zalo
Gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi

Lê Hương
Lê Hương

03/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ bị suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, protein và các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Dưới đây là những gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi với nguyên liệu dễ tìm, cách chế biến đơn giản nên phụ huynh có thể áp dụng hằng ngày cho trẻ để tăng cân nhanh chóng.

Nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi chế độ ăn uống không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến sự thiếu hụt quá nhiều chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng ở trẻ 7 tuổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như sau:

Dinh dưỡng không đảm bảo đủ chất

Việc chăm sóc trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

Bé bị ốm kéo dài

Khi trẻ bị ốm kéo dài thường sẽ biếng ăn. Các thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh có tác động diệt vi trùng gây bệnh nhưng cũng có thể diệt cả vi khuẩn có lợi cho cơ thể tại đường ruột, từ đó làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

Do thể tạng của bé bị dị tật

Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Do bé biếng ăn 

Biếng ăn sinh lý: Kể cả khi bé 7 tuổi khỏe mạnh bình thường thì cũng có một giai đoạn con có thể ăn ít hơn thường ngày. Tuy nhiên bé không ốm, mệt mà vẫn khỏe mạnh, vui chơi bình thường thì mẹ không cần lo lắng.

Biếng ăn do tâm lý: Nhiều bậc cha mẹ vì lo lắng con thiếu cân, chậm phát triển nên ép con ăn hoặc ăn khẩu phần có quá nhiều chất khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, dẫn đến chán ăn, hay nôn trớ. Ngoài ra, khi con biếng ăn, cha mẹ thường rất mất kiên nhẫn nên la mắng con, từ đó hình thành tâm lý sợ hãi mỗi khi tới bữa ăn của con.

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi suy dinh dưỡng là gì. (Ảnh: sưu tầm internet)

Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ 7 tuổi 

Các biểu hiện suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ 7 tuổi đó là:

  • Trẻ không lên cân hoặc giảm cân

  • Mỡ ở cánh tay teo, thịt nhão.

  • Người teo nhỏ, không có lớp mỡ dưới da bụng

  • Da xanh xao, tóc dễ gãy rụng và đổi màu.

  • Trẻ ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân sống, thường bị tiêu chảy.

  • Với những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có thể bị phù hoặc teo đét, quáng gà, khô hoặc loét giác mạc.

Trẻ bị suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp. Nguy hiểm hơn là trẻ sẽ phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng thành. 

Ngoài ra suy dinh dưỡng cũng khiến cho các cơ quan của cơ thể giảm phát triển, nhất là hệ cơ xương, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ. Vì vậy, mẹ cần thực hiện một thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi hợp lý.

Các nhóm suy dinh dưỡng trẻ 7 tuổi

Suy dinh dưỡng ở trẻ được phân chia thành 3 mức độ như sau:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Đây là tình trạng khi cân nặng của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn của những trẻ trong cùng một độ tuổi và giới tính. Giá trị cân nặng theo tuổi của trẻ sẽ nằm dưới đường biểu diễn -2SD

  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Mức độ suy dinh dưỡng này khiến chiều cao của trẻ thấp mức tiêu chuẩn của những trẻ trong cùng  độ tuổi và giới tính. Giá trị chiều cao theo tuổi của bé sẽ nằm dưới đường biểu diễn -2SD. Đây là thể suy dinh dưỡng mãn tính, hậu quả do tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài trong những năm đầu đời, một số trường hợp còn bắt đầu sớm từ khi còn trong bụng mẹ.

  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Với mức độ này cân nặng theo chiều cao của bé sẽ thấp hơn so với mức chuẩn của những trẻ cùng giới tính, tức là nằm dưới mức -2SD. Cơ và mỡ trên cơ thể trẻ bị teo đi nhiều. Đây được xem là tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn.

