zalo
Trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình và những điều ba mẹ không nên bỏ qua
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình và những điều ba mẹ không nên bỏ qua

Lê Hương
Lê Hương

30/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Lên 7 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng. Giấc ngủ với trẻ lúc này đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ. Cùng Monkey tham khảo nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình và cách khắc phục trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi ngủ giật mình ba mẹ cần biết

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi ngủ giật mình ba mẹ cần biết. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên nhân sinh lý 

  • Thay đổi môi trường học tập và vui chơi của bé 

Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ ở độ tuổi này dễ bị giật mình khi đang ngủ chính là do bé bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Cụ thể, bé bị thay đổi môi trường học tập, vui chơi sẽ dẫn đến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bé sẽ không còn ngủ ngon nữa, thay vào đó, bé sẽ hay thức giấc nhiều hơn khi đang ngủ.

Điều này xuất phát từ việc bé đang phải làm quen với môi trường mới, bạn bè mới, không gian mới nên bé không thể yên tâm và thoải mái khi ngủ. Khi đang ngủ, não bé vẫn nghĩ về những sự thay đổi đó khiến cho bé không thể ngủ ngon được. 

  • Âm thanh tác động bên ngoài 

Nguyên nhân trực trực tiếp khiến trẻ 7 tuổi khó ngủ về đêm chính là khi bé đang ngủ thì bị tác động từ âm thanh bên ngoài một cách bị động. Điều này có nghĩa là bé bị làm ồn, bị những âm thanh tác động trong phòng ngủ khiến giấc ngủ của bé bị gián đoạn. Điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. 

Nguyên nhân tâm lý

Những vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

  • Tâm lý khi thời đầu mới lên tiểu học 

Nguyên nhân này dành cho tất cả các bé mới bắt đầu lên tiểu học, khác hẳn với môi trường mẫu giáo. 7 tuổi thì bé mới học lớp 2 bé cần thời gian làm quen với trường tiểu học, thầy cô mới, bạn bè mới, cách học mới…để dần quen và tiếp thu tốt. 

Tính cách chung của các bé 7 tuổi thời kỳ này còn rất ngây ngô và yếu đuối. Tâm lý của bé cũng vậy. Khi mới bắt đầu đi học, bé sẽ cảm thấy những thay đổi lớn nên khi ngủ sẽ bị ảnh hưởng. Hầu hết các trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình có thể một phần do nguyên nhân này.

Ba mẹ cần chú ý điều này để khắc phục cho bé càng sớm càng tố tránh để hậu quả về sau. 

Nguyên nhân bệnh lý

  • Bé gặp vấn đề tiêu hoá

Trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình rất có thể do bé đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Có thể bé bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón, đau bụng…nên bé không thể ngủ ngon liên tục mà sẽ bị ngắt quãng và thức giấc. Ba mẹ cần quan sát và kiểm tra để xác định được nguyên nhân này càng sớm càng tốt. 

  • Bé bị thiếu chất 

Các chuyên gia khẳng định việc trẻ ngủ hay giật mình có thể do bé đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Cơ thể bé không khỏe và đang bị thiếu các chất giúp cho giấc ngủ thư giãn như kẽm, chất béo, protein, vitamin C, sắt,  magie…đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì giấc ngủ ngon liên tục. 

Để khắc phục hiện tượng trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình thì ba mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển. Ba mẹ có thể chọn cho bé ăn thực phẩm giàu các chất cần thiết hoặc bổ sung thông qua sữa và thực phẩm chức năng. 

  • Bé ốm sốt 

Giấc ngủ phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ đang không được khỏe, đang ốm hoặc sốt hay các bệnh khác thì rất có thể bé sẽ ngủ không ngon giấc. Bé còn thường xuyên thức giấc khi đang ngủ. Ba mẹ quan sát bé không ngủ ngon thì nên kiểm tra xem bé có đang bị mệt hay ốm gì không?

  • Hệ thần kinh tổn thương 

Hệ thần kinh của trẻ em có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giấc ngủ. Nếu bé đang bị tổn thương hệ thần kinh liên quan đến não thì bé sẽ ngủ không ngon giấc. Nếu muốn bé ngủ ngon thì hệ thần kinh điều khiển cần được thư giãn và thoải mái, tâm lý ổn định. 

