Hiện tượng trẻ ăn vào nôn ra đang là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, hiện tượng này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều bậc cha mẹ muốn tìm hiểu trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn là do bệnh lý gì và cách khắc phục như thế nào. Để từ đó biết cách xử lý bệnh đúng cách. Bài viết sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh biết về thông tin chi tiết về vấn đề trên.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên nhân trẻ 6 tuổi bị nôn sau ăn
Do hiện tượng nôn trớ thông thường
Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể là do hiện tượng nôn trớ thông thường ở trẻ. Tình trạng nôn trớ này xảy ra khi con ăn quá no, do ăn sai tư thế, chạy nhảy nhiều sau khi ăn hoặc do chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đưa trẻ đến kiểm tra ở các cơ sở y tế gần nhất nếu có biểu hiện bất thường như sau:
-
Cơ thể trở nên tím tái, sắc mặt nhợt nhạt, khó thở.
-
Nôn ói ra máu hoặc có dịch màu vàng, màu xanh.
-
Trẻ gặp tình trạng nôn kéo dài, sụt cân nhanh chóng.
Do mắc một số vấn đề về bệnh lý
Bé ăn vào hay bị nôn ra và tình trạng này xảy ra trong thời gian dài là biểu hiện của các bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa. Các bệnh lý thường mắc ở trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn như sau.
-
Bị nhiễm khuẩn: Do sự tấn công của các virus và các vi khuẩn có hại gây nên viêm nhiễm và tổn thương dạ dày của bé.
-
Do ngộ độc thực phẩm: Nếu trẻ bị nôn nhiều mà không bị sốt có thể là nguyên nhân bị ngộ độc thực phẩm. Trẻ sẽ bị nôn sau khi ăn từ 2 đến 12h nếu ăn phải thực phẩm kém chất lượng.
-
Nhiễm trùng tiêu hóa: Do các vi khuẩn từ bên ngoài hoặc vi khuẩn từ thức ăn của trẻ gây nên dẫn đến việc ăn không tiêu và bị buồn nôn.
-
Nhiễm trùng hô hấp: Đây cũng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em do yếu tố thời tiết hoặc nhiều thói quen không tốt.
Trẻ nôn ra sau ăn ba mẹ nên làm gì?
Vệ sinh sạch sẽ cho con
Khi con bị nôn việc đầu tiên bạn cần làm đó là vệ sinh sạch sẽ cho con. Cần lau người cho con bằng nước ấm, lau bằng khăn sạch, sau đó thay quần áo cho con nếu cần thiết.
Quàng khăn vào cổ cho con
Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn bạn nên quàng khăn vào cổ cho con để hạn chế việc con sẽ tiếp tục nôn làm bẩn cơ thể và quần áo. Một phần cũng giúp cổ của trẻ được ấm hơn tránh tình trạng bị lạnh sau khi nôn.
Không xốc trẻ lên
Khi trẻ bị nôn, có thể còn tiếp tục nôn nên cha mẹ tuyệt đối không được xốc trẻ lên khi đang nôn. Điều này để tránh tình trạng dịch đi ngược vào phổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Vỗ nhẹ lưng cho con
Cha mẹ nên nhẹ nhàng với trẻ khi bị nôn, thực hiện vuốt nhẹ lưng cho con chiều chiều từ trên xuống. Bên cạnh đó trò chuyện vui vẻ cùng con để giảm hành động bị nôn trớ.
Cho con uống thêm nước
Sau khi nôn, trẻ sẽ mất lượng nước trong cơ thể nên cần bổ sung nước cho trẻ. Bạn có thể cho con uống nước lọc đã sun sôi hoặc nước ép hoa quả. Nên cho uống từng chút một tránh việc nôn trớ trở lại.
Sau khi thực hiện những điều trên, nếu thấy tình trạng nôn của trẻ đã giảm và không còn hiện tượng buồn nôn nữa hãy cho trẻ ăn uống bình thường. Các bố mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu, có nhiều dưỡng chất và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên bổ sung lượng phù hợp tránh tình trạng trẻ bị đầy bụng khó tiêu.
Khi nào cần đưa con thăm khám bác sĩ
Khi trẻ nôn dịch mật
Khi trẻ bị nôn ra dịch màu vàng, màu xanh chính là dịch mật. Nếu con gặp hiện tượng này bố mẹ không nên chủ quan bởi vì có thể nguyên nhân là do bé bị sa ruột hoặc sỏi mật. Ngoài ra cũng có thể do ngộ độc thức ăn hoặc viêm dạ dày do virus. Vì vậy bạn cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra chính xác và rõ ràng hơn.
Nôn kéo dài hơn 24h
Nếu là hiện tượng nôn trớ bình thường sẽ không kéo dài quá 24h, vậy nên nếu con nôn quá nhiều lần trong ngày như vậy có thể đã mắc bệnh lý về đường ruột. Các vi khuẩn từ bên ngoài hoặc từ thức ăn đã làm nhiễm trùng đường tiêu hóa của trẻ.
Trẻ không ăn không uống
Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn và không ăn không nhiều 1 ngày sau đó cần đưa con đi khám bác sĩ. Trường hợp này có thể trẻ đang bị đầy bụng và khó tiêu, đường ruột có vấn đề nên không có cảm giác thèm ăn và không hấp thụ được.
Có dấu hiệu mất nước
Sau khi trẻ nôn sẽ bị mất nước trong cơ thể, cha mẹ nên để ý một số dấu hiệu mất nước đó là: Môi bị khô hoặc bị dính môi, da bé bị khô và trở nên lạnh hơn, buồn ngủ nhiều, quấy khóc không có nước mắt đặc biệt là đi vệ sinh quá nhiều lần. Điều này rất nguy hiểm bạn cần bổ sung nước bằng điện giải và sinh tố cho con, sau đó đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Trẻ mệt mỏi, lừ đừ
Khi trẻ bị nôn sau đó trở nên mệt mỏi, lừ đừ chứng tỏ trẻ đang rất yếu. Có thể các vấn đề về nhiễm khuẩn đường ruột đang xảy ra với con. Vì vậy cha mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Cách phòng tránh nôn trớ sau ăn cho trẻ
Cho con ăn thực phẩm đảm bảo an toàn
Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn một phần là do vấn đề về dinh dưỡng và thực phẩm không đạt chất lượng. Bạn cần cho con ăn thực phẩm an toàn như các hải sản tươi, thịt và rau củ quả tươi. Thức ăn của trẻ không nên để qua đêm hoặc cấp đông lâu ngày. Điều này sẽ hình thành vi khuẩn gây ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ.
Không nên ép con ăn quá no
Cha mẹ nên cho trẻ ăn liều lượng vừa đủ với khả năng của con, không ép con ăn quá no. Bạn có thể chia nhỏ các bữa thành nhiều lần và cho con ăn thêm các bữa phụ. Những bữa phụ mẹ có thể cho con ăn thêm sữa chua, bánh và uống nước ép hoa quả để con dễ tiêu hơn.
Tránh vận động mạnh sau ăn
Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn cũng có thể do vận động mạnh. Sau khi con ăn xong, bạn nên hạn chế việc con chạy nhảy hoặc nô đùa. Điều này sẽ khiến dạ dày bị sốc dẫn đến việc trào ngược thức ăn lên thực quản. Các bậc phụ huynh có thể cùng con xem tivi, đọc sách và kể chuyện để bé quên đi việc vận động mạnh sau bữa ăn.
Tránh tắm ngay sau ăn
Tắm ngay sau ăn là một thói quen không tốt mà nhiều bậc phụ huynh vẫn thực hiện khi chăm sóc trẻ. Việc tắm sau ăn rất nguy hiểm bởi vì lúc này trẻ đang no, nếu tắm dẫn đến dễ bị lạnh và nôn trớ. Do đó chỉ nên tắm cho trẻ trước khi ăn, vừa đảm bảo vệ sinh sau 1 ngày dài hoạt động của con vừa không ảnh hưởng sức khỏe.
Xem thêm: Trẻ 6 tuổi biếng ăn phải làm sao?
Bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin về việc trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn do nguyên nhân gì và cách phòng ngừa. Nếu sau khi nôn trớ con vẫn vui chơi bình thường bố mẹ không cần quá lo lắng. Trong trường hợp nhận thấy những dấu hiệu bất thường như trên bạn cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nhé.