Đa số các bố mẹ điều thắc mắc “Bé gái 10 tuổi cân nặng bao nhiêu?". Nếu theo dõi thường xuyên các mẹ sẽ biết được cách ăn uống, vận động của trẻ. Nhưng không thể theo dõi một cách chuẩn xác nhất đối với các bé gái ở độ tuổi này. Monkey sẽ giải đáp những thắc mắc của các bố mẹ thông qua bài viết dưới đây theo dõi hết bạn nhé!
1. Bảng cân nặng của trẻ 10 tuổi
Theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trên 10 tuổi để bố mẹ có thể biết được tình trạng phát triển chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ của các bé. Phát hiện sớm những bất thường trong sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ từ đó tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi chế độ chăm sóc phù hợp với mỗi bé.
2. Bé gái 10 tuổi cân nặng bao nhiêu là đủ ?
Bảng chiều cao-cân nặng trên 10 tuổi của trẻ phía trên có thể thấy giai đoạn độ tuổi phát triển nhanh về thể chất tinh thần của trẻ là khoảng 13-18. Dường như các bé độ tuổi này thay đổi suy nghĩ lớn hơn và cần được chăm sóc theo dõi kĩ từ phía bố mẹ. Điều đó thể hiện rõ nhất trong các chỉ số cận nặng và chiều cao điều khác biệt là của hai giới tính nam-nữ là sự phát triển toàn diện khác nhau rõ rệt.
Các bé gái có sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng chậm hơn so với các bé trai. Trung bình mỗi năm cân nặng sẽ tăng đều từ 4-5kg trong giai đoạn 10-15 tuổi, giai đoạn 15-18 tăng chậm hơn, mỗi năm trung bình các bé tăng khoảng 1kg.
Chiều cao của các bé gái sẽ có xu hướng tăng nhanh ở các năm từ 10-14 tuổi, mỗi năm tăng khoảng 4-5cm, từ 14-18 tuổi bắt đầu các chỉ số chiều cao tăng chậm, chỉ tăng khoảng 1-2cm mỗi năm. Đến 17-18 tuổi chiều cao sẽ chững lại, đa số các bé gái không thể cao thêm nữa.
3. Nguyên tắc đo chiều cao chuẩn cho bé gái
Ngoài bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi, để bố mẹ tính chiều cao, cân nặng chuẩn cho trẻ trong độ tuổi này bố mẹ có thể áp dụng chỉ số BMI. Chỉ số BMI là chỉ số đo chiều cao cân nặng chuẩn của con người, áp dụng cho cả nam và nữ. Căn cứ quan trọng trong việc đánh giá cân nặng và chiều cao của trẻ có phù hợp hay chưa từ đó có những điều chỉnh chế độ dinh dưỡng luyện tập phù hợp với bé.
Công thức tính BMI chuẩn nhất:
BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao (mét). Cách nhận biết chỉ số BMI của cơ thể, như sau:
-
BMI < 18.5 : Người gầy
-
BMI = 18.5 – 24.9: Bình thường
-
BMI = 25: Thừa cân
-
BMI = 25 – 29.9: Tiền béo phì
-
BMI = 30 – 34.9: Béo phì độ I
-
BMI = 35 – 39.9: Béo phì độ II
-
BMI = 40: Béo phì độ III
Tính chỉ số BMI ở trẻ em có một chút khác biệt so với người lớn bởi trẻ phát triển toàn diện về sức khoẻ tinh thần hằng năm. Bởi vậy, chỉ sổ BMI ở trẻ được hiểu là so sánh tương đối với trẻ cùng giới tính và độ tuổi của bé.
4. Bé gái thiếu cân, thừa cân phải làm sao?
Để các bé gái thừa cân đi đến chế độ giảm cân một cách dinh dưỡng đầu tiên cần chú ý đến việc thay đổi khẩu phần ăn của trẻ. Việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của bé.
Đối với các bé gái lười ăn dẫn đến tình trạng thiếu cân. Bố mẹ nên chia khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa một lượng ít vừa phải. Đa dạng thực đơn nhiều thực phẩm cũng như cách chế biến cách trang trí đồ ăn để món ăn trông bắt mắt hơn, hấp dẫn hơn đồng thời giúp kích thích vị giác của bé. Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối các thành phần dinh dưỡng, cần đa dạng đầy đủ và cân đối các loại chất dinh dưỡng khác nhau.
5.1 Thế nào là thiếu cân, thừa cân
Thiếu cân là tình trạng bao gồm thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng. Những bé thiếu dinh dưỡng có thể bị sụt cân, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng trong ngày hoặc bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
Mặc khác, thừa dinh dưỡng có thể dẫn các bé đến thừa cân, béo phì và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, hai loại đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được bố mẹ kiểm soát kịp thời.
