides/school-age-food-groups
2. 5 Great Reasons to Cook with Your Kids - truy cập ngày 31/8/2022
https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/Cooking-With-Your-Children.aspx