Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng cao. Đặc biệt là trong giai đoạn 6 tuổi, đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Bởi ở giai đoạn này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng toàn diện của trẻ. Nhiều bố mẹ chưa hiểu được nhiều về dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng. Bài viết sẽ chia sẻ những điều mà ba mẹ nên biết khi con bị suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng là gì? Bảng chỉ số cân nặng chiều cao của trẻ
Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng thiếu hụt các nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất, bị suy giảm sức đề kháng gây ảnh hưởng đến trí tuệ. Cơ thể bị thiếu hụt protein, các vitamin và khoáng chất. Trẻ 6 tuổi suy dinh dưỡng còn bị thiếu hụt nhiều chất khác, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng.
Để đánh giá xem trẻ có bị suy dinh dưỡng trong từng giai đoạn hay không, bạn có thể nhìn vào bảng chỉ số cân nặng chiều cao chuẩn của trẻ. Dưới đây là bảng theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn theo WHO.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng
Cân nặng không phát triển đúng lứa tuổi
Nếu bạn thấy cân nặng cũng như chiều cao của con không tăng lên trong một thời gian dài. Thậm chí là bị sụt cân nhanh chóng đó chính là dấu hiệu của việc bị suy dinh dưỡng. Vì vậy bố mẹ cần theo dõi đo cân nặng và chiều cao của con theo chu kỳ để thấy sự tăng trưởng hay chững lại về sự phát triển của trẻ. Từ đó biết được con có bị suy dinh dưỡng hay không để chăm sóc phù hợp.
Cơ thể bé mệt mỏi, uể oải
Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng cảm thấy cơ thể mệt mỏi và uể oải. Trẻ không còn thích vận động linh hoạt như các bạn cùng trang lứa. Nếu cha mẹ thấy con luôn trong trạng thái lừ đừ, ít chơi, không có sức sống nên đưa con đi thăm khám bác sĩ.
Kén ăn và biếng ăn
Kén ăn và biếng ăn là tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ bị suy dinh dưỡng. Trẻ ăn không còn cảm thấy ngon, ngại ăn và tránh né mỗi lần bố mẹ cho ăn. Tình trạng biếng ăn lâu ngày làm cơ thể thiếu hụt nhiều dưỡng chất, từ đó cân nặng không tăng trưởng được.
Rối loạn giấc ngủ
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ngủ không sâu giấc, hay thức giấc trong đêm và hay giật mình. Bạn nên để ý vấn đề này của con, nếu bị rối loạn giấc ngủ cũng khó giúp con có một cơ thể khỏe mạnh được.
Cơ thể xanh xao
Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng khiến cơ thể trẻ bị xanh xao, gầy gò, khi cởi áo có thể thấy rõ xương sườn. Không có đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể, khiến cơ thể ngày một yếu và gầy hơn.
Các dạng suy dinh dưỡng ở trẻ 6 tuổi thường gặp
Suy dinh dưỡng dạng nhẹ cân
Trẻ 6 tuổi có chỉ số cân nặng chưa đạt chuẩn, trông gầy yếu hơn so với những bạn cùng độ tuổi và giới tính. Đây là hiện tượng suy dinh dưỡng mới bắt đầu diễn ra, chế độ ăn chưa đáp ứng với nhu cầu của trẻ.
Suy dinh dưỡng dạng thấp còi
Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi. Cân nặng của trẻ có thể thấp hơn mức bình thường 1 chút, nhưng chiều cao không phát triển được như các bạn cùng tuổi. Tình trạng suy dinh dưỡng này đã xảy ra một thời gian dài và đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tầm vóc của trẻ.
Suy dinh dưỡng dạng gầy còm
Đây là một loại suy dinh dưỡng loại cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn. Lúc này cân nặng theo chiều cao bị thấp hơn mức đạt chuẩn khi cơ và mỡ bị teo đi nhiều. Biểu hiện này thấy rõ khi nhìn trẻ bị nhỏ và nhẹ cân hơn nhiều với các bạn cùng tuổi.
Nguyên tắc lên thực đơn cho trẻ 6 tuổi suy dinh dưỡng
Nên tăng cường số lượng bữa ăn trong ngày
Nếu trẻ đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng, bạn nên tăng số lượng bữa ăn trong ngày cho con. Ngoài 3 bữa chính có thể cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ, nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ đỡ chán ăn và tránh việc biếng ăn ở trẻ. Cho trẻ ăn vừa phải, không ép ăn quá no vào 1 bữa. Bữa phụ có thể lên thực đơn như sữa chua, sữa, nước ép hoa quả, bánh…
Tăng đồ ăn giàu năng lượng
Trong khi chế biến đồ ăn cho trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng, bạn nên tăng cường đồ ăn giàu năng lượng. Bổ sung dầu mỡ, thực phẩm giàu Protein động vật như cá, thịt, trứng để bổ sung năng lượng cho trẻ. Bên cạnh đó cần cho nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường vitamin.
Bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Vi chất dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ bị suy dinh dưỡng, nên cần được bổ sung kịp thời. Các vitamin và muối khoáng cũng rất cần cho sự phát triển của trẻ, ngoài ra còn có canxi và kẽm.
-
Canxi: Các thực phẩm giàu canxi đó là sữa chua, sữa, phô mai, rau có màu xanh đậm, các loại rau họ đậu, cá…
-
Kẽm: Kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể của trẻ, giúp con ăn ngon miệng hơn, phát triển chiều cao tốt hơn. Nếu thiếu kẽm sẽ làm chậm quá trình phát triển ở trẻ và trở nên biếng ăn gây nên suy dinh dưỡng. Trong các loại hải sản, ngũ cốc, thịt bò, cua rất giàu kẽm mẹ nên chế biến cho trẻ ăn.
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Căn bằng chế độ dinh dưỡng
Các bậc phụ huynh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ. Đặc biệt là bữa sáng rất quan trọng để con có năng lượng trước một ngày dài. Trong thực đơn của con cần đa dạng hơn, thêm các thực phẩm giàu chất béo và năng lượng để kích thích sự hứng thú khi ăn của trẻ. Trong bữa ăn cần đủ các loại tinh bột, protein, chất béo, chất xơ và khoáng chất.
Ngoài ra cần tập cho con thói quen ăn thêm các bữa phụ là những đồ ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, trái cây, sữa, bánh ngọt mà bé thích…Đây là những thực phẩm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng hơn hấp thu canxi và dinh dưỡng tốt hơn.
Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước sôi để nguội, nước trái canh hoặc ăn nhiều canh hơn trong bữa ăn. Hạn chế uống nước ngọt có gas và có nhiều đường gây hại cho sức khỏe của bé.
Cho trẻ luyện tập thể thao khoa học
Cha mẹ nên đồng hành cùng con trong việc luyện tập thể thao khoa học như việc tập động tác thể dục vào buổi sáng trước khi ăn sáng đến trường. Buổi chiều sau khi tan trường có thể cho trẻ đá bóng cùng bạn bè hoặc đi tập nhảy. Điều này giúp cơ thể trẻ linh hoạt hơn, tiêu hao năng lượng nhanh hơn từ đó cảm thấy nhanh đói và ăn nhiều hơn.
Cho bé ngủ đủ giấc đúng giờ
Trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng cần ngủ đủ giấc đúng giờ, không để con thức quá khuya. Bạn nên tập cho trẻ thói quen ngủ trưa và buổi tối đi ngủ đúng giờ. Có thể khuyến khích con bằng những phần thưởng để con hình thành thói quen trong thời gian dài. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ ít ngủ và hay thức khuya sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.
Phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ
Thay đổi thực đơn đa dạng phong phú cho con
Bố mẹ không nên để con biếng ăn do món ăn trùng lặp quá nhiều lần dẫn đến nhàm chán. Thực đơn cần đa dạng phong phú hơn mỗi ngày, chế biến khác nhau để trẻ ăn ngon miệng. Hãy nấu những món ăn mà trẻ yêu thích và cảm thấy hứng thú mỗi khi đến giờ ăn.
Tăng cường hoạt động thể chất
Để phòng tránh trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng, bạn hãy tăng cường cho trẻ hoạt động thể chất. Có nhiều gia đình đang tạo thói quen cho trẻ xem tivi và điện thoại nhiều giờ liên tục trong ngày. Đây là một thói quen không tốt mà bố mẹ cần nghiêm khắc hơn với con.
Hãy dạy cho con thói quen vui chơi bên ngoài như tham gia lớp nhảy, câu lạc bộ đá bóng và thường xuyên cho con đi dã ngoại. Điều này giúp cơ thể của trẻ vận động nhiều hơn, phát triển cơ và chiều cao. Đồng thời kích thích tiêu hóa tăng cường sự thèm ăn ở trẻ.
Tăng bữa ăn phụ cho con
Nếu trẻ không ăn được nhiều trong 1 bữa, bạn có thể chia thành nhiều bữa và tăng bữa ăn phụ cho con. Điều này được các bác sĩ cho lời khuyên và chỉ ra rằng rất cho hệ tiêu hóa của con. Giúp con không cảm thấy ngại ăn và cảm thấy nhanh đói hơn. Đây cũng là một giải pháp giúp phòng tránh trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng hiệu quả.
Không nên lạm dụng kháng sinh chữa bệnh
Trong trường hợp bé bị ốm hoặc có vấn đề về sức khỏe, bạn hãy đưa con đến bệnh viện để được điều trị đúng cách, đúng liều lượng. Không nên lạm dụng kháng sinh hay uống nhiều thuốc tại các hiệu thuốc bên ngoài mà không đưa con đi khám. Điều này dẫn đến cơ thể của trẻ dần yếu đi, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng dẫn đến việc biếng ăn và sẽ gây ra suy dinh dưỡng.
Xem thêm: Trẻ 6 tuổi bị nôn sau ăn là vấn đề bệnh lý gì?
Bài viết đã chia sẻ đến các bậc phụ huynh những thông tin cần biết về việc trẻ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng. Bạn cần theo dõi sức khỏe định kỳ cho con để nhận biết sớm dấu hiệu bị suy dinh dưỡng. Từ đó có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp để con phát triển tốt nhất.