zalo
Cân nặng bé trai 10 tuổi bao nhiêu là đủ?
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Cân nặng bé trai 10 tuổi bao nhiêu là đủ?

Lê Hương
Lê Hương

04/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Có rất nhiều bố mẹ thắc mắc “không biết con có chiều cao và cân nặng bao nhiêu thì phù hợp?” Đây là một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không dễ để các mẹ trả lời được. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của con mình ở các giai đoạn từ sơ sinh đến 10 tuổi của các bé trai. Và giúp ba mẹ biết cân nặng bé trai 10 tuổi bao nhiêu là đủ?

Cân nặng bé trai 10 tuổi bao nhiêu là đủ?

Bảng chiều cao-cân nặng trên 10 tuổi của trẻ phía trên có thể thấy giai đoạn độ tuổi phát triển nhanh về thể chất tinh thần của trẻ là khoảng 13-18 tuổi độ tuổi dường như các bé thay đổi suy nghĩ lớn hơn và cần được chăm sóc theo dõi kĩ từ phía bố mẹ. Điều đó thể hiện rõ nhất trong các chỉ số cận nặng và chiều cao điều khác biệt là của hai giới tính nam-nữ là sự phát triển toàn diện khác nhau rõ rệt. 

Các bé trai có sự phát triển cân nặng và chiều cao nhanh hơn so với bé gái. Cân nặng tăng đều qua các năm, mỗi năm tăng khoảng 4-6kg. Chỉ số chiều cao của bé cũng tăng đều từ năm 10-14 tuổi, mỗi năm tăng từ 5-7cm, giai đoạn 14-18 tuổi sẽ tăng chậm hơn các giai đoạn tuổi khác mỗi năm chỉ tăng khoảng 2-3cm.

Nhìn chung, sự tăng trưởng chiều cao của trẻ từ 1-18 tuổi qua mỗi năm không giống nhau, mỗi trẻ sẽ có những năm tăng trưởng và tích lũy khác nhau. Do đó, nếu bố mẹ muốn nắm được toàn diện sự phát triển của bé nên theo dõi chi tiết và ghi lại chiều cao cân nặng của các bé để đối chiếc qua các năm xem sự thay đổi của trẻ. 

Bảng cân nặng của trẻ 10 tuổi

Theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trên 10 tuổi để bố mẹ có thể biết được tình trạng phát triển chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ của các bé. Phát hiện sớm những bất thường trong sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ từ đó tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi chế độ chăm sóc phù hợp với mỗi bé.

Các vấn đề về cân nặng ở bé trai 10 tuổi

Theo một nghiên cứu, các yếu tố như mỡ thừa, cân nặng hoặc nhóm máu của bố mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi sinh ra. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định, chỉ có khoảng 23% yếu tố di truyền ảnh hưởng đến lịch sử phát triển của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé. Nếu chế độ ăn của trẻ bị thiếu chất và thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết có thể khiến trẻ chậm phát triển chiều cao và cân nặng. Điều này gây khó khăn cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của Tổ chức Y tế Thế giới nêu trên đối với các bé trai. 

Trẻ em hiện đại có xu hướng tập trung vào các thiết bị điện tử nhiều hơn là hoạt động thể chất. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và hệ cơ, xương khớp của trẻ. 

Bố mẹ nên khuyến khích các bé vận động thể thao bơi lội, bóng rổ,... để bé phát triển một cách toàn diện. Không những thế vấn đề thừa cân của bé sẽ cải thiện rõ rệt từ đó giảm thiểu được các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc tiểu đường đối với bé.

3.1 Thiếu cân

Thiếu cân là tình trạng bao gồm thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng. Những bé thiếu dinh dưỡng có thể bị sụt cân, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng trong ngày hoặc bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất. 

Những trẻ ở độ tuổi đang phát triển có các triệu chứng kén ăn, không hấp thụ rất dễ gây ra tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng trầm trọng. Chính vì vậy, phụ huynh cần thiết kế chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như bổ sung thực phẩm chức năng cho bé.

3.2 Thừa cân 

Mặt khác, thừa dinh dưỡng có thể dẫn các bé đến thừa cân, béo phì và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, hai loại đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được bố mẹ kiểm soát kịp thời.

Thừa cân là tình trạng các bé có cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao. Đây không chỉ do dư thừa chất béo có trong cơ thể mà một phần do cơ thể nhiều nước hoặc nhiều cơ bắp. Tình trạng tích lũy mỡ thừa quá mức và một số vùng trên cơ thể hoặc toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Cách điều chỉnh cân nặng cho bé

4.1 Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày

Đầu tiên bố mẹ nên chú ý đến việc thay đổi khẩu phần ăn của trẻ. Việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý. Bởi nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của bé. 

4.2 Bổ sung thực phẩm chức năng cho bé

Trong quá trình thay đổi này, sữa rất cần thiết vì sữa cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi, vitamin và khoáng chất khác rất tốt cho sự phát triển thể chất. Hãy hạn chế tối đa các loại sữa béo vì đó là một trong những thủ phạm gây ra chứng béo phì.

4.3 Luyện tập thể dục

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao,  lên kế hoạch tập thể dục cho bé thừa cân ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu. Có thể cho bé tập các bài tập vào buổi sáng và chiều, chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông,...

Xem thêm: Bé gái 10 tuổi cân nặng bao nhiêu kg là vừa?

Bài viết trên giúp các bố mẹ có thể biết cân nặng bé trai 10 tuổi bao nhiêu là chuẩn. Hy vọng sau khi đọc giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về các vấn đề liên quan đến trẻ như thừa cân và thiếu cân giúp bé sống khỏe và khoa học đằng sau luôn cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Monkey mong rằng qua bài viết này bố mẹ sẽ luôn kiên nhẫn đồng hành cùng con trong mọi cách giúp bé phát triển tốt hơn về sức khỏe cũng như tinh thần.  

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!