Thừa cân là tình trạng các bé có cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao không chỉ do dư thừa chất béo có trong cơ thể mà một phần do cơ thể nhiều nước hoặc nhiều cơ bắp. Tình trạng tích lũy mỡ thừa quá mức và một số vùng trên cơ thể hoặc toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
5.2 Cách bổ sung dinh dưỡng tăng cân nặng cho bé gái
Nhiều bé biếng ăn nên khi nhìn những bát đồ ăn đầy hay uống nguyên một ly nước ép to đùng thì tâm lý chung của các bé là không muốn ăn. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này mẹ cần coi trọng chất lượng hơn số lượng trong các bữa ăn của trẻ. Mẹ cần khéo léo thêm chất bổ để bé không có cảm giác ăn nhiều nhưng vẫn nạp đủ calo và dinh dưỡng:
-
Những món súp, cháo hay món xào, nấu của bé mẹ có thể cho thêm bơ, phomai, kem (loại dùng để nấu ăn) để món ăn có thêm độ ngậy, thơm và nhiều chất dinh dưỡng hơn.
-
Cho trẻ uống các loại sữa cho bé tăng cân tốt. Những loại sữa nguyên kem chứa hàm lượng calo và chất béo cao hơn sữa thường. Các mẹ cần lưu ý là nếu bé dưới 12 tháng tuổi chỉ được phép uống sữa mẹ hoặc sữa công thức phù hợp.
-
Khi nấu ăn cho bé mẹ nên cho nhiều dầu/mỡ hơn, giúp tăng cường năng lượng, giúp bé tăng cân khỏe mạnh.
5.3 Cách giúp bé giảm cân
Không gây xao nhãng trong bữa ăn của bé, bố mẹ nên loại bỏ tất cả những thứ gây xao nhãng như tivi, đồ chơi hoặc điện thoại di động trong khi ăn. Điều này giúp bé tập trung vào việc ăn hơn và biết mình đã no chưa.
Bé nên ngủ đủ giấc vì khi ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến bé cáu kỉnh. Vào những lúc như thế này, bé có thể khó tập thể dục hoặc ăn những thực phẩm lành mạnh như rau củ, nước ép. Dù bé có khó đi vào giấc ngủ đến đâu, bố mẹ cũng cần tuân thủ các quy tắc về giờ đi ngủ để đảm bảo bé lên giường đúng giờ.
Ăn đủ chất dinh dưỡng đôi khi cha mẹ cho bé ăn nhiều hơn mức bé thực sự cần. Để hạn chế điều này, bố mẹ nên chuẩn bị nhiều bữa nhỏ cho bé và cho bé ăn thêm nếu bé thấy vừa miệng. Đừng ép bé ăn tất cả mọi thứ trong bát hoặc cho bé ăn với khẩu phần ăn của người lớn.
Hạn chế tối đa việc xem TV gia đình có thể thay thế việc xem TV bằng các hoạt động thể chất thú vị khác, vận động nhiều sẽ giúp bé đốt cháy năng lượng dư thừa rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, bổ sung rau xanh và trái cây cho trẻ vào mỗi bữa ăn chính và phụ của trẻ. Ăn trái cây và rau quả thường xuyên sẽ giúp bé hình thành những thói quen tốt. Đồng thời, tránh đồ uống có đường và khuyến khích con bạn uống nhiều nước tốt cho sức khỏe hơn.
Việc uống nhiều đồ uống có ga và nước trái cây đóng hộp có thể khiến bé không muốn ăn những thức ăn lành mạnh. Điều này có thể khiến em bé của bạn có quá nhiều đường và không đủ protein.
Hạn chế đồ ăn nhiều calo bố mẹ nên hạn chế đồ ăn vặt không lành mạnh hay những thức ăn nhanh bằng cách cho nhiều trái cây và rau vào tủ lạnh hoặc bàn ăn khi bé đói có thể có sẵn để bé làm giảm cơn đói đó lại và chờ đến giờ ăn của mình.
Xem thêm: Trẻ 10 tuổi cân nặng bao nhiêu là đủ?
Bài viết trên giúp các bố mẹ có thể kiểm tra được chiều cao-cân nặng của các bé một cách chính xác nhất và cũng trả lời cho câu hỏi “Bé gái 10 tuổi cân nặng bao nhiêu?” Hy vọng sau khi đọc giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về các vấn đề liên quan đến trẻ như thừa cân và thiếu cân giúp bé sống khỏe và khoa học đằng sau luôn cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Monkey mong rằng qua bài viết này bố mẹ sẽ luôn kiên nhẫn đồng hành cùng con trong mọi cách giúp bé phát triển tốt hơn về sức khỏe cũng như tinh thần.