Các nhóm suy dinh dưỡng ở trẻ 7 tuổi. (Ảnh: sưu tầm internet)

Thực đơn ăn dặm cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi 

Phở bò, sữa 

Nguyên liệu nấu phở bò:

  • Xương bay

  • Thịt bò thăn

  • Cà chua

  • Rau thơm (mùi, hành lá)

  • Bánh phở

Cách nấu phở bò:

  • Mẹ cho xương bay vào nồi ngập nước rồi đun trong vòng 30-45 phút để làm nước dùng. Trong quá trình nấu nước dùng, mẹ hãy thường xuyên vớt bọt để nồi nước dùng trong.

  • Thịt bò mua về rửa sạch, thái hoặc băm nhỏ, ướp với gừng trong khoảng 15 phút.

  • Cà chua rửa sạch, lột vỏ rồi mẹ băm nhỏ.

  • Rau thơm nhặt và rửa sạch, thái nhỏ để riêng.

  • Cho dầu vào chảo nóng, phi thơm hành rồi cho cà chua vào xào cùng. Tiếp đó, cho thịt bò vào xào đến khi chín thì cho rau thơm vào đảo đều rồi tắt bếp. 

  • Với bánh phở khô thì mẹ hãy ngâm nước, đến khi nở đều thì vớt ra để ráo và nấu chín.

  • Cho hỗn hợp thịt bò, bánh phở đã nấu chín vào bát, cuối cùng thì đổ nước dùng vào là đã hoàn thành món ăn.

Cơm thịt rim, canh khoai 

Nguyên liệu nấu thịt rim:

  • Thịt ba chỉ

  •  Tỏi băm

  •  Hành tím băm

  •  Hành lá

  • Gia vị 

Cách chế biến thịt rim:

  • Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, chần sơ với nước sôi khoảng 1 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước.

  • Đổ dầu ăn vào chảo nóng rồi phi hành và tỏi băm với lửa vừa. Dùng rây đổ phần hành tỏi phi ra và giữ lại phần dầu ăn. Phần dầu ăn này bạn hãy cho 3 muỗng đường vào rồi thắng cho đường chảy thành màu cánh gián, tiếp đó cho thịt lợn đã sơ chế vào và đảo đều. Nêm gia vị cho vừa miệng rồi ảo đều để thịt thấm các gia vị với lửa vừa.

  • Cho phần hành và tỏi phi vào đảo đều, rồi rim thịt với mức lửa nhỏ đến khi cạn bớt nước.

Nguyên liệu nấu canh khoai tây:

  • Sườn heo

  • Khoai tây

  • Hành lá

  • Gia vị

Cách nấu canh khoai tây:

  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

  • Sườn heo bạn rửa sạch với nước, chần sơ qua với nước sôi. Sau đó rửa lại sườn heo với nước sạch để loại bỏ bọt bẩn.

  • Đổ dầu ăn vào chảo nóng, phi vàng hành tím rồi cho sườn heo, khoai tây vào đảo đều.

  • Tiếp đó, mẹ hãy cho khoảng 500ml vào nồi rồi hầm trong 20 phút. Sau khi hầm chín, mẹ hãy tắt bếp và rắc một ít rau thơm vào rồi đảo đều. Vậy là mẹ đã hoàn thành một trong những thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi ngon miệng.

Món ăn kích thích cảm giác thèm ăn cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Miến gà, bánh flan 

Nguyên liệu nấu miến gà: 

  • Gà ta ½ con

  • 1 năm miến dong

  • Rau răm, hành lá, giá đỗ

  • Các loại gia vị

Cách nấu miến gà:

  • Gà rửa sạch với nước muối loãng. Miến dong ngâm với nước nóng cho nở mềm. Rau mùi, hành lá và giá đỗ rửa sạch, thái ngắn.

  • Cho gà vào nồi nước khoảng 2l cùng gừng và hành khô thái lát rồi hầm khoảng 1 giờ. Khi gà đã chín mềm thì vớt ra để nguội, xe nhỏ hoặc thái thành miếng vừa ăn.

  • Chần miến dong vào nồi nước sôi rồi vớt ra bát to, tiếp đó cho thêm giá, rau thơm, thịt gà vào rồi chan phần nước dùng vào.

Nguyên liệu làm bánh flan:

  • Trứng gà

  • Sữa tươi không đường

  • Đường

  • Nước cốt chanh

  • Nước

Cách làm bánh flan:

  • Cho đường và một ít nước vào nồi rồi đun sôi (không khuấy) trên bếp với mức lửa nhỏ. Khi thấy nước đường hơi ngả vàng thì mẹ hãy cho thêm 1 muỗng canh nước cốt chanh. Nấu cho đến khi đường ngả màu nâu cánh gián thì tắt bếp.

  • Tiếp đó, cho vào nồi khoảng 70ml nước lọc rồi lắc đều hỗn hợp để hòa quyện với nhau. Cuối cùng, mẹ hãy đổ 1 muỗng canh caramel vào từng khuôn bán à để trong ngăn mát tủ lạnh.

  • Cho vào tô 6 lòng đỏ trứng cùng 50 gram đường rồi khuấy nhẹ theo một chiều để tránh tạo bọt khí.

  • Tiếp đến, bạn đun 500ml sữa tươi không đường đến khi mặt sữa bốc hơi nóng (không đun sôi). Sau đó đổ từ từ sữa vào tô trứng, vừa đổ vừa khuấy cho hòa quyện các hỗn hợp lại với nhau. Cuối cùng, mẹ hãy lọc hỗn hợp trứng sữa qua rây để loại bỏ cặn. 

  • Sau đó, đổ hỗn hợp sữa trứng vào khuôn bánh caramel, mẹo nhỏ cho mẹ là nghiêng khuôn và rót nhẹ để không tạo bọt khí. Đậy nắp khuôn bánh lại rồi hấp cách thủy trên lửa nhỏ vừa trong 20 phút.

Cơm canh cải nấu thịt 

Nguyên liệu chế biến:

  • Rau cải

  • Thịt heo băm 100gram

  • 2 củ hành khô

  • Gia vị 

Cách chế biến:

  • Rau cải cắt gốc, nhặt bỏ lá úa và sâu rồi rửa sạch, để ráo nước và cắt khúc vừa ăn.

  • Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ, rồi ướp với 1/2 thìa cà phê nước mắm và đảo đều.

  • Hành khô bóc vỏ và băm nhỏ. Sau đó phi vàng với dầu nóng và cho thịt băm vào xào sơ trong khoảng 1-2 phút thì đổ nước vào. Khi nước sôi thì vớt bỏ lớp bọt và cho rau cải vào đảo đều. Đến khi nước sôi trở lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn, đun tiếp 1-2 phút thì tắt bếp.

Cơm canh bí đỏ 

Nguyên liệu chế biến:

  • 300 gam bí đỏ

  • 200 gam thịt heo

  • Tỏi, hành lá, hành tím

  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Thịt heo rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhuyễn.

  • Bí đỏ gọt vỏ, loại bỏ hạt rồi rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.

  • Tỏi và hành tím bóc vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn. 

  • Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. 

  • Cho dầu ăn vào chảo nóng rồi phi thơm tỏi và hành tím. Tiếp đó cho thịt băm vào đảo đều, nêm 1 muỗng canh nước mắm rồi rang đến khi thịt săn lại thì mẹ hãy cho bí đỏ vào nấu chung trong khoảng 4 phút.

  • Cuối cùng cho nước lọc vào xâm xấp bí đỏ, nấu đến khi nước sôi, bí đỏ mềm thì tắt bếp.

Thay đổi thực đơn ăn uống giúp bé có cảm giác thèm ăn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo gà nấu nấm 

Nguyên liệu chế biến:

  • Gạo

  • Thịt gà nạc

  • Nấm hương

  • Hành tím

  • Hành lá

  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Gạo vo sạch rồi đem nấu chín nhừ.

  • Nấm hương ngâm với nước nóng cho nở đều thì vớt ra, rửa sạch với nước lạnh rồi để ráo, thái nhỏ.

  • Với thịt gà, mẹ hãy cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn hoặc dùng tay xé nhỏ.

  • Cho dầu ăn vào chảo nóng rồi phi thơm hành tím đã băm nhỏ. Cho nấm và thịt gà vào xào chung. Nêm nếm một chút muối rồi đảo đều tay thì tắt tếp.

  • Cuối cùng, mẹ hãy cho hỗn hợp gà xào nấm hương vào cháo đã ninh nhừ rồi đun sôi trong 5 phút. Đổ cháo ra bát rồi thêm một ít hành và hạt tiêu để tăng hương vị cho bé.

Bánh hamburger thịt bò 

Nguyên liệu chế biến:

  • Thịt bò xay 100 gram

  • Vỏ bánh Hamburger

  • Bột chiên xù

  • Phô mai cắt lát

  • 1/2/ quả cà chua

  • 1/3 củ hành tây

  • 1 quả trứng gà

  • Xà lách

  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Cho thịt bò xay, bột chiên xù và trứng gà vào bát to, trộn đều với 1 chút nước mắm và đường rồi ướp trong 30 phút.

  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch để ráo nước thì thái miếng nhỏ vừa. Cà chua rửa sạch, thái khoanh nhỏ vừa ăn, còn xà lách thì bỏ cuống, tách từng lá một và rưởi sạch.

  • Mẹ hãy đun nóng dầu ăn rồi cho hành tây vào xào tái cho bớt cay thì bé sẽ dễ ăn hơn.

  • Nặn hỗn hợp thịt bò thành hình tròn, dẹt, có đường kính bằng với vỏ bánh mì đã chuẩn bị. Cho thịt bò vào chảo dầu nóng, chiên với lửa nhỏ cho thịt chín mềm là được

  • Tiếp đó, mẹ hãy đặt lá xà lách lên 1 nửa chiếc bánh sandwich, rồi đến một lát cà chua, hành tây, phô mai, thịt bò, rau xà lách và cuối cùng là nửa chiếc bánh sandwich còn lại. Vậy là mẹ đã hoàn thành được thêm một thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi rồi nhé.

Mực xào dứa 

Nguyên liệu:

  • 300g mực ống tươi

  • 1/3 quả dứa chín vừa

  • Hành lá, rau cần tây,

  • Tỏi, gừng nhỏ

  • Gia vị 

Cách chế biến:

  • Mực ống rút đầu, bỏ mắt và ống mực, bỏ hết màng bên trong ruột rồi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ vừa ăn.

  • Cho một chút rượu trắng vào mực rồi bóp đều để khử mùi tanh, sau đó rửa sạch để ráo nước.

  • Dứa gọt vỏ, bỏ mắt và phần ruột cứng ở giữa rồi rửa sạch, thái miếng nhỏ.

  • Hành lá và cân tây nhặt rồi rửa sạch, khi đã ráo nước thì thái thành khúc dài khoảng 4 - 5cm. 

  • Gừng và tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập, băm nthành nhỏ

  • Cho dầu ăn vào chảo nóng rồi phi thơm tỏi và gừng băm. Tiếp đó, cho mực vào xào với lửa to. Đảo đều tay và nêm 1 chút muối ăn. Cuối cùng cho dứa vào xào với mực, khi chín tới thì cho thêm hành lá, hành tây vào đảo nhanh trong 2 phút, nêm nếm lại gia vị rồi tắt bếp. 

Lòng xào giá 

Nguyên liệu:

  • Lòng gà 

  • Giá đỗ 

  • Rau mùi, hành lá, hành khô

  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Mề và lòng gà bóp với muối, chanh cho sạch để khử mùi hôi. Rửa lòng và mề gà với nước cho đến khi thật sạch, hết nhớt. Sau đó, mẹ hãy thái lòng gà thành những miếng nhỏ để bé vừa ăn. 

  • Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá, rau mùi nhặt bỏ phần rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ.

  • Mẹ hãy cho dầu ăn vào chảo nóng để phi thơm hành khô đã băm nhỏ. Cho tiếp lòng gà đã ướp vào xào trong 5 phút. Khi thấy lòng gà săn lại thì cho giá đỗ vào xào trong 2 phút. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn thì đảo đều và cho hành lá vào và tắt bếp.

Thịt gà kho gừng sả

Nguyên liệu chế biến:

  • Thịt gà

  • Sả, Gừng tươi, tỏi 

  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Gà rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn, ướp với sả băm, gừng, tỏi băm và một chút gia vị trong khoảng 30 phút.

  • Cho dầu ăn vào đun sôi với chảo nóng, cho tỏi và gừng vào phi thơm. Sau đó cho thịt gà vào xào cho đến khi săn lại thì đổ ½ bát nước, đậy nắp và đun đến khi nước kho còn xâm xấp, thịt có màu vàng đẹp mắt thì nêm nếm gia vị, đảo đều trong 2 phút thì tắt bếp.

Thịt vịt luộc 

Nguyên liệu:

  • Thịt vịt

  • Gừng

Cách chế biến:

  • Dùng muối hạt chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi đem đi rửa sạch, sau đó cắt vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa để khử mùi hôi.

  • Cho nước vào nồi và đặt lên bếp rồi đun sôi. Với gừng thì mẹ hãy gọt vỏ rồi rửa sạch và đập dập.

  • Khi thấy nước sôi thì thả vịt và gừng vào luộc trong 20 phút, sau đó lật vịt lại để nó được chín đều và đun tiếp trong 20 phút. Khi mẹ nhận thấy da vịt chuyển từ vàng sang nâu vàng là đã chín. Mẹ cũng có thể dùng đầu đũa hoặc que nhọn chọc vào thịt vịt, nếu không có nước hồng chảy ra thì có nghĩa vịt đã chín.

Cá quả rán 

Nguyên liệu chế biến:

  • 1 con cá lóc

  • Bột chiên giòn

  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Mua cá lóc ngoài chợ đã được làm sẵn, về nhà mẹ chỉ cần lấy muối chà xát lên cá để làm sạch nhớt rồi rửa sạch lại với nước. Dùng dao khứa sâu vào thịt 2 bên thân cá lóc để khi chiên được đẹp mắt, kích thích con ăn.

  • Tiếp đó, mẹ hãy cho ½ muỗng cà phê muối, hạt nêm, mì chính để ướp cá trong 20 phút. Sau đó, rắc bột chiên giòn lên cá, dùng tay để tẩm bột đều vào từng thớ thịt.

  • Cho dầu ăn vào chảo nóng, khi dầu ăn sôi thì thả cá lóc vào chiên trên lửa vừa trong khoảng 10 phút thì mẹ hãy lật mặt còn lại để chiên. Khi nhìn thấy cá vàng đều thì mẹ hãy vớt ra đĩa nhé.

Cháo ếch

Nguyên liệu chế biến:

  • Ếch

  • Gạo

  • Nấm đùi gà

  • Hành lá, rau ngò, tỏi

  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Mẹ hãy mua ếch đã được chế biến sẵn, về nhà chỉ cần rửa sạch lại với nước muối, sau đó cắt làm đôi.

  • Gạo vo sạch nấu chín nhừ.

  • Nấm đùi gà rửa sạch, để ráo nước rồi xé thành sợi nhỏ.

  • Hành lá, rau ngò nhặt bỏ rễ, rửa sạch rồi đem cắt khúc.

  • Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn.

  • Cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo nóng rồi phi thơm tỏi đã băm nhuyễn. Cho phần thịt ếch vào xào trong 5 phút, đến khi thịt ếch săn lại thì cho toàn bộ vào nồi cháo rồi khuấy đều. Cuối cùng cho nấm đùi gà vào cháo và nấu thêm 10 phút để các nguyên liệu được chín. Múc cháo ra bát, rắc thêm rau thơm, ít tiêu là bé đã có ngay một món cháo thơm lừng, bổ dưỡng.

Chế biến các món cháo dinh dưỡng cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cháo tim heo 

Nguyên liệu chế biến:

  • Gạo

  • Tim heo 

  • Đậu xanh không vỏ

  • Hành lá, rau ngò

  • Gia vị 

Cách chế biến:

  • Vo sạch gạo và ngâm trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

  • Đậu xanh không vỏ rửa sạch, để ráo nước. 

  • Cắt đôi tim heo, lấy muối chà xát cho sạch nhớt và mùi hôi. Sau đó rửa sạch với nước và cắt thành miếng mỏng vừa ăn. 

  • Rau ngò, hành lá rửa sạch và thái nhỏ. 

  • Cho gạo, đậu xanh và nước vào nồi nấu. Khi cháo đã chín nhừ thì cho tim heo vào nấu cùng. Đun cho đến khi tim heo chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. 

  • Cuối cùng, mẹ hãy múc cháo ra bát, rắc thêm rau thơm vào là bé có thể thưởng thức ngay.

Thịt bò hầm rau củ 

Nguyên liệu chế biến:

  • Thịt bò

  • Khoai tây

  • Cà rốt

  • Nước dừa tươi

  • Nấm đông cô khô

  • Hành lá, rau ngò, húng quế

  • Dầu ăn

  • Tỏi băm

  • Gia vị

Cách chế biến:

  • Thịt bò rửa sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn. Ướp với 1 ít hạt nêm và đường trong 30 phút để ngấm gia vị.

  • Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn.

  • Nấm đông cô ngâm với nước cho đến khi nở đều thì rửa sạch, cắt làm đôi.

  • Hành lá, rau ngò, húng quế nhặt sạch, rửa với nước và cắt khúc. 

  • Cho dầu ăn vào chảo nóng rồi phi thơm tỏi băm. Sau đó cho thịt bò vào xào săn lại, đổ nước dừa vào hầm trên lửa nhỏ cho đến khi thịt bò mềm thì mẹ hãy cho tiếp cà rốt và khoai tây, nấm đông cô vào đun.

  • Đến khi các nguyên liệu đã chín mềm thì nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp. Rắc rau thơm đã chuẩn bị vào là đã hoàn thành món ăn cho bé.

Rau củ thịt bò hầm giàu dưỡng chất. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 7 tuổi

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

Để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ, mẹ hãy cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, đó là chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất; tuyệt đối  không kiêng khem nếu những thực phẩm đó tốt cho sức khỏe và con không bị dị ứng.

Thay đổi thực đơn đa dạng cho con

Một số mẹ hiện nay không có kế hoạch dinh dưỡng hàng ngày cho con, khiến con bị thiếu chất dẫn đến biếng ăn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí não và thể chất. 

Do đó, mẹ hãy xây dựng một thực đơn cho con đa dạng, khoa học với đầy đủ nhóm dinh dưỡng theo độ tuổi. Đặc biệt, khi chế biến các món ăn, mẹ hãy chú ý một chút tới hình thức trình bày món ăn sao cho đẹp mắt, kích thích con ăn uống.

Ví dụ, mẹ hãy nấu món canh rau củ quả với đa dạng màu sắc hoặc trang trí đĩa trái cây bằng tạo hình con vật ngộ nghĩnh, điều này sẽ khiến con thấy hấp dẫn và thú vị hơn.

Cách giúp bé ăn ngon miệng hơn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Áp dụng các phương pháp ăn uống khoa học, giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ 

Việc dạy cho con một thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học là việc không hề dễ dàng với ba mẹ. Tuy nhiên mẹ có thể làm được điều đó bằng cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh, cho con thử và đánh giá các món ăn mới, hãy để con ăn theo từng phần nhỏ.

Xem thêm: 

6+ loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi cải thiện cân nặng tốt

Bất ngờ nguyên nhân khiến trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng

Trên đây là gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi mà ba mẹ có thể tham khảo để áp dụng vào bữa ăn hàng ngày cho con. Trẻ 7 tuổi là thời điểm cơ thể phát triển nhanh, do đó ba mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể để con khỏe mạnh cả về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần nhé! 

1. A 7-Day Meal Plan for Healthy Kids - truy cập ngày 2/9/2022

https://healthyeating.sfgate.com/7day-meal-plan-healthy-kids-10749.html 

2. Meal ideas for small appetites if malnourished - truy cập ngày 2/9/2022

https://www.nidirect.gov.uk/articles/meal-ideas-small-appetites-if-malnourished 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey