zalo
Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn: Ba mẹ nên làm gì?
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn: Ba mẹ nên làm gì?

Lê Hương
Lê Hương

30/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nôn ói ở trẻ sau khi ăn là hiện tượng khá phổ biến của trẻ bắt đầu từ giai đoạn ăn dặm. Trong đó vấn đề trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn có nguy hiểm không đang rất được các bậc phụ huynh quan tâm. Bên cạnh biểu hiện sinh lý thì tình trạng này cũng là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý. Cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị nôn khi ăn qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Khi trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn có thể do con ăn quá no, chạy nhảy ngay sau khi ăn, tư thế ngồi ăn không đúng cách… Tuy nhiên nếu tình trạng nôn xảy ra liên tục và không cải thiện thì đây lại là biểu hiện liên quan đến bệnh lý. Một số bệnh lý có thể nghi ngờ trẻ mắc phải khi nôn ngay sau khi ăn đó là:

Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột

Virus và vi khuẩn có hại khi tấn công vào đường ruột sẽ gây tổn thương dạ dày và gây viêm nhiễm. Từ đó khiến dạ dày bị kích thích, bị co thắt dẫn đến tình trạng nôn ói.

Bé bị ngộ độc thực phẩm

Nếu trẻ bị nôn liên tục nhưng không bị sốt, không mệt mỏi thì khả năng cao con bị ngộ độc thực phẩm. Sau khi nôn hết toàn bộ thực phẩm bẩn ăn phải, tình trạng nôn ói sẽ giảm dần.

Nhiễm trùng tiêu hoá

Tác nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn từ thức ăn không hợp vệ sinh hoặc do vi khuẩn từ bên ngoài gây nên. Chúng khiến trẻ ăn không tiêu gây cảm giác buồn nôn và nôn.

Gặp vấn đề đường hô hấp

Chủ yếu do thời tiết thay đổi hoặc do các thói quen không tốt hàng ngày gây ra mà bé gặp các vấn đề hô hấp. Cụ thể như khó thở, nghẹt thở,... 

Cách xử lý trẻ 7 tuổi ăn vào là nôn nhanh 

Nếu trẻ thường xuyên có dấu hiệu ăn vào là nôn, ba mẹ nên áp dụng các bước dưới đây:

Cách xử lý trẻ 7 tuổi ăn vào là nôn nhanh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo cho con

Sau khi con nôn xong, cha mẹ hãy lau người cho con bằng nước ấm và khăn mềm. Có thể thay quần áo khác để làm mất mùi khó chịu, giảm bớt kích thích muốn nôn của con.

Quàng khăn vào cổ tránh gió 

Việc quàng khăn vào cổ cho bé là cách để giúp làm ấm cơ thể của trẻ. Giúp tránh tình trạng trẻ bị cảm lạnh, ốm sốt sau khi nôn xong. Đồng thời cũng hạn chế việc trẻ có thể nôn tiếp làm bẩn quần áo và cơ thể.

Không xốc trẻ lên khi mới nôn 

Trẻ có thể nôn liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó tần suất mới giảm dần. Vì thế tuyệt đối không được xốc trẻ lên khi trẻ đang bị nôn để tránh dịch đi ngược vào phổi gây nguy hiểm.

Vỗ nhẹ lưng con để con nôn hết 

Hành động vỗ nhẹ vào lưng con theo chiều từ cổ xuống thắt lưng sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Kết hợp với việc trò chuyện sẽ giúp con phân tâm và có thể làm giảm tình trạng nôn trớ dần dần.

Cho con uống thêm nước sau khi nôn 

Trẻ sẽ bị mất một lượng nước sau quá trình nôn. Khi mới nôn xong bạn nên cho con uống một chút nước lọc hoặc nước hoa quả. Không nên cho uống quá nhiều sẽ khiến con bị nôn trở lại; nên cho uống ít một và cách khoảng 5 – 10 phút/lần.

Sau khi thực hiện đầy đủ những điều trên, nếu thấy tình trạng nôn của trẻ được cải thiện bạn có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường. Ưu tiên các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hoá, không nặng bụng. Còn nếu tình trạng nôn trớ không được cải thiện thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn có nguy hiểm không? 

Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn có nguy hiểm không? (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ ăn vào bị nôn là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý, cụ thể liên quan đến đường hô hấp, hệ tiêu hoá. Bao gồm:

  • Nhiễm trùng tiêu hoá do ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn: lâu dần sẽ khiến dạ dày và các cơ quan nội tạng bị tổn thương.

  • Tắc ruột: Tuy là tình trạng hiếm gặp nhưng lại gây nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ. Các triệu chứng cho thấy trẻ bị tắc ruột đó là: Đau bụng đột ngột và dữ dội, trẻ nôn ra mật xanh vàng, tình trạng bệnh ngày càng xấu đi…

  • Hẹp phì đại môn vị: Thường chỉ xuất hiện ở những trẻ nhỏ trong giai đoạn 3 – 5 tuần tuổi. Lúc này trẻ sẽ lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói nhưng lại không bị sốt. Trường hợp này chỉ có thể can thiệp phẫu thuật.

  • Nhiễm trùng hô hấp: liên quan đến các bệnh lý như viêm phổi, viêm họng… đi kèm cùng các biểu hiện sốt, ho, chảy nước mũi. Cơ thể trẻ sẽ rất mệt mỏi, chán ăn, khó ăn hoặc ăn vào là nôn ngay.

Gặp trình trạng nôn sau ăn, khi nào nên đưa con đến bác sĩ?

Gặp trình trạng nôn sau ăn, khi nào nên đưa con đến bác sĩ? (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn nếu đã xử lý tại nhà nhưng không hiệu quả; hoặc gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì phụ huynh cần đưa con đến bác sĩ ngay:

  • Khi bé bị nôn dịch mật: Nôn ra dịch mật có thể nguyên nhân do con bị ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày, con bị sa ruột hoặc sỏi mật. Vì thế phải có sự thăm khám của bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân.

  • Tình trạng nôn kéo dài hơn 24h: Nôn trớ sinh lý sẽ không kéo dài quá 24h. Nếu con của bạn nôn nhiều lần trong ngày thì rất có thể đã mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường ruột và cần được điều trị.

  • Bé không chịu ăn: Con mệt mỏi hoặc đường ruột có vấn đề cũng khiến trẻ có cảm giác chán ăn. Nên có sự theo dõi từ phía bác sĩ để lên phác đồ điều trị và chế độ ăn uống phù hợp.

  • Bé có dấu hiệu mất nước: Biểu hiện ở môi và da bị khô, trẻ buồn ngủ, quấy khóc nhưng không có nước mắt, đi vệ sinh nhiều lần… Lúc này bạn cần bổ sung nước và điện giải cho con, sau đó đưa đến bệnh viện để được kiểm tra.

  • Cơ thể bé mệt mỏi và lừ đừ, kém linh hoạt là biểu hiện cơ thể trẻ đang bị suy nhược và cần được chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình và những điều ba mẹ không nên bỏ qua

Cách phòng tránh trẻ bị nôn sau ăn 

Làm thế nào để tránh nôn sau ăn? (Ảnh: sưu tầm internet)

Đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ

Đường tiêu hoá của trẻ nhỏ còn rất yếu nên dễ bị ngộ độc, nôn trớ khi ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Cha mẹ nên ưu tiên cho bé ăn thực phẩm mới, không ăn đồ cấp đông hay để qua đêm.

Không ép bé ăn no quá

Có thể chia nhỏ bữa ăn của con thành nhiều lần trong ngày và đặc biệt không ép con ăn thêm khi con đã dừng. Ngoài ra nên bổ sung thêm hoa quả, sữa chua, các loại rau xanh… Đây là những thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ.

Tránh các vận động sau khi ăn

Để tránh việc trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn, sau khi ăn xong nên để trẻ nghỉ ngơi 15-20 phút. Tránh vận động ngay sau khi ăn dễ khiến dạ dày của trẻ bị sốc dẫn đến trào ngược và nôn.

Không tắm khi mới ăn xong

Tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến trẻ dễ bị lạnh và nôn trớ. Nên tắm cho trẻ trước khi ăn hoặc sau khi ăn xong từ 30 phút trở lên.

Sau khi ăn xong, nếu trẻ liên tục đòi chơi, chạy nhảy mà không chịu ngồi yên nghỉ ngơi. Ba mẹ đừng vội quát mắng mà hãy nghiêm túc nói với con về những hậu quả có thể xảy ra hoặc mềm mỏng hơn bằng cách cho con xem các video bài học trên điện thoại. Với âm thanh, hình ảnh sống động, trẻ vừa có thể học bài mới, vừa có thể nghỉ ngơi hợp lý.

Một trong những ứng dụng được nhiều phụ huynh tin dùng cho con mình trong việc rèn luyện Toán, Tiếng Việt, Tiếng AnhMonkey. Với bài học được soạn theo chương trình của Bộ GD&ĐT cùng phương pháp dạy mới lạ, kích thích tư duy của trẻ, tránh nhàm chán khi học. Hàng triệu học sinh đã tải Monkey và luyện tập hàng ngày đều đạt được kết quả cao trong học tập.

TẢI NGAY hôm nay để nhận được lịch học từ CHUYÊN GIA cùng những ƯU ĐÃI LỚN chỉ dành riêng cho 10 SUẤT HỌC ĐẦU TIÊN!

Trẻ 7 tuổi ăn vào là bị nôn không phải là tình trạng đáng lo nếu sau khi nôn con vẫn vui chơi bình thường. Ngược lại nếu trẻ gặp phải những dấu hiệu bất thường thì cần phải được thăm khám bác sĩ ngay. Đừng quên ghi nhớ những kiến thức hữu ích mà Mokey chia sẻ để chăm sóc bé yêu được hiệu quả bạn nhé.

Why Is My Child Throwing Up With No Fever? - truy cập ngày 29/6/2022

https://www.webmd.com/children/guide/child-throw-up-no-fever 

Vomiting in children and babies - truy cập ngày 29/6/2022

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/vomiting-in-children-and-babies 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey