zalo
[Bật mí] Cách ru trẻ 2 tuổi ngủ ngoan nhanh nhất dễ thực hiện
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

[Bật mí] Cách ru trẻ 2 tuổi ngủ ngoan nhanh nhất dễ thực hiện

Lê Hương
Lê Hương

14/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Những lời ru ngọt ngào nhẹ nhàng của ba mẹ là cách giúp bé ngủ ngon hơn. Monkey sẽ chia sẻ với ba mẹ cách ru trẻ 2 tuổi ngủ ngoan nhanh nhất trong những thông tin trong bài viết sau. Cùng tham khảo qua để có thể giúp con có giấc ngủ tròn đầy hơn nhé!

Tại sao trẻ 2 tuổi khó ngủ hoặc không chịu ngủ?

Con bước vào độ lên 2, bắt đầu có những dấu hiệu khó ngủ, hoặc trằn trọc, không chịu ngủ về đêm. Vậy nguyên nhân gây ra vấn đề này là gì? Mẹ hãy tham khảo những nghiên cứu sau nhé!

Rối loạn giấc ngủ

Tại sao trẻ 2 tuổi khó ngủ hoặc không chịu ngủ? (Ảnh: sưu tầm internet)

Ban ngày ngủ quá nhiều, hoặc ban đêm bé ngủ quá muộn vào buổi tối là nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ của bé. Bé ngủ không đủ giấc, ngủ không đúng giờ, khung giờ ngủ không đảm bảo khoa học,... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé khó ngủ vào ban đêm và không chịu đi ngủ. 

Mới cai sữa 

Một nguyên nhân thường gặp khiến trẻ 2 tuổi khó ngủ đó là bé ngậm ti mẹ khi ngủ đã quen. Khi thấy bé ngủ say, mẹ tách ti ra, lúc tỉnh dậy hoặc khi có ti mẹ, bé sẽ không chịu ngủ. Trong thời gian đầu cai sữa, cai ti mẹ, bé sẽ khó chịu, và không chịu ngủ nếu không được ti. 

Không gian phòng ngủ và giường ngủ

Không gian ngủ có nhiều tiếng ồn, khiến bé cảm thấy khó chịu và khó đi vào giấc ngủ hơn. Vì thế, ba mẹ nên chú ý tạo không gian ngủ thoải mái nhất cho con. Dùng đèn ngủ màu nhẹ, không gian ngủ nên yên tĩnh, tạo cảm giác thoải nhất có thể cho con. 

Sức khỏe của bé đang gặp vấn đề

Trẻ khó ngủ, không chịu đi ngủ có thể do sức khoẻ của bé đang gặp vấn đề. Bé có thể bị sốt hoặc bị đau nhức ở đâu đó khiến cơ thể khó chịu và không ngủ được. Ba mẹ nên quan sát con, thường xuyên thăm khám sức khoẻ của con, đo nhiệt độ cơ thể nếu thấy con có biểu hiện sốt, nóng người nhé!

Bé đang gặp vấn đề về sức khoẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tâm lý không ổn định

Trước khi ngủ, bé bị giật mình hay có những tác động bên ngoài làm sợ hãi sẽ khiến bé khó đi vào giấc ngủ. Tâm lý của trẻ nhỏ hay sợ ma quỷ, hay những nhân vật, con vật gây ám ảnh. Vì thế, việc ổn định tâm lý, giảm nỗi lo sợ sẽ giúp con ngủ ngon hơn. 

Cách ru trẻ 2 tuổi ngủ hiệu quả

Để giúp con ngủ ngon hơn, ru con ngủ nhanh và hiệu quả hơn, mẹ hãy thử áp dụng các cách sau đây nhé!

Mẹo dỗ bé ngủ trưa đơn giản dễ thực hiện

Trước tiên, mẹ có thể thử một số mẹo đơn giản sau đây: 

Thiết lập giờ ngủ trưa cố định

Ba mẹ cần chú ý tìm hiểu và thiết lập nhịp sinh học cho con. Việc tạo thời gian ngủ trưa nhất định sẽ giúp bé có thói quen. Và cứ theo khung giờ đó, bé sẽ buồn ngủ, đi vào giấc ngủ dễ hơn. Thường thì trong khoảng 11h30 đến 12h là thời gian ngủ trưa lý tưởng cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo qua. 

Không gây ồn ào vào giờ ngủ trưa của con

Ba mẹ hãy chú ý tạo không gian ngủ yên tĩnh, nhẹ nhàng cho con nhé. Tránh những âm thanh lạ, âm thanh lớn có thể khiến con giật mình khi ngủ. 

Giữ không gian yên tĩnh cho giấc ngủ của con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Không dùng thiết bị điện tử trước giờ ngủ

Sử dụng thiết bị điện tử sẽ khiến cho bé bị tác động ánh sáng mạnh vào thị giác và hệ thần kinh. Việc sử dụng các thiết bị điện tử trong 1 thời gian dài sẽ khiến cho bé bị mỏi mắt và rất khó ngủ. Không những thế, việc sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của bé. 

Cân bằng ánh sáng khi ngủ trưa

Căn phòng của bé cần được giữ ánh sáng mờ nhạt, tránh ánh sáng mạnh để bé có thể sở hữu 1 giấc ngủ trưa tuyệt vời. Khi ánh sáng tối, bé có thể dễ dàng nhận biết được thời điểm cần đi ngủ một cách tự nhiên nhất. 

Cách ru trẻ 2 tuổi khó ngủ đêm hoặc không chịu ngủ

Để ru con, mẹ có thể chọn cách hát ru hoặc cho con nghe nhạc, nghe truyện qua nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể:

Cách ru trẻ 2 tuổi khó ngủ đêm hoặc không chịu ngủ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dỗ trẻ bằng cách hát ru

Lời hát ru nhẹ nhàng của ba mẹ, ông bà thực sự là liều thuốc giúp cho con có thể chìm vào giấc ngủ say nhẹ nhàng. Lời ru còn tạo cho bé cảm giác an toàn khi được lắng nghe những giọng nói quen thuộc của người thân. 

Đọc truyện trước khi đi ngủ

Những câu chuyện nhẹ nhàng cũng là một trong những cách giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Ba mẹ có thể kể chuyện cổ tích cho con nghe. Nếu như ba mẹ không có nhiều thời gian để tìm kiếm truyện đọc, bạn có thể tham khảo danh sách truyện ngắn hay được nhiều ba mẹ đọc cho trẻ mỗi ngày trên VMonkey. Ngoài truyện thì VMonkey cũng cung cấp cho ba mẹ những vần thơ, bài hát hay để ru con ngủ hiệu quả. 

Ba mẹ tải và dùng thử miễn phí VMonkey tại đây: iOS - Android

Ôm bé vào lòng và vỗ về

Sự vỗ về, âu yếm của ba mẹ sẽ tạo cho con cảm giác an toàn. Vì thế, ba mẹ có thể ôm con vào lòng vỗ về, cùng với lời ru ngọt ngào - là phương pháp hữu hiệu giúp con dễ ngủ nhất. 

Lau người bằng nước ấm kết hợp massage

Một cơ thể thư giãn hoàn toàn thoải mái là cách giúp con dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon hơn. Ba mẹ có thể giúp con thư giãn cơ thể bằng cách lau người con bằng nước ấp giúp máu huyết lưu thông hơn, đồng thời có thẻ massage nhẹ nhàng giúp cơ thể con được thả lòng hơn. 

Luyện ngủ “không nước mắt” - Giải pháp giúp bé ngủ ngon ba mẹ an nhàn

Luyện ngủ "không nước mắt" cho con là phương pháp khoa học, hiệu quả nhưng ba mẹ cần có sự kiên trì và quyết tâm thì mới có thể thành công. 

Luyện ngủ không nước mắt cho trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Luyện ngủ “không nước mắt” như thế nào?

Luyện ngủ không nước mắt là phương pháp tập cho bé ngủ mà không để bé khóc. Đây là phương pháp hiệu quả đã được nhiều ba mẹ áp dụng và được phần đông các chuyên gia ủng hộ. Khi áp dụng phương pháp này, ba mẹ cần lưu ý:

  • Kiên nhẫn khi rèn cho bé ngủ theo giờ giấc không cố định. 

  • Cho trẻ ngủ chung với ba mẹ, tuy nhiên nên đảm bảo cho trẻ nằm giường riêng và không có các vật dụng gây nguy hiểm cho trẻ. 

  • Ba mẹ có thể thực hiện các hành động cảm giác gần gũi, âu yếm giúp con có cảm giác được vỗ về, an toàn hơn. 

Lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn luyện ngủ thành công

Để giúp con luyện ngủ thành công, ba mẹ cần lưu ý những điểm sau: 

Ngủ tại giường riêng

Cho bé ngủ giường riêng là cách giữ cho giấc ngủ của bé sâu hơn, ngon hơn và ít bị tỉnh giấc. Ba mẹ có thể luyện tập thói quen ngủ riêng cho con từ nhỏ theo từng mức độ: đầu tiên là ngủ riêng giường, sau đó là riêng phòng. Cho bé ngủ riêng không chỉ giúp bé có giấc ngủ ngon mà còn giúp bé có tính tự lập hơn. 

Kiên nhẫn

Ba mẹ cần sự kiên nhẫn khi ru con ngủ. Nhiều bé sẽ không dễ dàng đi vào giấc ngủ, vì thế hãy dành thời gian để bên cạnh con và giúp con ngủ bằng những cử chỉ nhẹ nhàng, bằng lời ru. 

Tạo thói quen lành mạnh trước khi ngủ

Những thói quen lành mạnh trước khi ngủ ba mẹ có thể tập cho con như: không xem điện thoại máy tính, không uống các đồ uống kích thích hay ăn quá no hoặc vận động mạnh. Hạn chế các vấn đề tăng kích thích cơ thể sẽ giúp con dễ ngủ hơn. 

Tùy chỉnh các khía cạnh của giấc ngủ theo nhu cầu của trẻ

Ba mẹ có thể tùy chỉnh theo các khía cạnh giấc ngủ như ẵm bế con lâu hơn hoặc vỗ về khi ủ con nằm xuống. Cần đặt con ngủ ở tư thế thoải mái nhất để giúp con ngủ sâu hơn và ngon hơn.

Tạo cho con thói quen sinh hoạt khoa học. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nên theo dõi bằng cách ghi lại nhật ký giấc ngủ của bé

Ghi lại nhật ký giấc ngủ cho bé là cách ba mẹ có thể theo dõi được tình trạng, giờ ngủ, chất lượng của giấc ngủ. Từ đó có thể điều chỉnh lại khoa học hơn giấc ngủ của con bạn.

Xem thêm: Giấc ngủ của trẻ 3 tuổi - làm sao để trẻ có giấc ngủ lành mạnh

Bí quyết tăng hiệu quả phương pháp luyện ngủ

  • Ba mẹ cần thiết lập lịch trình ngủ trưa cho con để có thể điều chỉnh giấc ngủ phù hợp cả ban ngày và ban đêm. 
  • Hãy cố gắng tạo thói quen cho trẻ ngủ sớm, bởi giấc ngủ sớm sẽ tốt hơn cho sự hoạt động và phát triển cơ thể bé. 

  • Hãy thực hiện những thay đổi thói quen từ từ: thay đổi giờ ngủ chênh lệch giờ từ 30 phút đến 1 tiếng hoặc tập cho con ngủ riêng từng bước một. 

  • Tạo thói quen khoa học trước khi ngủ và áp dụng đều đặn ví dụ như đọc sách cho bé nghe trước khi ngủ, hát ru bé, tắm nước ấm cho bé,...

  • Tạo không gian ngủ thoải mái cho bé: cân bằng ánh sáng, căn phòng sạch sẽ và âm thanh nhẹ nhàng, quần áo thoải mái. 

Quấn chũn là cách tăng hiệu quả cho phương pháp luyện ngủ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trên đây là những chia sẻ về cách ru trẻ 2 tuổi ngủ mà ba mẹ nên biết. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho ba mẹ trong quá trình cùng con trưởng thành nhé! Tham khảo thêm nhiều chia sẻ hữu ích của Monkey mỗi ngày ba mẹ nhé!

1. 12 month / 1 year old sleep schedule: Bedtime and nap schedule - Truy cập ngày 29/9/2022

https://huckleberrycare.com/blog/12-month-old-sleep-schedule-and-development

2. Sleep and Your 1- to 2-Year-Old - Truy cập ngày 29/9/2022

https://kidshealth.org/en/parents/sleep12yr.html

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!