  • Bé mắc bệnh tim mạch 

Biểu hiện của các bé bị bệnh tim mạch như tim bẩm sinh thì bé sẽ bị giật mình khi đang ngủ. Đó là biểu hiện điển hình nhất mà các bé cần biết khi mắc bệnh tim mạch. Thông thường các bé bị bệnh tim thường có giấc ngủ không trọn vẹn và không sâu giấc, không đủ giấc. 

Ngủ hay giật mình ảnh hưởng ra sao?

Bé ngủ hay giật mình ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Khiến bé chậm tăng cân 

Các chuyên gia khuyên rằng nếu trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình hay đang bị thiếu ngủ thì bé có nguy cơ bị chậm tăng cân. Nguyên nhân là do giấc ngủ có liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của trẻ. Trẻ ngủ càng ngon, càng đủ giấc thì sẽ có tốc độ tăng cân càng nhanh.

Ngược lại, các bé bị thiếu ngủ, khó ngủ thì chắc chắn sẽ bị chậm phát triển, chậm tăng cân. Thậm chí cân nặng của bé sẽ bị giảm đi nếu thời gian mất ngủ kéo dài liên tục khiến bé bị mắc thêm các bệnh lý khác. 

Giảm nhận thức ở trẻ 

Ngoài cân nặng thì khi trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình còn bị tác động đến nhận thức và khả năng tư duy của trẻ. Trẻ thông minh thường ngủ ngon và có giấc ngủ sâu để bộ não bé hoạt động hiệu quả nhất. 

Ngược lại, với trẻ thường ngủ hay giật mình và khó, mất ngủ thì bé sẽ bị châm phát triển tư duy và trí tuệ. 

Tâm lý của bé bị ảnh hưởng 

Tác động tiếp theo từ việc thường xuyên mất ngủ, khó ngủ ở trẻ 7 tuổi chính là tâm lý của bé bị ảnh hưởng xấu. Bé sẽ thường cáu gắt, khó chịu và không vui vẻ. Nguyên nhân do giấc ngủ thiếu nên bé bị thiếu năng lượng tích cực. 

Dễ mắc các triệu chứng đột tử 

Giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp bé hạn chế tối đa nguy cơ bị đột tử ở trẻ em. Và nếu bé thường xuyên không ngủ ngon và bé sẽ dễ mắc chứng bệnh nguy hiểm này. Bởi thế, ba mẹ cần chú để điều trị cho con càng sớm càng tốt. 

Nên làm gì khi bé 7 tuổi ngủ giật mình?

Nên làm gì khi bé 7 tuổi ngủ giật mình? (Ảnh: sưu tầm internet)

Ba mẹ vỗ về con 

Khi nhận thấy trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình thì ba mẹ nên động viên, vỗ về con. Việc này sẽ khiến tâm lý của con trở nên an tâm hơn. Bé sẽ cảm thấy an toàn hơn khi ngủ. Tốt nhất khi bé đang ngủ bị giật mình thức giấc thì ba mẹ nên ôm con để con ngủ say rồi quay lại phòng là phương pháp tốt nhất. 

Dùng lời ru để trấn an con

Trẻ em rất thích được nghe hát ru từ bố mẹ và những người thân yêu, đặc biệt là người mẹ. Nếu trẻ đang bị giật mình thì chỉ cần nghe tiếng ru quen thuộc thì tâm trạng của bé sẽ trở nên bình tĩnh hơn nhiều khi đó bé sẽ ngủ lại rất nhanh. Lời ru ấy sẽ đi vào tiềm thức xây dựng thế giới quan tốt đẹp trong con. 

Tặng con những người bạn là gấu ôm 

Dù ba mẹ chưa xác định được trẻ 7 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ thì hãy tặng trẻ những người bạn là gấu ôm. Đây sẽ là người bạn bên cạnh trấn an tâm lý cho bé giúp bé ngủ ngon và yên tâm hơn. Chỉ cần có gấu ôm, các bé sẽ cảm giác như có ba mẹ đang ngủ bên cạnh mình. 

Cho con nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc kể chuyện cho con nghe 

Ngoài các phương pháp trên, ba mẹ bận rộn có thể lựa chọn cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng không lời hoặc kể chuyện cho con nghe. Một số câu chuyện cổ tích Việt Nam hoặc tiếng Anh đều phù hợp. App Monkey Stories cũng là một gợi ý tuyệt vời giúp trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình có giấc ngủ ngon hơn. Vừa ngủ, vừa luyện nghe tiếng Anh thụ động, giúp các bé phát triển ngôn ngữ tốt. 

Chỉ cần tải app về điện thoại và bật cho con nghe hàng đêm để con vừa ngủ ngon vừa học được tiếng Anh một cách thụ động. Đây được xem là một trong những ứng dụng tốt nhất mà ba mẹ nên tham khảo và sử dụng cho các bé giai đoạn này. 

Muốn hạn chế tình trạng trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình ba mẹ nên làm gì?

Tạo không gian ngủ lý tưởng cho con 

Bé ngủ hay giật mình cần được tạo một môi trường lý tưởng trong phòng ngủ. Đó là căn phòng không có ánh sáng mạnh, đủ tối, có nhiệt độ và ánh sáng vừa phải thoáng mát. 

Chưa hết, ba mẹ cần chú ý xây dựng cho bé căn phòng yên tĩnh, tránh tối đa tiếng ồn từ bên ngoài bằng cách sử dụng cửa chống ồn, ba mẹ và người lớn ngủ cùng giờ với bé…để đảm bảo bé có giấc ngủ liền mạch suốt đêm. 

Đem lại cho con tâm lý an tâm và cảm giác an toàn 

Ba mẹ nên tạo sự an toàn, không gian thoải mái để bé có thể ngủ ngon giấc hơn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bé 7 tuổi khó ngủ về đêm thì ba mẹ cần tạo cho bé tâm lý vui vẻ, an toàn và an tâm trước khi đi ngủ. Muốn được vậy, ba mẹ cần nói chuyện, vui chơi cùng bé trước khi bé lên giường. 

Trước khi đi ngủ, ba mẹ nên chúc con ngủ ngon và nói những lời yêu thương để bé cảm thấy vui vẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên ngủ cùng con khi con ngủ say thì trở lại phòng của mình. 

Tạo thời gian biểu ngủ hợp lý cho con 

Xây dựng thời gian biểu khoa học để cho bé ngủ đúng giờ mỗi ngày. Đây sẽ là thói quen rất tốt giúp bé có giấc ngủ ngon và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ba mẹ nên xây dựng lịch sinh hoạt trong ngày cố định cho bé bao gồm, giờ tập thể dục, giờ ăn cơm, giờ tắm, giờ học bài, giờ chơi thể thao, giờ ngủ….vv

Và chỉ cần đúng đến thời gian đó, bé sẽ biết đến giờ đi ngủ và từ đó cơ thể cũng vận động theo lịch như thế. 

Không cho con xem cái hình ảnh và âm thanh tác động mạnh

Thông thường những trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình thường có tâm lý rất nhạy cảm. Nếu ba mẹ cho bé xem hình và âm thanh có nội dung tác động mạnh thì sẽ là nguyên nhân khiến bé khó ngủ, ngủ giật mình nhiều hơn.

Tốt nhất ba mẹ không nên cho bé xem các thiết bị trong 2 giờ trước khi bé đi ngủ để đảm bảo con có một giấc ngủ ngon và trọn vẹn hơn. 

Đảm bảo đầy đủ chất 

Trẻ bị giật mình khi ngủ hay khó ngủ đều do bị thiếu hụt các chất quan trọng. Bởi vậy, ba mẹ cần đảm bảo cho bé được ăn chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất bao gồm 4 nhóm chất thiết yếu ở giai đoạn này.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên cho bé uống thêm sữa và các thực phẩm chức năng dưới sự tư vấn và theo dõi của các chuyên gia dinh dưỡng chuyên khoa. Từ đó, ba mẹ sẽ biết cách bổ sung và cân bằng thực đơn khẩu phần ăn giúp bé hạn chế giật mình khi ngủ và ngủ ngon hơn. 

Xem thêm: [Hỏi đáp] Nguyên nhân trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin về nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục hiện tượng trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ hiểu thêm về vấn đề này cũng như biết cách áp dụng các biện pháp để cải thiện tình trạng giật mình khi ngủ ở bé 7 tuổi đơn giản hiệu quả. 

Children often startle and have trouble sleeping, when to worry? - truy cập ngày 30/6/2022

https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/pediatrics/children-often-startle-and-have-trouble-sleeping-when-to-worry/

How Much Sleep Do Children Need? - truy cập ngày 30/6/2022

https://www.webmd.com/parenting/guide/sleep-children

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!
Mã mới